Phần 4: Tiếng khóc của những đứa con không thừa nhận

03/04/201612:30 SA(Xem: 7104)
Phần 4: Tiếng khóc của những đứa con không thừa nhận
 photo d71f6a4df1a7a65165cfda5ce7469134_zpsu9cy2rfy.jpg - Pháp Tất, Pháp Đăng, Pháp Bảo và mấy chú chia nhau đi tìm  chung quanh, mẹ đứa bé chắc vẫn còn núp ở đâu đây thôi! Thầy trụ  trì nói to.
 
 Tiếng khóc nức nở của đứa bé mới đây, vậy mà khi vừa nhìn thấy  thầy trụ trìmọi người đến là im thin thít, mở tròn hai mắt nhìn  thầy một cách chăm chú.
 
 - Bạch thầy con tìm quanh rồi không thấy ạ! Mấy chú về thưa lại thầy trong  vẻ buồn bã.
 
 Pháp Đăng hô to:
 
 - Đứa bé nhìn dễ thương quá thầy ạ! Vậy là chùa mình có thêm thành viên  mới rồi đúng không thầy.
 
 Nhìn vẻ mặt của thầy hơi buồn và im lặng, làm Pháp Đăng cũng cảm thấy  ngượng ngùng mà khép mình vào một góc.
 
Một hồi lâu thầy bảo:
 
- Bà Năm Lựu, thôi bồng cháu bé vào, coi pha miếng sữa cho cháu uống rồi sáng mai tính tiếp.
 
Tối nay, Pháp Đăng không tài nào chợp mắt được khi hình ảnh của đứa bé bị bỏ rơi trước cổng chùa khi nãy cứ hiện rõ trong từng ý nghĩ của mình. Pháp Đăng cố gắng hoài tưởng lại quá khứ, khi chính mình cũng đã từng bị mẹ bỏ rơi trước cổng chùa và được thầy nhận nuôi qua lời kể của bà Năm. Pháp Đăng vừa buồn, vừa tức khi càng thương cháu bé bị bỏ rơi lúc nãy bao nhiêu, thì Pháp Đăng càng cảm thấy tự thương cho chính thân phậncuộc đời mình bấy nhiêu.
 
Cái cảm giác lạc lõng, cô đơn và nỗi nhớ mẹ một lần nữa lại ùa về trong tâm thảm của Pháp Đăng ngay lúc này. Rồi chợt, những dòng nước mắt của Pháp Đăng lại lăn dài trên má, khi nghĩ về mẹ, rồi Pháp Đăng tự hỏi: Mẹ là ai? Mẹ đang ở đâu? Mẹ có nhớ Pháp Đăng không? Sao mẹ lại bỏ rơi Pháp Đăng? Rồi Pháp Đăng lại tự lấy tay mình để bịt miệng mình lại cho những lần khóc nghẹn thành tiếng vì sợ gây tiếng động làm ảnh hưởng đến các chú đang ngủ.
 
Nhiều lần Pháp Đăng đã gặng hỏi bà Năm Lựu những thông tin về mẹ: Thì chỉ nhận được câu trả lời:
 
- Mẹ chú chắc chết rồi, chú lo tu hành đi chứ ở đó mà mẹ với cha hoài, tôi mách lại thầy trụ trì bây giờ. Bà Năm Lựu chỉ trả lời trong sự lạnh lùng và to tiếng.
 
Mỗi lần như thế, Pháp Đăng lại càng tủi thân và buồn bã hơn bao giờ hết, có lần Pháp Đăng đã dùng tay mình đấm vào cây Sala đến chảy máu trong sự tức giận mà kêu mẹ. Mẹ ơi! Mẹ đang ở đâu. Sao mẹ bỏ rơi con! Rồi ngồi gụt dưới cây Sala mà khóc nức nở.
 
“Những giọt nước mắt không tròn”
 
Tiếng kẻng báo hiệu tới giờ điểm tâm sáng đã vang lên. Pháp Đăng trở mình ngồi dậy trong sự mệt mỏi, vì cả đêm chưa tròn giấc ngủ. Mặc chiếc áo dài vào, Pháp Đăng kêu các chú dậy để ra ngoài dọn điểm tâm sáng cho đại chúng.
 
Sau ba tiếng niệm Phật để bắt đầu cho buổi điểm tâm vang lên, các chú đều im lặng dùng cơm trong chánh niệm.
 
Thầy trụ trì lên tiếng:
 
- Bà Năm vào bồng đứa bé ra đây giùm thầy.
 
Đứa bé thật kháu khỉnh, khoảng chừng vài tháng tuổi, mập tròn nằm im ru bên trong tắm khăn choàng to mà ôm bình sữa uống một cách ngon lành bên cạnh thầy trụ trìđại chúng.
 
Thầy bảo:
 
Kính thưa đại chúng, lát nữa thầy sẽ đi tìm một vài trại trẻ mồ côi ở trên Sài gòn, chỗ nào tốt thì thầy sẽ gởi cháu bé vào đó cho người ta nuôi dưỡng.
 
Thầy nói trong vẻ trầm buồn, làm đại chúng ai cũng ngạc nhiên và buồn bã không nói nên lời. Một hoài lâu thì chú Pháp Tất (người sư huynh cả) quỳ thẳng lên trình bạch:
 
- Bạch thầy, sao lại phải gởi cháu bé cho trại mồ côi. Sao thầy không nhận cháu bé như thầy đã từng nhận chúng con. Vừa nói mà Pháp Tất vừa ứa dòng nước mắt.
 
- Tối qua thầy đã suy nghĩ kỹ rồi, hiện nay chùa chúng ta rất khó khăn khi không có Phật tử lui tới trợ duyên, chùa thì cũng không có nguồn tài chánh nào nhất định để nuôi dưỡng các con, thầy thì cũng đã lớn tuổi, còn bà Năm thì cũng đã già yếu để tiếp tục phụ với thầy. Thật ra, mấy ngày trước thầy đi lên Sài gòn không phải Phật sự gì cả, mà để kiếm chú Nguyên Bổn người học trò cũ của thầy hồi xưa, để mượn tiền cho các con đóng học phí nhập học đầu năm nay.
 
Các con biết không? Khi vừa bước vào cổng, thì nghe tiếng cãi vã của hai vợ chồng và tiếng khóc của mấy đứa con nên thầy phải đành bỏ về.
 
Thầy nói tiếp trong buồn bã:
 
- Thầy thương cháu bé lắm chứ! Thương như chính cuộc đời của thầy khi phải mất cha mẹ khi còn là một cậu thanh niên mới lớn. Nhưng thầy biết làm gì khi phải tiếp tục nhận cháu nuôi dưỡngbiết mình không còn đủ khả năng.
 
Thầy vừa nói dứt lời, Pháp Đăng quỳ lên vừa nói vừa khóc trong nghẹn ngào:
 
- Con thỉnh thầy, hãy giữ cháu bé lại. Chúng con thật may mắn khi được thầy cưu mangdạy bảo, chúng con như được sống lại một lần nữa trong đời mình. Xin thầy một lần nữa cưu mang thêm một thân phận bất hạnh như chúng con.
 
Pháp Bảo quỳ lên tiếp lời:
 
- Bạch thầy, chúng con sẽ kể cho thầy cô giáo chủ nhiệm nghe về nỗi khó khăn của chùa mình để xin miễn giảm học phí cho chúng con. Mong thầy hãy đón nhận cháu bé.
 
Pháp Đa cũng quỳ lên theo trong tiếng khóc mếu máo:
 
- Con xin lỗi thầy, vì con là đứa ham ăn nhất nên lúc nào cũng phạm tội giành ăn với mấy chú, nhưng con sẽ cố gắng giành thêm để lấy phần ăn đó cho đứa bé. Xin thầy thương chúng con mà nhận nuôi ạ.
 
Một hồi lâu khi thấy thầy im lặng không nói gì trong vẻ buồn bã, chú Pháp Tất lại lên tiếng:
 
- Thưa thầy, con sẽ ra đi.
 
Thầy lên tiếng:
 
- Con đi đâu?
 
- Con sẽ hoàn tục, con sẽ lên Sài gòn, con lớn rồi, con sẽ đi làm để gởi tiền về cho thầy nuôi dưỡng các sư đệ của con.
 
Thầy quát to:
 
- Con bị gì vậy Pháp Tất. Ai dạy con lại có suy nghĩ như thế. Thầy dù có cực đến đâu cũng sẽ nuôi dưỡng các con nên người được mà, thầy vẫn còn sống mà Pháp Tất.
 
Pháp Đăng tiếp lời:
 
- Thầy không nhận đứa bé, chúng con sẽ quỳ mãi ở đây đến khi nào thầy chấp nhận thì thôi.
 
Nhìn xuống thấy cả đại chúng đang quỳ thẳng, ai cũng khóc, khóc cho chính mình và khóc cho thân phận của đứa bé bị bỏ rơi đang nằm ngủ ngon trong bầu sữa ngọt vẫn còn nguyên trong đôi môi nhỏ bé. Bất chợt, thầy lấy bàn tay mình để che giấu đi dòng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt hốc hác, đầy nếp nhăn.
 
Hít một hơi thật sâu, lấy lại tinh thần thầy lên tiếng:
 
- Đây sẽ là đứa bé cuối cùng thầy nhận nuôi. Thôi! các con ngồi xuống hết, thầy phải sửa lại là: “Nhất quỷ - Nhì ma – Thứ ba chú tiểu” mới đúng. Vừa nói xong thầy nở một nụ cười nhẹ, làm mấy chú ai cũng phấn khởi và vui mừng khi nghe lời chấp nhận của thầy để đón thêm một thành viên mới trong mái chùa lá nhỏ này.
 
- Thầy sẽ đặt pháp danh cho đứa bé là: Pháp Duyên. Vì lần đầu tiên khi nhìn thầy thì chú đã nín khóc, thầy nghĩ đây cũng là cái duyên của chú với thầy và nay được các con xin cho chú được ở lại đây để sau này lớn lên được mang trong mình hình tướng của người tu sĩ. Nên đây cũng là cái duyên của Phật pháp cho cuộc đời của chú với các con. Nên thầy sẽ đặt là Pháp Duyên. Các con đồng ý không?
 
- Dạ, chúng con đồng ý. Các chú hô to trong niềm háo hức.
 
Pháp Đăng để vào tai chú Pháp Bảo nói nhỏ:
 
- Giờ được làm sư huynh rồi nha. Rồi Pháp Đăng cười trong khoái chí.
 
Sáng nay trong giờ đi học Pháp Đăng vẫn chở Pháp Bảo trên chiếc xe đạp cọc cạch trên con đường làng với tâm trạng đầy phấn khởi, vui tươi như hai chú chim non đang líu lo cất cao giọng hót thanh thao cho đời bằng cả tâm hồn trong sángthơ ngây.
 
Vừa bước tới cổng trường cũng là lúc tiếng trống báo hiệu tới giờ vào lớp vang lên, Pháp Đăng đã bị Cái Út chặn ngay giữa đầu xe trong vẻ giận dữ:
 
- Sáng tới giờ, Anh tiểu có biết là tui chờ ở quán chè bà Tư không? Sao anh tiểu vô tâm quá vậy? Rồi thư hồi âm của tui đâu?
Pháp Đăng lúng túng ngượng ngùng nhìn Cái Út, mà nhất là khi Pháp Bảo đang ngồi phía sau nhìn Pháp Đăng trong vẻ kinh ngạc đầy hoài nghi.
 
- Ừ! Thì sáng nay chùa tôi có chuyện, nên tôi đi trễ. Xin lỗi được chưa, còn cái thư hồi âm thì tối nay về tôi viết nên gởi sau. Pháp Đăng nói trong ngập ngừng.
 
- Hứa thì phải làm đó, tôi chờ thư hồi âm của anh tiểu đó nha. Vừa nói Cái Út tránh ra một bên để Pháp Đăng chạy vào bãi giữ xe để còn kịp giờ vào lớp.
 
Chắc rằng cái thư hồi âm của Pháp Đăng với cái gọi là “văn chương học trò” sẽ làm cho Cái Út phải nóng lòng chờ đợi.
 
Giác Minh Luật
CÒN TIẾP PHẦN 5: Bức thư hồi âm "Tế nhị"
Dựa trên câu chuyện có thật của chú tiểu Pháp Đăng.
Tạo bài viết
25/09/2016(Xem: 11062)
24/10/2020(Xem: 5805)
17/02/2015(Xem: 11021)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.