Dương Văn Minh – Tt Cuối Cùng Của Chính Quyền Sài Gòn Và Những Liên Hệ Với Phật Giáo Chưa Được Nói Đến? Minh Thạnh

07/08/201112:00 SA(Xem: 26823)
Dương Văn Minh – Tt Cuối Cùng Của Chính Quyền Sài Gòn Và Những Liên Hệ Với Phật Giáo Chưa Được Nói Đến? Minh Thạnh

DƯƠNG VĂN MINH
TT CUỐI CÙNG CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN”
VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI PHẬT GIÁO CHƯA ĐƯỢC NÓI ĐẾN?

Minh Thạnh

duongvanminh“Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn” là một quyển ký sự - tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trần Thiết, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, là người đã phỏng vấn Tổng thống Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975.

Ông cũng là nhà văn nổi tiếng về đề tài chính trị - quân sự ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, mà tác phẩm nổi tiếng là Viên Chuẩn tướng, viết về chuẩn tướng chế độ Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh, là cơ sở binh vận của cách mạng, đã phát huy vai trò tích cực trong giờ phút kết thúc cuộc chiến.
Ở tuổi 82, nhà văn quân đội lão thành Nguyễn Trần Thiết đã hoàn thành tác phẩm mới: “Dương Văn Minh Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn”, với thể loại được ghi rõ ở trang tựa là “Ký sự - tiểu Thuyết”. Như vậy, ngoài những chi tiết hư cấu của thể loại tiểu thuyết, quyển sách còn là một tác phẩm mang thông tin chân thực, với tính chất ký sự của báo chí.
 
Chính vì yếu tố “ký sự” báo chí, chúng tôi đã mua và đọc ngay, với mong muốn được biết thêm vị tổng thống đặc biệt này, mà mối liên hệ của ông với Phật giáo miền Nam Việt Nam được nhiều lần nhắc đến ở các tài liệu riêng rẽ.
 
Đây là lần đầu tiên có riêng một quyển sách viết về ông, và khá dày, 560 trang, trải qua cuộc đời của viên tướng chính quyền Sài Gòn từ trận chiến chống các lực lượng vũ trang giáo phái như Bình Xuyên, Hòa Hảo vào năm 1955, đến khi ông từ trần vào năm 2001.
 
Quyển sách đưa ra những tư liệu mới, ở một chừng mực nào đó có tính chính thứcđặc biệt, những đánh giá mới về Dương Văn Minh, được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin lặp lại trong lời giới thiệu: “Cho nên, cần phải khẳng định rằng thành phố Sài Gòn được giữ nguyên vẹn và kết thúc chiến tranh ít tổn thất nhất, thì công lao lớn nhất thuộc về Đảng, nhân dân và quân đội ta. Còn hành động thể hiện qua các sự việc cụ thể của Dương Văn Minh trong thời điểm lịch sử có sự phù hợp với xu thế tất yếu của cách mạng cũng nên được chúng ta ghi nhận”.
 
Những đánh giá này được bảo đảm bằng “Thư của Ban Binh vận” in ngay sau đó: “… có nhiều sự kiện, nhiều mối liên lạc rất mới, được công bố lần đầu trong tác phẩm của anh. Ban Binh vận đã tuyên bố tán thành hoàn toàn nội dung và cùng tác giả chịu trách nhiệm trước độc giả về “tác phẩm của chúng ta.” (trang 11 sách đã dẫn).
 
Trong lời “Dẫn truyện”, tác giả cũng cho biết nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đọc tác phẩm sau khi nói với tác giả “tôi ủng hộ anh”.
 

Tác giả cũng cho biết, trước đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho phép tác giả viết về “Viên Tổng thống cuối cùng”, cũng như đã đồng ý ký giấy giới thiệu “nhờ Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam giúp đỡ”. Vì vậy, tác giả đã “có trong tay năm cuốn băng ghi âm do các tình báo viên ta kể khi tiếp cận Dương Văn Minh, được đọc trong hồ sơ lưu trữ gốc những công văn thư từ chỉ đạo điệp viên bám sát Dương Văn Minh từ năm 1967, được gặp nhiều nhân vật có chủ trương móc Dương Văn Minh từ năm 1960…”
 
Sau khi phát hành không lâu, Hãng phim Truyền hình TFS Đài Truyền hình TPHCM đã mua tác quyền tác phẩm nói trên để độc quyền khai thác thực hiện phim truyền hình nhiều tập, dự kiến ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam 1975 – 2015 (Báo Tuổi Trẻ 28/6/2011).
 
Vì vậy, Ký sự - tiểu thuyết “Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn” là tác phẩm đặc biệt thu hút bạn đọc ở TPHCM trong thời gian này.
Là một Phật tử, tôi tìm đọc ngay tác phẩm nói trên, để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi mà nhiều tài liệu (sách, báo, ấn bản trên mạng), và nhiều lời kể lại từ một số Tăng sĩ và Phật tử về Dương Văn Minh đã để lại trong tôi, như:
 
- Ông Dương Văn Minh có là một Phật tử hay không? Những việc làm của ông lợi ích cho Phật giáo miền Nam phải chăng là một việc làm của một Phật tử?
- Chính vì là một Phật tử mà ông Dương Văn Minh không được người Mỹ chấp nhận lãnh đạo lâu dài chính quyền Sài Gòn?
Hoạt động chính trị và quân sự của ông Dương Văn Minh có chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo?
- Mối liên hệ của ông Dương Văn Minh với Tăng sĩ và Phật tử miền Nam trước, trong và sau sự kiện 1963?
Liên hệ công việc của ông Dương Văn Minh với một số vị tôn đức Phật giáo miền Nam trong thời gian ông lên làm Tổng thống chính quyền Sài Gòn cuối tháng 4/1975 xoay quanh cục diện chính trị quân sự trong thời gian này, mà nhiều tài liệu, cũng như truyện ký lịch sử, đã đề cập đến?
 
Tuy có một số thông tin mới, nhưng nói chung, khía cạnh mà chúng tôi đã đề cập liên quan đến ông Dương Văn Minh đã không được tác phẩm nói trên đề cập đến đầy đủ.
 
Dù vậy, tác phẩm cũng đưa ra một số đánh giá để từ đó, người đọc có thể suy luận.
Vấn đề tôn giáo của ông Dương Văn Minh không được tác phẩm trên nói đến (trong khi một số tài liệu nói rằng ông Dương Văn Minh là một Phật tử).
Sự kiện đàn áp Phật giáo miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm hành động đã làm ông Dương Văn Minh rất bất bình và đó là một trong những nguyên nhân ông tham gialãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Diệm. Không phải ông là một vị tướng theo đạo Phật nên bênh vực Phật giáo miền Nam.
- Dương Văn Minh có một tư duy quân sự riêng, thể hiện trong chiến thắng đánh dẹp các giáo phái, đưa ông lên vị trí thiếu tướng. Đó là tư duy quân sự “hiếu sinh”, “bất sát”, một kiểu tư duy đương nhiên gần gũi với đạo Phật, dù đó là tư duy quân sự.

Minh Thạnh (Phật Tử Việt Nam)

Để đọc toàn văn bài viết, xin bấm vào đây để xem (phiên bản pdf) Tải xuống máy file đính kèm
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46909)
31/05/2012(Xem: 10692)
16/10/2014(Xem: 25641)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.