Ngày lễ hay ngày hội?

31/01/20201:00 SA(Xem: 5081)
Ngày lễ hay ngày hội?

NGÀY LỄ HAY NGÀY HỘI? 
Đào Văn Bình

Mấy lúc gần đâyViệt Nam, do sinh hoạt xã hội phát triển, đã có rất nhiều “ngày hội” tụ họp đông đảo và có khi có nhiều thành viên quốc tế tham dự như:

Ngày Hội Thả Diều Đà Nẵng (Danang Kite Festival),

Ngày Hội Cà-Phê Ban Mê Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Festival),

Ngày Hội Trưng Bày Trái Cây Cần Thơ/Bến Tre (Can Tho Fruit Arrangement Festival),

Ngày Hội Hoa Đà Lạt (Dalat Flower Festival) v.v…Nhưng các ngày hội, các buổi tụ hội này lại được gọi là các “ngày lễ”. Như thế là hoàn toàn sai.

Nghe các cô cậu ở Ban Mê Thuột hướng dẫn chương trình (MC) trong Ngày Hội Cà Phê gọi đây là “Lễ Hội Cà-Phê” tôi tức cười quá. Tụ họp ca hát, trưng bày cà-phê mà gọi là “lễ” sao? Theo Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức xuất bản trước 1975, “lễ” được định nghĩa như sau: “Đó là phép đặt ra để khép mọi người vào một khuôn khổ cho có trật tự, nền nếp, đẹp đẽ giữa xã hội và đối với người chết hay thần linh.”

Thảm họa văn hóa ở trong nước bây giờ là nói như con vẹt hay như một cái máy mà không biết mình nói gì, không hề quan tâm đến đúng-sai, đua nhau bắt chước mà không hề biết nhận định, phê phán. Thí dụNuôi và gây giống tôm cá ngày nay biến thànhnuôi trồng thủy sản”. Trời đất quỷ thần ơi! Người ta có thể “trồng” được tôm cá như trồng cây! Ấy vậy mà cả nước từ trên xuống dưới đều nói “y trang” như vậy mà không hề biết suy nghĩ gì cả. Trong khi đó biết bao nhiêu là tiến sĩ văn hóa chỉ bàn chuyện nhảm nhí, điên khùng như… đòi thay đổi tiếng Việt và đòi bỏ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Thậm chí “vô tư” có nghĩa là không thiên vị (Chí công vô tư) ngày nay lại được dùng theo nghĩa “thản nhiên” cứ “vô tư” đi, cứ thản nhiên, cứ làm bừa đi. Thậm chí cả ông bộ trưởng giáo dụcđào tạo cũng nói “vô tư”. Đúng là sự đùa rỡn và xỉ nhục văn hóa một cách vô ý thức. Nếu như ở Hoa Kỳ này thì ông bộ trưởng đó sẽ bị chế giễu suốt đời và phải từ chức cũng giống như Phó Tổng Thống Dan Quayle chỉ vì viết lầm chữ “potato” (khoai tây) thành “potatoe” mà bị báo chí giễu cợt và thất cử luôn.

Ở Hoa Kỳ, ngày lễ gọi là “holiday”, còn ngày hội, hội hè gọi là “festival”. Theo nhận xét thông thường:

Ngày lễ: Thường là để tưởng niệm các anh hùng dân tộc, biến cố lịch sử hoặc sinh hoạt tôn giáo, xã hội được tổ chức long trọng và hầu như đã thành truyền thống. Thí dụ:

Lễ vấn danh

Lễ hỏi

Lễ cưới

Lễ rước dâu

Lễ gia tiên (Cúng ông bà trong ngày rước dâu)

Lễ tang/tang lễ

Lễ chùa

Lễ Tết

Lễ cầu Quốc Thái Dân An, tinh thần giống như Lễ Tế Nam Giao dưới Triều Nguyễn.

Lễ Hạ Điền khởi đầu mùa cày cấy, thường bắt đầu vào Tháng Ba (Mùa Xuân).

Lễ Hai Bà Trưng

Lễ Giỗ Trận Đống Đa

Lễ chào cờ

Lễ tiếp đón (một nguyên thủ quốc gia)

Lễ đăng quang (lên ngôi vua)

Lễ tuyên thệ nhậm chức (của tổng thống, thủ tướng)

Lễ Khởi Công (ground breaking ceremony) Lễ Động Thổ, Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên. Ngày nay trong nước gọi là “Lễ Đặt Đáthật không giống ai!

Lễ Khánh Thành…thường trang trọng, có cắt băng, có đọc diễn văn. Đây không phải là ngày hội vui chơi.

Lễ Khai Mạc như Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội, Lễ Khai Mạc Á Vận Hội với các nghi thức như chào cờ, đọc diễn văn, trình diễn nghệ thuật…

Lễ duyệt binh với rất nhiều lễ nghi quân cách.

Ngày xưa có Lễ Xuất Quân, nhiều khi chém đầu một tướng địch bị bắt để thị uy.

Ngày hội: Thường là tụ tập, tụ họp đông đảo để vui chơi, ăn uống, ca hát, trưng bày đồ mỹ thuật, sản phẩm v.v..thời Thực Dân Pháp gọi là “Đấu Xảo” mà không tưởng niệm hay mang một ý nghĩa gì cả. Do đó:

Ngày trưng bày hoa/Hội Hoa và không thể nói “Lễ Hội Hoa” hay “Lễ Hội Trưng Bày Hoa”.

Ngày Hội Trái Cây và không thể nói “Lễ Hội Trái Cây”

Ngày Hội Cà-Phê và không thể nói “Lễ Hội Cà-Phê”

Ngày Hội Đua Thuyền và không thể nói “Lễ Hội Đua Thuyền”

Ngày Hội Thả Diều và không thể nói “Lễ Hội Thả Diều”.

Ngày Hội Chọi Trâu và không thể gọi “Lễ Hội Chọi Trâu”. Thí dụ: Ngày Hội Chọi Trâu Đồ Sơn,

Hội Lim và không thể nói “Lễ Hội Lim”

Ngày Hội Huế (Hue Festival) và không thể nói “Lễ Hội Huế”.

Hội trảy Chùa Hương. Người ta nô nức nhau đi Chùa Hương để du ngoạn hay chiêm bái, cầu phúc, cầu tự v.v…Đây không phải là ngày lễ. Thế nhưng khi Chùa Hương tổ chức buổi Lễ Khai Mạc /Lễ Khai Kinh hay tụng niệm chính thức cho khách thập phương…thì đây chính là các “buổi lễ”.

            Vậy xin cẩn thận. Chớ sử dụng bữa bãi. Nếu vị nào có ý kiến hay hơn xin đóng góp để cùng giữ gìn sự tinh ròng, thuần khiết của tiếng Việt.

Đào Văn Bình

(California ngày 30/1/2020)

Tạo bài viết
27/11/2019(Xem: 10159)
01/10/2015(Xem: 7980)
09/11/2020(Xem: 7080)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.