Hãy tưởng đến cảnh, người Phật tử ngang qua ngọn núi, thấy một tượng Phật liền dừng chân lễ bái. Lễ xong tới gần, chạm tay vào, bỗng giật mình. Hư không. Tìm hiểu mới hay tượng Phật cổ này vốn bị kẻ ác phá hủy, những nghệ sĩ đích thực tiếc nuối liền cúng dường bằng cách dùng ánh sáng 3D chiếu ra một hình tượng Phật [ảo] y như cũ.
Con người cũng đang liên tục phát xuất ý niệm [chiếu ra] từ vọng tâm, chiếu vào nhau, “mặc định” tính cách cho nhau. Cho đến một ngày tu hànhchứng quả, vọng tâm vụt tắt, an trú trong chân tâm và do đó trước mắt “họ” chúng sanh đều mất, thay vào ai cũng đều cùng Phật [tánh].
Vọng tâm mỗi chúng ta có đầy đủ đức tính của bất cứ người nào; nói ngược lại, thực chấtphàm nhân trên trái đất là do vọng tâm ta chiếu [ảnh] ra mà có. Người kia báng Phật, trong ta có chủng tử này, chỉ là nhờ công phu nên không khởi hiện. Mụ B độc ác - trong vọng tâm ta có chủng tử này; anh X hiền lương nhẫn nhịn - vọng tâm ta có đức tính này; cô hàng xóm hay xỏ xiên ganh tị - vọng tâm ta cũng chứa mẫu hình này, v.v và v.v. Hết thảy nói chung, bởi là hàng xóm, là họ không thân thích lắm với ta nên cũng ảnh hưởng không nhiều với bản mệnh của ta. Ta tác ý đến đối tượng, đối tượng liền thay đổi. Ta tác ý xấu đến nước, nước chuyển xấu [độc], và ngược lại; điều này khoa học đã chứng minh. Ta tác ý đến người, người biến đổi chăng? Có. Bởi người đa phần là nước, là từ vô vàn phân tử cấu thành. Tác ý đến cục đá, cục đá biến đổi chăng? Là có. Chỉ do mắt ta không nhìn thấy thôi. Bởi cục đá là duyên hội tụ của các hạt lượng tử. Các hạt siêu nhỏ ấy luôn không ngừng dao động song mắt thường nào có thấy. Nghệ sĩ nhiếp ảnh, chưa nói họ chụp cảnh động, chụp tĩnh vật cùng một góc, sẽ có sự khác nhau. Là do mỗi người tác ý vào tĩnh vật ý niệm không đồng. Chẳng những người, cục đá, nước bị ảnh hưởng theo ý nghĩ, mà cảvũ trụ đang biến đổi theo ý niệm tác khởi từ tâmchúng sanh trong các cõi.
Ngược lại, cái tạo nên bản tính cố hữu của ta lại chính là sự cộng gộp của những người ít nhiều có mối liên hệ (thông qua lục căn) với ta đó. Chẳng hạn Z hay rượu chè, thiếu trách nhiệm với gia đình và cơ quan. Ban đầu chỉ là thói quen, nhưng làng xóm hễ thấy Z hoặc nghe đến tên Z liền khởi ý nghĩ: ờ, gã ấy nát rượu lắm, bê trễ lắm; họ giữ chặt ý nghĩ này. Hỏi trong tất cả những người quen thân với Z, mấy người có cái nhìn tiến bộ. Kể đến những người mới quen Z, nghe qua liền nắm ngay ý nghĩ [mang tính “chân lý” đám đông] đó, vậy là Z nhận thêm từ trường xấu. Điều này thực sự nghiêm trọng. Z không biết đang sống bởi sự quy định nghiệp xấu từ cảm quan [“vô thức tập thể”] quanh mình. Ý niệm tạo vật chất, tạo cảnh giới, bởi xét đến cùng ý niệm cũng là vật chất, một loại vật chấtmắt thường không thể thấy. Sự hội tụ của ý niệm sẽ kết thành năng lượngsiêu nhiên dẫn dắt tương lai của chúng sanh. Hồi tôi ở Thủy Dương, có hai mẹ con. Mỗi lần đứa con gây gổ với ai hay rượu chè be bét, bà liền tung câu: “Ôi Ch. ơi tau chết theo mi. Tau chết theo mi liền Ch. ơi”. Rồi tối đó Ch. tông xe vào cột điện. Đưa xác Ch. về đến nhà độ nửa tiếng, bà mẹ nom vẫn tỉnh táo, mua nhang về, bỗng hét ôi Ch. ơi... và chết. Hai quan tài đặt song song trong ngôi nhà nhỏ. Quá thảm! Xưa nghe câu cửa miệng của bà mẹ trên đến mỏi tai, chả để ý, bây giờ học Phật, nhớ lại chuyện này tôi không phải giật mình, mà rùng mình!
Trở lại với Z, y cứ thế nát rượu, cứ thế bê trễ trách nhiệm với gia đìnhxã hội, để rồi chút ý chímong manh không thể chống lại “trường năng lượng” chung quanh. Rõ hơn, ta có thể xem Z như một tác phẩm tượng mới hơi hướm hình dạng, được trưng diện để mọi người cùng tô đắp, đa phần sẽ theo hình dạng hiển lộban đầu. Mỗi người góp vào một bay hồ, Z lần một hiện rõ hình dạng và nhân cách. Bây giờ hãy nghĩ khác. Rằng Z chuyển đến một nơi xa xôi, (tốt nhất gần thiên nhiên), tạm thời không gặp không liên lạc với những người quen cũ. Lâu dần họ sẽ quên Z. Z tới vùng đất mới với những người mới, họ có cái nhìn khác về Z. Cốt yếu là ngay từ lúc gặp hàng xóm, Z phải chỉnh sửa thân tâm, gieo ấn tượng tốt. Người ta nhìn Z khác đi, đẹp đẽsinh khí hơn, có ích hơn, một lan ra mười người… cứ thế Z tự nhiên được bao bọc bởi một trường năng lượng sạch. Nhưng đây chưa là cứu cánh, chưa thể nói Z đổi được tương lai xán lạn.
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực để cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết. Ý dẫn đầu các pháp. Cải đổi vận mạng, phải từ gốc cải đổi ý niệm, từ bất thiện qua thiện, từ thiện quy về kinh điển, quy về một câu chú, câu Phật hiệu, từ có [niệm ấy] trở vềvô niệm. Tâm rỗng rang. Tuy, niệm Phật, không hẳn ai cũng biết cách. Đơn giản nhất cũng phải nghe rõ chữ mình niệm, từng câu nối nhau không đứt. Hơn thế, nếu cứ duy trìtâm niệm này dễ rơi vào tâm đề phòng [vọng niệm], khởi bực lúc niệm xấu xem vào, theo đó niệm ác bị coi khinh, bị đè nén để thế vào niệm thiện v.v; là ta đã đặt vào đó một “người quan sát”, để tạo nên hoặc tiếp nguồn năng lượng cho cái gọi vọng tâm. Xét ở thiền, ban đầu ta khởi ý diệt trừ vọng ác thay bằng vọng thiện; lúc thiện niệm đã tăng, một niệm ác khởi sẽ làm ta khó chịu hơn trước.
Rốt ráo ở thế gian pháp, chân tâmtrở thànhvọng tâm là bởi ta đặt vào người quan sát[bát phong], thực tếchân tâm vốn dĩ cũng là cuộc tương tục của ý niệm [tịnh khiết]. Bởi, thường trong nhà Thiền hay nghe câu: chân tâm vô niệm! Một bậc chân tu từng khai thị: “Chớ nghĩ không có một niệm gì mới được gọi chân tâm, đấy chỉ là cảnh giớivô tưởng thiên, ở đây vô niệmcần phải hiểu là không tà niệm, không có niệm phân biệtthiện ác, chẳng dính hai bên, trung đạo cũng không lập, khi đó thì niệm niệm đều tuôn chảy tương ứng với tự tánhbất nhị, đấy là cái theo Ngài Huệ Năng gọi là Đạo tự nhiên, theo Krishnamurti thì là trạng tháisáng tạo khi không còn người quan sát - vốn khi không tự dựng ra để tự triền phược mình, xung đột với chính mình, nhưng đấy chẳng phải là chỗ kẻ sơ cơ có thể sờ đến được; trong kinh Hoa Nghiêm gọi là vô công dụng đạo, chính là cảnh giớisơ trụBồ Tát. Kẻ sơ học tưởng chỉ nên biết qua thôi còn chỗ dụng công của mình phải nên y pháp của Thần Tú mới là đắc lực: Ngày ngày thường lau chùi chớ để dính bụi”.
Cũng là từ lý kinh “phiền não tức bồ đề”, chân vọng vốn không hai. Lúc vào tu, Phật pháp sẽ soi thấy mình xấu, vậy là người quan sát liền bê về một người tốt đòi thay vào bằng được. Giống như ta thừa tiền [phước] nên thuê một người về gác cổng nhà mình; từ đây tạo nên tâm phân biệt, tâm đề phòng lúc nào không hay. Bên trong luôn đề phòng niệm xấu ác, rồi đề phòng bất cứ niệm gì ngoài Kinh; bên ngoài thì đề phòngkẻ trộm, nhà lúc nào cũng khóa, đồ vật hở chút là sợ đánh cắp. Lý này tưởng trái ngược thiền, song là cần thiếttham khảo đối với những người đã, tạm gọi vào được công phu. Quán niệm, ta phải phân định thiện hay bất thiện, cái nào giữ cái nào không, dần dà mới vượt lên niệm thiện niệm ác. Niệm Phật thì ngay từ lúc nhập môn đã không cần phân biệt niệm thuộc loại gì, giữ hay không, cứ mặc nhiên luồn vào câu Phật hiệu [theo vọng tâm]. Hễ khởi niệm là thay bằng “A Di Đà Phật”; thay một cách nhẹ nhàng; kết hợp có hình ảnh xấu hiện lên, ta luồn ngay vào khuôn mặt Phật Bồ tát hoặc tổ sưđại đứcthờ phụng trong nhà. Sự thế vào này dĩ nhiên niệm vọng không biết [đã bị thay]; “người quan sát” cũng không biết, nên dần dà nó thành đồ thừa, tự khắc tự sa thải. Tâm giống như dòng nước tuôn chảy không ngừng, việc của ta là gửi vào câu Phật hiệu, gửi càng lúc càng dày, đến một lúc sông không [còn] thấy nước cũng không thấy rác, mà toàn “A Di Đà Phật”. Thể tánh của sông vốn là nước, giờ thể tánh của sông là “hồng danh”. Dòng sông tâm thứcA Di Đà Phậtmênh mông sáng rực không bờ bến, ào ạt chảy về Tây phương Cực Lạc; là cảnh giớiTam muội [minh tâm].
Vũ trụ chuyển động không ngừng, trái đất chuyển động không ngừng, tâm ta cũng không ngừng vọng động. Nó vọng động bởi quá nhiều tạp niệm. Ai đó hãy thử ngồi xuống nhắm mắt cố tĩnh tâm, cố gắng không nghĩ gì mới biết thế nào là tạp niệm. Tâm ta nghĩ quá nhiều, mà phần lớn đều bất thiện. Người dừng được tất thảy vọng niệm, chỉ khởi một câu chú hay câu Phật hiệuA Di Đà, dần dần pháp đó cũng mờ, mất dần, trả lại sự trong lặng tuyệt tĩnh, họ có thể ngồi như vậy hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, thậm chí nhiều thế kỷ, gọi là cảnh giới Niết Bàn, muốn tác ý “sống” trở lại thì sống, muốn về cõi Phật thì về, muốn để lại nhục thân bất hoại thì để. An nhiên cùng cực.
Bởi là tâm phóng chiếu, người tu thực sự đạt định thì nhìn đâu cũng yên bình. Hành giảTịnh tông nhìn ai cũng thấy [tâm họ] là A Di Đà Phật. Bởi là tâm phóng chiếu, nhỡ có bị chửi thì với họ người chửi kia thực đang niệm hồng danh; nhỡ ai đó đang báng pháp mình theo, thì với họ người kia cũng thực đang niệm A Di Đà Phật vậy.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này.
"Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine.
"Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.