Luận Sư Di Lặc

01/02/201112:00 SA(Xem: 111877)
Luận Sư Di Lặc

tuyentapmungxuan

LUẬN SƯ DI LẶC
Bình Anson
(http://budsas.blogspot.com)

bodhisattva-maitreya-contentNhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.

*

Theo Wikipedia, một số các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, và Hakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha – khoảng 270-350 TL) là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra) hay Duy thức tông (Vijñānavāda): Di-lặc (Maitreya-nātha), Vô Trước (Asaga), Thế Thân (Vasubandhu). Tuy nhiên, theo truyền thống, nhiều người tin rằng đây chính là Bồ-tát Di-lặc (Bodhisattva Maitreya) – vị Phật tương lai, và hiện đang ngự tại cung trời Đâu-suất (Tusita).

Sự khác biệt này bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó:

(a) trong thời kỳ Đại thừa bắt đầu phát triển tại Ấn Độ, người ta vì tôn kính các luận sư cao tăng nên có khuynh hướng tôn xưng quý ngài là các vị Bồ-tát; từ đó, có thể đã có sự nhầm lẫn giữa ngài luận sư Di-lặc là thầy của ngài Vô Trước và ngài Bồ-tát Di-lặc, vị Phật tương lai;

(b) một số các bài luận thường giải thích là do quý ngài ấy hiểu được qua trạng thái nhập định (samadhi) và tham cứu với các vị Bồ-tát ở các cung trời, nhất là với ngài Bồ-tát Di-lặc tại cung Đâu-suất.

Ngài Di-lặc, theo Wikipedia, được xem là tác giả, hoặc đồng tác giả với ngài Vô Trước, của các luận phẩm:

1) Yogācāra-bhūmi-śāstra (Du-già sư địa luận, T1579)
2) Mahāyāna-sūtrālamkāra-kārikā (Đại thừa kinh trang nghiêm luận, T1604)
3) Madhyānta-vibhāga-kārikā (Trung biên phân biệt luận hay Biện trung biên luận, T1599, 1600, 1601)
4) Ratna-gotra-vibhaga, còn có tên là Uttara-ekayāna-ratnagotra-śāstra (Cứu cánh nhất thừa bảo tánh luận, T1611)

5) Dharma-dharmatā-vibhāga (Pháp pháp tính phân biệt luận)
6) Abhisamaya-alamkāra (Hiện quán trang nghiêm luận )

Hai quyển Abhisamaya-alamkāra và Dharma-dharmatā-vibhāga chỉ tìm thấy trong kinh thư Tây Tạng, và Abhisamaya-alamkāra được dịch sang tiếng Hán trong thập niên 1930. Có quan niệm cho rằng dường như 2 quyển này được trước tác về sau, không phải trong thời kỳ của ngài Vô Trước.

Theo bản mục lục của Đại chính Tân tu Đại tạng kinh, ngài Bồ-tát Di-lặc là tác giả của:

(trong Bộ Luật)

T1499: Bồ Tát Giới Yết Ma Văn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1501: Bồ Tát Giới Bổn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

(trong Bộ Du-già)

T1579: Du Già Sư Địa Luận, 100 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1601: Biện Trung Biên Luận Tụng, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1615: Vương Pháp Chánh Lý Luận, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

* * *

Hình bên trên:
Bodhisattva Maitreya from the 2nd Century Gandharan Art Period
(http://www.enotes.com/topic/Maitreya)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 16478)
24/01/2017(Xem: 10116)
22/01/2017(Xem: 12937)
31/01/2022(Xem: 2878)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.