“tâm-thân-ý”: thống nhất và đều giác ngộ

15/03/201711:26 SA(Xem: 7539)
“tâm-thân-ý”: thống nhất và đều giác ngộ

“TÂM-THÂN-Ý”: THỐNG NHẤT VÀ ĐỀU GIÁC NGỘ
“Bài viết tham dự Ananda Viet Awards”.
Tác giả: Lê Nhật Thu

 

Thien vien Sung PhucMột lần tôi có duyên lành được đến dự buổi thuyết giảng về đạo Phật tại một ngôi chùa nổi tiếng mang tên Sùng Phúc – một ngôi chùa cổ kính, lâu đờiuy nghiêm nằm ven đê sông Hồng thuộc quận Long Biên,  thành phố Hà Nội. Tuy là  mùa hè tháng sáu nhưng hôm đó bỗng nhiên trời trở nên dễ chịu: nắng ẩn mình dưới những đám mây chứ không chói chang, nóng bỏng như mọi ngày. Những cơn gió hiền hòa, mát dịu khiến lòng người thấy thư giãn, tâm trí an vui.

Ngồi trong sảnh,  nghe tiếng Thầy Huyền Diệu giảng giải về lẽ sống của Đức Phật Thích Ca một cách rất trang nghiêm nhưng rất sống động, tôi như thấy tâm thức của mình hé mở và tự tìm ra nhiều điều còn băn khoăn từ trước đến nay: làm sao tôi tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn trước những căng thẳng của cuộc sống? làm sao tôi có thể suy nghĩ tích cực hơn trước hoàn cảnh khó khăn khi mình ốm đau, bệnh tật? làm sao tôi có thể hiểu được tâm trạng buồn phiền của mình là do đâu, từ đó thông cảm với nỗi khổ của người khác mà không hề làm cho họ buồn rầu thêm nữa? làm sao tôi không bị cuốn theo những ham muốn vật chất, sự níu kéo về tình cảm? Làm sao mình có thể tự tìm được một công việc lúc này mà thấy yêu thích nó và mang  về cho mình và cho mọi người lợi ích lớn v.v…Khi tôi còn chưa tìm được câu trả lời thì qua buổi thuyết giảng này, tôi thật ngỡ ngàng là vì tại sao câu chuyện của Đức Phật cách đây đã hơn hai ngàn năm rồi mà vẫn gần gũi với ta của hiện nay đến như vậy? Tôi bắt đầu nhận ra những giáo lý của nhà Phật đều xuất phát từ những mẫu thuẫn bắt nguồn từ ngay trong bản thân mỗi người trong gia đình và ngoài xã hội. Những hướng dẫn chỉ bảo của Đức Phật Thích Ca  dần dần được tôi tìm hiểuthực hành trong khi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi mà tôi chưa từng có lời giải đáp. Tôi cũng ngạc nhiên là  giáo lý ấy cũng đang tồn tại nơi nơi, khắp thế gian này mà nhiều người không nhận ra bản chất thâm sâu, diệu kỳ của nó, đã quên thực hành và trải nghiệm với những lợi ích mà nó đem lại. Với tôi,  càng tìm hiểu lời kinh (trong bài mà Thầy Huyền Diệu dịch và cho phát hành) bản “Kinh Đại Phúc Đức” từ bản tiếng Ấn sang tiếng Việt thì tôi lại càng hiểu và tin những lời nói rất cô đọng, giảng giải rất rõ ràng về những khái niệm hạnh phúc chứa đựng trong mỗi lời giáo lý đó, nhất là giúp mình từng bước đi đến an lạchạnh phúc như trong câu:

Sống tinh cần thức tỉnh
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Phúc Đức lớn nhất
(Trích câu trong bản Kinh MAHAMANGALA SUTTA- Kinh Đại Phúc Đức do thầy Huyền Diệu dịch)

Khi đọc tôi thấy có sức hút mãnh liệt qua từng câu chữ.  Tôi cố gắng nỗ lực tự thân mình để thực hiện được nó một cách đơn giản nhất, bắt đầu chuyên tâm vào những việc nhỏ nhất và thiết thực nhất như khi thở, khi đi. Đồng thời tôi thấy niềm khao khát hạnh phúc trong cuộc đời này đến với mình là nỗi khao khát vô cùng chính đáng,  là phương pháp để khám phá được những lời chỉ dẫn vàng trên con đường đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Con đường đi đến hạnh phúc ấy có rất nhiều ngã rẽ, điểm dừng phù hợp với từng hoàn cảnh, từng môi trường sống. Vì mỗi một giáo lý, ta đều có thể chọn được một lối suy nghĩ  thích hợp, nhất là giúp con người hướng đến cái thiện, lòng chân thành, sự bao dung sẽ tìm được an vui ngay trong tâm trí của mình. Giáo lý ấy đã mở ra một kho tàng kiến thức bao la, rộng lớn tưởng là mới mẻ nhưng thật ra đã xuất hiện hơn hai ngàn năm rồi mà chúng ta vô tình không quan tâm, tìm hiểu kỹ để nó bị lu mờ và trôi vào quên lãng. Thế nhưng khi khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm hết những cảm xúc đó thì kết quả của nó làm ta tin tưởng vào sự giác ngộ trong tâm thức, khai mở trong tư duy. Đồng thời nó sẽ tạo ra khả năng mạnh mẽ biết đương đầu được với những khó khăn, trở ngại của mình. Kết quả là ta sẽ làm dịu đi những cơn giận mệt mỏi, thêm kiên nhẫn khi bị chìm trong túng bẫn, bon chen,  giữa dòng đời tấp nập. Dần dần, tự mình biết tìm đến những ước mơ tốt đẹp như: biết kết nối sự thân thiện giữa những con người với con người tưởng chừng không bao giờ hàn gắn lại được, những tình cảm bao dung, độ lượng với người già, trẻ em, đến cách sống làm giầu chính đáng, không tham danh vọng, giữ vững uy tín, lòng tin với đối tác, khách hàng.

ông đồTrong truyền thống lâu đời của người Việt Nam từ xa xưa để lại, con người đã biết lưu lại những giá trị về các giáo lý qua nhiều hình thức, nhưng có lẽ hình thức truyền đạt gần gũi và trang trọng nhất để lại cho con cháu đời sau này chính là xin chữ đầu năm. Cứ mỗi độ xuân về, Tết Nguyên Đán đến là người già, trẻ, trai, gái từ làng mạc đến phố phường, từ miền ngược đến miền xuôi lại tìm cách tạm dừng hết công việc lại để quay trở về hội tụ bên gia đình. Một mặt vừa là gặp mặt nhau đầu xuân nhằm hâm nóng tình cảm gia đình, mặt khác hỏi thăm tình hình cuộc sống, sức khỏe của nhau kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất. Lời chúc cũng giống như những lời nhắc nhở con cháu trong nhà luôn luôn biết hướng thiện. Những mong muốn gìn giữ hạnh phúc, thành đạt trong công danh thể hiện  rõ nhất ở những lời chúc tụng, đầu xuân này. Lúc đó, người người  đua nhau đến gặp các thầy đồ. Họ là những người hiểu thông, biết thạo nghĩa của các từ và ý muốn của người xin chữ. Xưa, họ thường ngồi bên bàn nhỏ kê gần chợ Tết hoặc ở những di tích còn dấu ấn nho giáo để thực hành nghi thức truyền thống lâu đời này.

Với chiếc bút lông mềm mại và chiếc nghiên mực bên cạnh, các thầy viết tặng lên giấy dó, giấy bản (những loại giấy có chất liệu tự nhiên, dai và lâu phai) những chữ rất ý nghĩa để ban tặng cho các sĩ tử, các doanh nhân, người cao tuổi. Bằng các nét bút chữ nho rất nghệ thuật, các thầy đồ đã mang được cả khí phách của con chữ dưới tay người viết truyền vào nét vẽ giàu ý nghĩa tượng trưng, được hun đúc từ ngàn đời. Nếu là  dành cho thế hệ trẻ sẽ viết tặng các cháu các chữ: “Hiếu” trong  từ hiếu học, hiếu nghĩa, chữ “Tâm” trong từ tâm trí, tâm hồn, chữ “Trí” trong từ tinh thông, minh mẫn, …Đối với người cao tuổi, có những chữ như: “An” trong từ bình an,  chữ “Thọ” trong tuổi thọ, Phú trong từ phú quý (ấm no, sung túc) …tất cả từ này đều để nhắc nhở con người tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ và có lối sống tốt đẹp để  đón được phúc, lộc, an bình cho cả gia đình. Hoặc các thầy đồ (ngày nay gọi là các nhà thư pháp) còn viết lên giấy đôi câu đối theo mong muốn xin tặng cho gia đình mình; nhất là những gia đình có gian phòng rộng rãi và nho nhã, xây dựng kiểu kiến trúc cổ xưa thì sẽ xin những câu đối này làm vật trang trí nữa, chẳng hạn như câu:  “Phúc lai miên thế trạch - Lộc mãn trấn gia thanh” (Phúc dâng tràn mọi nẻo - Lộc thơm ngát cửa nhà). Nghĩa là nếu con người có phúc thì sẽ được nhận nhiều lộc đến nhà: sống lâu, giàu sang, tài đức. Hoặc câu:Mùa xuân hoa nở khắp quê hương -  Phúc đức, an khang đến mọi nhà”. Nghĩa là năm mới bắt đầu, trăm hoa đua nở trước thời tiết mùa xuân, giống như  cuộc sống con người mong sao được đẹp như mùa xuân, hưởng bình an, ấm no, thịnh vượng. Ngày Tết ấy cũng là lúc người lớn thể hiện lời dạy hướng thiện thiết thực cho con cháu trong gia đình và  phải tự mình tu dưỡng theo những gì mà người xưa để lại qua cách xin chữ đầu xuân rất cung kính, nho nhã và trang trọng này.

Ngày nay, lời chúc ấy vẫn  luôn luôn được giữ gìn là thế, nhưng thực sự con người đã hạnh phúc chưa thì còn là một câu hỏi chưa tìm được câu trả lời đích thực. Vì hết Tết rồi, người người lại tiếp tục xoay tròn như con tằm nhả tơ,  lam lũ quanh năm để lo cho cuộc sống vật chất, tinh thần sao cho dư giả. Những ham muốn của con người luôn bị cám dỗ đến mất hết lý trí đó là danh vọng, tiền tài, sắc dục…vì thế  mà lâm vào những nỗi khổ đau về tinh thần, về thể xác; có khi sau đó lại vướng vào bệnh tật, mất mát hạnh phúc trong gia đình, lứa đôi….Vậy nên không bao giờ con người thực sự cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc ở đây sự thật lại là sự đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, sinh mạng chính mình không còn lấy lại được nữa. Than ôi! Khổ đau vẫn hoàn khổ đau! Liệu có được giàu sang rồi, con người có giữ được niềm vui trong  hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình hay con cái mình không? Vì có những người giàu có nhưng con cái lại hư hỏng do ăn chơi, tiêu tiền vào cờ bạc, nghiện ngập rồi cuối cùng cũng hết. Nhà cửa lúc đó không còn yên ấm, rơi vào cảnh hoang tàn.  Đồng thời, sức khỏe cơ thể cũng như tinh thần lại luôn căng thẳng lo lắng, u sầu đeo bám  mà sinh tâm bệnh. Chính họ cũng không được hưởng lợi ích nhiều từ giàu sang và sống không thấy sung sướng.

Con đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm gì để luôn biết thực hiện điều đức độ tốt cho mình? và cho người khác ? Như thế nào mới gọi là “Phúc dâng tràn” đây ? . Những mong muốn đó thực hiện quả là khó đối với một đời người vì cuộc sống bao giờ cũng không trọn vẹn - người được mặt nọ nhưng lại không được mặt kia. Bởi vậy, lời chúc thực ra chỉ là mong ước mỏi mòn, day dứt. Làm sao có được một hạnh phúc thật sự thì đấy mới là điều xưa nay chưa từng thấy và rất hiếm có ở đời.

Bởi vậy, Đức Thế Tôn sau khi thành PhậtBồ Đề đạo tràng đã nói cho chúng sinh biết sự thật về cái khổ đau, nguyên nhân sinh ra khổ đau, cách diệt tận khổ đau và con đường diệt khổ để đến với Niết Bàn. Sau đây là chỉ dẫn của con đường thoát khỏi kiếp luân hồi khổ tận như lời nói của Đức Phật trong kinh Di Giáo: «Này các Tỳ kheo, nếu người có trí tuệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sinh ra tội lỗi. Thế là trong pháp của ta có thể được sự giải thoát... Người có trí tuệ chân thật, ấy là chiếc thuyền chắc vượt qua biển già, bệnh, chết; cũng là ngọn đèn chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám; là món thuốc  hay trị các thứ bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Thế nên các ông phải dùng tuệ: văn, tư, tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích. Nếu người có trí tuệ chiếu soi, dù cho nhục nhãn thì cũng là người thấy được rõ ràng”.

Như vậy, ta tự đặt ra câu hỏi làm gì để có được trí tuệ đó? Trả lời ngay không ngần ngại được rằng: “Sống tinh cần, thức tỉnh”. Tinh cần ở đây là chăm chỉ tận dụng từng giờ phút quý báu để tu tậprèn luyện bản thân mình tức thì những tiềm năng ẩn sâu trong từng ngõ ngách, khúc xương, mạch máu, tâm khảm mỗi người sẽ được đánh thức, tâm trí đích thực sẽ quay trở về và sáng rực lên như một ngọn đuốc trong đêm. Nó soi sáng cho ta đi trong tăm tối mà không bị vấp ngã, nó sưởi ấm được lòng ta khi cơn bão tố tạt ngang qua, nó đánh thức ta trước cơn mê của danh, lợi, sắc, tài… Tôi đã từng mải mê với những niềm vui vô thường, từng quanh quẩn với những vết thương lòng không sao giải thoát nổi. Nhưng khi tìm được cách thức tu tập: hành thiền, tập Yoga và nhất là đọc, niệm và thực hành theo Phật pháp thì tôi thấy dường như con người mình bừng tỉnh sau một cơn mê dài. Tôi lấy lại được sức khỏe cho mình, tôi tìm được những cảm giác đích thực của bản thân như: vui trong niềm vui của người khác, chia sẻ nỗi buồn, thông cảm cho nhưững uẩn húc trước nỗi khổ của người khác và nhất là thấy mình ham muốn nhưng biết được hậu quả ngay trước mắt mà tránh nó đi. Nhưng nhiều lúc tôi vẫn chưa cầm được lòng mình ngay lúc đó, mà có khi phải đợi sau đó một vài hôm, tôi suy xét lại mới vội vàng sửa lại mình.

Hàng ngày, dù bận thế nào tôi cũng thường dành ra vài chục phút để đọc một cách chậm rãi bản kinh này như là một bài thần chú trong tâm cầu mong những điều tốt đẹp đến với mình và những người thân yêu của mình. Tôi cũng thực hành đều đặn thiền và yoga vì về cơ bản đây là hai bộ môn mang lại cho con người sức khỏe về tâm tríthể lực rất hiệu quả. Nếu con người tin vào nhân quả, nghiệp báo nhiều kiếp thôi thì chưa đủ. Bởi vì người mà từng nếm trải luật nhân quảvượt qua được nguy hiểm rồi dù ít hay nhiều kết hợp với việc thực hành Yoga và Thiền sẽ thấy được sự thay đổi nhanh chóng trong cơ thể của mình. 

thien yogaNếu Thiền là bên ngoài hoàn toàn chìm trong cái lắng dần của cơ thể để khơi dần năng lực tiềm ẩn sâu bên trong thì Yoga là sự kết hợp của tập trung, kiên định trong cái nhìn và cảm nhận cơ thể qua hơi thở dẫn sâu vào bên trong mình. Nhưng Thiền hay Yoga thì đều cần bước lên tầng thăng hoa của trạng thái dần dần được giải thoát ra khỏi cái bĩ cực của khách quan hay chủ quan mà tự mình đã, đang và sẽ tạo ra nó. Nhất là ta sẽ cảm nhận được thế nào là từ cảm xúc khổ đau, mệt mỏi, căm hờn, tức giận, buồn bã, suy nhược chuyển dần sang cảm xúc tích cực như: tĩnh lặng trong tâm, thận trọng trong lời nói, niềm tin vào bản thân, thương yêucảm thông cho những hoàn cảnh nhỏ nhoi, bất hạnh, xây dựng hạnh phúc cho mình và gia đình mình, hy vọng vào tương lai dâng tràn đầy lạc quan trước mọi thách thức, khó khăn….Đây chính là quá trình luyện tập đem lại.  Nếu tiếp tục không ngừng luyện tập hàng ngày, đọc kinh đều đặn như vậy thì nó như đang bên cạnh nhắc nhở tâm trí của ta bình tĩnh, sáng suốtsửa đổi hành vi, nhìn hướng vào bên trong cơ thể, nghe tiếng nói của lòng mình rồi hãy từ từ ghi nhớ và soi xét để hiểu và thực hành những lời trong bản kinh có kết quả, tránh được nhưững hểm họa cho bản thân, cho gia đình mình. Đấy phải chăngcảm xúc giống như lúc: “Thực chứng được Niết Bàn”. 

Càng thực hành, ta mới càng thấy được sức mạnh kỳ diệu của những điều trong kinh là có thật mà  Đức Phật Thích Ca muốn truyền dạy lại cho mọi chúng sinh để con người chúng ta bớt khổ, để ta tự cứu lấy chính mình rồi cùng cứu lấy chúng sinh khác. Bởi vậy, điều đầu tiên, ta cần phải có là giữ cho tâm tĩnh lặng, không chút khuấy động, khẽ khép mắt lại để đi vào Thiền định. Tập trung vào hơi thở sâu, cảm nhận được sự căng lên của phổi đang tràn dần dưỡng khí xuống bụng. Khi luồng khí ấy được dẫn vào trong cơ thể, tâm trí lặng im để ép dần được khí xuống dưới. Sau đó, lại nhẹ nhàng thở ra, cảm nhận được hơi đang trút ra từ từ, mũi không còn ngửi mùi vịxung quanh nữa mà quay vào trong, cảm nhận sự hiển hiện qua từng mô tế bào đang căng nạp lúc phập phồng, lúc lép xẹp. Hơi thở đang đẩy trôi ra những muộn phiền, ưu tư chất chứa trong lòng bấy lâu nay ra ngoài khoang mũi, rồi ưu phiền dần dần vơi hẳn xuống. Hơi thở đã giúp ta lấy lại bình yên trong tâm, tĩnh lặng, trụ an trong trí thiền định nơi mình.  Ta để tâm trí quên đi những lo toan về tiền bạc, lo lắng về mưu sinh, nợ nần phải trả. Thân tâm trở nên nhẹ nhàng, giữ được thanh thoát, bình yên đến lạ. Ta dường như đang được truyền thêm năng lượng từ vũ trụ bên ngoài qua các huyệt đạo thấm vào cơ thể. Ta cảm nhận những nơi đang cần chăm sóc như: đôi mắt cả ngày làm việc đang nhức mỏi, từ cánh tay đến cổ vai bao tiếng dính vào màn hình máy tính đang bị tê cứng, trái tim thường đập  thình thịch khi có chuyện ta phải lo toan đang tăng nhịp, cái bụng có chứa các cơ quan nội tạng phải làm việc hết công suất trong những bữa ăn uống, nhậu nhẹt cùng đồng nghiệp, lo toan công việc với khách hàng v.v…….Mọi thứ đang được chăm chút, kiểm soát từng ly, từng tý một. Nhiều lần “tinh cần”, chăm chỉ hàng ngày tu tập thiền định trong hơi thở như vậy, kết hợp với những động tác Yoga đầy thâm sâu và ẩn chứa nhiều sức mạnh bí ẩn,  tôi đã “thức tỉnh” dần được nhiều điều: Tại sao con người luôn bị ngoại cảnh tác động vào làm cho tâm mình bị náo loạn, trí óc căng thẳng như dây đàn?  tại sao mà người trở nên mệt nhoài, nặng nề trong từng bước đi, ánh mắt, hành động giận dữ như thế? Nó đã kéo theo bao nhiêu nỗi khổ, vây bám xung quanh ta: nỗi lo lắng về tiền bạc, sự sợ hãi khi mất việc, nỗi buồn rầu khi bị bệnh tật ùa tới, sự cô đơn không ai chia sẻ, mâu thuẫn và lòng oán hận hư ngày càng dầy lên. Nó trở thành một bức tường vô hình ngăn cách ta tiếp xúc được với niềm vui, sự lạc quan, nó lấy đi sự an lạc, thư giãn nghỉ ngơi trong tâm trí.  Nên khi nghe từng hơi thở của chính mình, tôi như thấy tôi được cứu sống. Tôi biết mình đang trút dần nỗi mệt nhọc, ưu tư ra ngoài và tập trung cho hơi thở sâu ấy là tôi thấy tôi đang sống trong hiện tại thực sự. Lúc này, thân tâm trở nên nhẹ nhõm, cơ thể như đang tập trung hết năng lượng để phá tan bức tường rào cản khổng lồ, kiên cố của bệnh tật ngay trước mặt; rồi hướng mặt đón lấy năng lương vũ trụ đang ùa vào căng tràn trong cơ thể được nhấn sâu vào mỗi hơi thở diệu kỳ chính mình. Hơn thế nữa, trí tuệ dường như bừng tỉnh và ngộ ra nhiều điều ngay sau đó: tức giận hay buồn đau đều sinh ra từ tâm trí, khi tâm trí hàng ngày được thư giãn, kích hoạt và khai thông đúng cách thì tất cả những âu lo, phiền muộn ấy sẽ được đẩy lùi dần dầncon người nhanh chóng sẽ bình phục trở lại. Nó giống như người bệnh nặng, hiểm nghèo gặp được một bài thuốc gia truyền hay đã cứu sống được chính bản thân mình. Như lời nói của Đức Phật trong kinh Di Giáo: «Này các Tỳ kheo, nếu người có trí tuệ thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác, không để sinh ra tội lỗi. Thế là trong pháp của ta có thể được sự giải thoát... Người có trí tuệ chân thật, ấy là chiếc thuyền chắc vượt qua biển già, bệnh, chết; cũng là ngọn đèn chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám; là món thuốc hay trị các thứ bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Thế nên các ông phải dùng tuệ: văn, tư, tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích. Nếu người có trí tuệ chiếu soi, dù cho nhục nhãn thì cũng là người thấy được rõ ràng”.

Thật vậy, khi cuộc sống mưu sinh, mong cầu ấm no, hạnh phúc rất đỗi thường trực và da diết đối với bất kỳ một ai thì luôn đi kèm theo nó là những hiểm họa tiềm ẩn đầy cám dỗ. Nó có sức mạnh công phá làm mất hết trí lực sáng suốt dẫn đến con người ta bị u mê, lầm đường lạc lối, mệt mỏi như con tạo xoay vần không dứt hết được khổ;  như Đức Thế Tôn đã từng nói: “Các thầy Tỳ kheo, phải ý thức toàn bộ cuộc đờichuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả. Ngược lại, cuộc đời như thế thì các thầy phải nỗ lực, tinh tấn để sớm cầu tự độ, đem ánh sáng trí tuệ để diệt trừ hắc ám vô minh. Vũ trụ quả thật mong manh, không một thứ chi bền bỉ. Như Lai được diệt độ thì cũng như trừ được căn bệnh khủng khiếp. Đấy là vật tội ác đáng bỏ, giả hiệu là thân thể mà chìm ngập trong biển cả già, bệnh, sống, chết, như thế người có trí tuệ ai lại không hoan hỉ khi trừ bỏ được thân này như trừ bỏ kẻ thù ? Các thầy Tỳ kheo, hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi các thầy hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết, Như Lai muốn diệt độ. Trên đây là những lời giáo huấn tối hậu của Như Lai…” (trích Kinh Giáo huấn của Như Lai, HT. Thích Trí Quang dịch).

Do cuộc sống trần tục này là một bể khổ và luôn biến động không ngừng nên con người sinh ra đã không thể nằm ngoài những quy luật ấy. Mặc dù biết rất rõ điều đó nhưng Đức Thế Tôn không giữ lại cho mình mà ngài đã chỉ ra cho chúng sinh biết và nhận diện được nỗi khổ của chính mình để từ đó cần chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết hơn bao giờ hết: tu tập tinh cần. Dần dần, hành trang thiết thực ấy chính là sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể đã được giác ngộ và khai thông. Sự tĩnh tâm lâu dần đã làm cho tâm trí được sáng tỏtrở thành vũ khí sắc bén bảo vệphòng ngừa hiểm nguy cho chính bản thân mình. Tư trang ấy phải luôn luôn được rèn giũa, cất giữ bên cạnh ta, không được dời xa nó. Tư trang ấy cũng là một người thầy để chỉ đườngđánh thức ta bước ra khỏi cơn mê lầm của những điều phi đạo và đưa ta đến con đường chân chính cho ta bước đi thanh thản trong niềm vui, hạnh phúcthành công. Người thầy ấy không ai khác chính là bản thân mình, khi ta tâm tĩnh lặng trong giây lát thì trí tuệ ta được khai mở cũng là lúc ta dựa vào sức mạnh của tâm hồn để nhận ra những mối hiểm họa đang giày xéo lên tâm khảm  của ta: buồn bã , mệt mỏi, căng thẳng không còn phát khởilập tức được đẩy lùi. Giải thoát được những nỗi khổ tiềm ẩn từ những hiểm họa ấy, tức là con người ta đã bước ra được khỏi nỗi khổ, tránh được điều hiểm ác đưa thân tâm tiến tới an vui.

“Thân ta này là giả tạm”, không ai đoán trước được sự biến động của mọi vật xung quanh. Chỉ có tĩnh tâm lắng nghe hơi thở của mình, tâm trụ sâu trong thiền định thì ta mới chuyển hóa được những điều ác trong thân mình thành những điều thiện, rồi giúp đem nó dạy lại cho những người khác cũng đang vướng khổ như mình để thành một rừng người được giác ngộ, thoát khỏi biển già, bệnh, sinh tử để đến được bến bờ an lạc, hạnh phúc ngay trong cuộc đời này. Ngay từ nhỏ, trẻ em cất tiếng khóc chào đời nó đã biết tìm dòng sữa ngọt ngào của người mẹ để sống. Đứa trẻ đó sẽ được che chở, thương yêudìu dắt, nuôi dạy của gia đình. Vậy thì gia đình vẫn là cái nôi quan trọng vào bậc nhất để đưa đứa trẻ hòa nhập với cuộc sống. Nếu gia đinh bất hòa, vợ chồng không hạnh phúc thì đứa trẻ ấy sẽ luôn gây gổ với bạn bè hoặc không tự tin trước đám đông. Chắc chắn, đứa trẻ đó sẽ nhìn mọi vấn đề bi quan và không biết cách giải quyết nào ngoài dùng vũ lực với chúng bạn. Chúng lớn lên sẽ kết bạn cùng trang lứa với những kẻ ưa bạo lực và tấn công. Nhưng nếu gia đình đó vợ chồng bình tĩnh, biết lắng nghe nhau. Người vợ, người chồng biết hướng vào Phật pháp, biết hàng ngày hãy đọc kinh “Đại Phúc Đức”, thực hành những điều răn dạy trong kinh và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho mình và gia đình. Người vợ, người chồng biết kết hợp tập luyện giữ gìn thân tâm thật tĩnh lặng, đừng khơi lên những tham, sân, si trước các mâu thuẫn nảy sinh lúc này. Sau đó nhìn lại vào trong tâm mình sẽ dần dần thấy được mình mong muốn điều gì, người khác họ đang mong muốn điều gì và sao họ lại cáu giận như thế? Ta sẽ dần dần tự điều khiển được cách hành xử như: không còn nặng lời to tiếng, thương cảm trước những cáu giận của chồng mà nhẹ nhàng lựa lời, bình tĩnh tìm hướng giải quyết linh hoạt. Như vậy, mọi mẫu thuẫn, khó khăn trước mắt dần dần sẽ gỡ bỏ. Cuộc sống gia đình bớt xảy ra xung đột, con cái được hưởng lòng bao dungthương yêu của chính cha mẹ chúng. Chúng sẽ lớn khôn trong vòng tay của gia đình và vươn ra ngoài trường lớp, xã hội. Khi đứa trẻ có lòng thương yêu nó sẽ biết thông cảm và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Nếu gặp phải điều không hay ở trường lớp như: bị bạn bè bắt nạn, bị phê bình học kém, cướp đồ chơi của bạn mà mình không có, buồn bã khi bị bạn mình nói xấu mình…..nó phải cần có một nơi để quay về chia sẻ những mong muốn đó. Vậy thì cha mẹ phải là những người chân chính, phân biệt những đúng sai, sáng suốt tìm những lời khuyên và dạy con cách kiềm chế bản thân mình, có trách nhiệm với gia đìnhcha mẹ, làm việc và học tập bằng niềm đam mê mà đừng bằng thành tích nhất nhì, tránh những môi hiểm họa và nỗ lực rèn luyện bản thân thì sẽ có được điều mình mong muốn. Như vậy, người cha mẹ đã áp dụng trí tuệ sáng suốt trong thiền địnhPhật pháp để giúp con mình vượt qua những khó khăn nho nhỏ đó mà vui vẻ, tự tin đến trường, đến lớp. Thay vì những lời nói nặng như quát mắng, đe dọa, bênh vực con thái quá….người cha mẹ biết từ tốn khuyên răn con hàng ngày, quan tâm đến những suy nghĩ và cách hành xử của con để can thiệp kịp thời thì những đứa con ấy không sợ hãi trước hiểm nguy, có lòng tự tin vào bản thângia đình để trưởng thành, hướng đến những điều tốt đẹp. Nếu dùng kỷ luật để phạt con như:  phải ngồi thiền trong hàng giờ, học cách điều chỉnh nhịp thở, nhắc lại những điều cần làm trong các chữ: Nhẫn, Hiếu, Đạo, Tâm. Đây chính là một cách giáo dục hiệu quả giúp cho các bạn bướng bỉnh ấy nhìn lại bản thân, giữ lại bình tĩnhkiểm soát được hành động thay vì cho các bạn ấy đi chép phạt hoặc làm vệ sinh hay là đuổi học các bạn ấy. Thời gian tĩnh lặng suy nghĩ về những hành động của chính các bạn ấy cũng là thời gian để các bạn ấy hiểu được mình, hiểu được mọi người với sự trợ giúp của người lớn đã có một tấm lòng luôn yêu thương các bạn. Như vậy giáo dục theo phương pháp Thiền và Phật pháp cũng là một phương pháp mang lại hạnh phúc vô cùng lớn lao cho các bạn nhỏ. Thời kỳ trưởng thành của những đứa trẻ cứ như vậy lớn lên theo sự dạy dỗ và yêu thương của gia đình, nhà trường. Đồng thời các con cũng học được cách mang lại sự thương yêu, quan tâm và san sẻ công việc với mọi thành viên trong gia đình và cả những người bạn ngoài trường lớp. Lúc này, dạy con tĩnh tâm trong thiền ngay từ nhỏ hướng vào nhận thứcthực hành Phật pháp cho đến lúc trưởng thành cũng là một điều không thể thiếu được. Trước mọi biến động về tâm lý của thanh thiếu niên, người cha mẹ nào cũng vấp phải những mâu thuẫn, rào cản về ý thức, tâm lý rõ rệt. Những những đức tính về tình yêu thương thay cho lòng thù hận, sự cảm thông thay cho mối tức giận, biết khiêm tốn thay cho lòng kiêu ngạo sẽ dần được nhen nhúm và thắp lên như trong câu kinh: 

“Biết khiêm cung, lễ độ 
Tri túcbiết ơn
Không bỏ việc học đạo
phúc đức lớn nhất”
(Trích câu trongbản Kinh MAHAMANGALA SUTTA- Kinh Đại Phúc Đức do thầy Huyền Diệu dịch)

Tất cả những đức tính ấy sẽ tạo ra những sức mạnh vững bền giúp con có cuộc sống hạnh phúc sau này. Hành trang ấy giúp con biết bù đắp những thiếu thốn, biết xoa dịu đau thương, biết đứng vững trước những bon chen và thị phi….bằng sức mạnh của chính tâm trí mình mà không cần dựa vào ai khác. Khi có duyên lành các con cũng sẽ gặp những điều lành. Lòng tự trọng và đức tính tự tin vào bản thân sẽ thúc đẩy tiến trình hoàn thành tốt mơ ước và khát vọng. Biết được thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau, nghèo đói và phát triển, lạc hậu và văn minh….là những cung bậc mà các con được nếm trải và đánh đổi bằng những sức mạnh chân chính. Đó cũng chính là ngọn đuốc sáng chỉ đường cho các con trên con đường sau này của mình như câu tục ngữ người xưa để lại: “Tre già thì măng mọc”. Thế hệ này nối tiếp, thực hiện, rèn luyện thân tâm an lạc cho thế hệ kia thì nơi nơi: “Lộc thơm ngát cửa nhà”.

Ngoài giữ gìn cho tâm trí luôn được yên bình, con người cần thực hiện những điều trong kinh “Đại Phúc Đức” thì chăc chắn sẽ không xảy những vụ bê bối vì thực phẩm bẩn, không còn chiến tranh đau thương, mất mát. Nếu tự nhắc mình con ngườivô thường, giữ cho vững sự an lạc nơi thân tâm mới là điều vĩnh cửu. Vậy nên, ta hãy tập trung vào hơi thở để giữ được tâm tĩnh lặng ngay từ giờ phút này. Ta hãy lắng nghe hơi thở lúc ta đi một cách chầm chậm, khoan thai, lúc ta nói trong từng câu nói một cách từ tốn, khoan dung,  lúc ta nhìn trong từng ánh mắt nhìn hướng vào trong nội tâm một cách bao dungtha thứ, nghe trong từng âm thanh nhiễu nhương hay êm ái để dặn lòng đừng phát khởi niềm tham ái, sân si, ngũ dục thì ta đã bớt đi nghiệp chướng của đời người. Khi đó trí tuệ “thức tỉnh” , con người không còn làm khổ mình, khổ người. Giống như nếu nắm tay phải hòn than đỏ, bàn tay ấy sẽ bị phồng lên đau rát khôn cùng, đấy là lúc xuất hiện thứ cảm giác bực bội lẫn cáu giận.  Ngược lại,  nếu ai có một địa vị tốt mang lại thu nhập cao thì người đó sẽ thấy sung sướng, hạnh phúc dâng tràn. Đấy là cảm giác vui. Nhưng những cảm giác buồn bực hay hạnh phúc ấy rồi cũng trôi qua theo thời gian, mất dần theo năm tháng, vậy ta sẽ còn lại cái gì cho mình mới thực sự là hạnh phúc trước khi già rồi mất đây ?  Đó không phải cái điều gì khác ngoài tu tập bản thân mình hướng về sự tĩnh tâm, bình yên thực sự bên trong để điều khiển những cảm xúc bấn loạn đó, coi nó chỉ như một cơn gió thoảng qua thôi, rồi tự mình lại an trụ vào tâm tĩnh lặng của mình. Đó mới chính là điều mang lại cho ta hạnh phúc thực sự lâu đài và bền vững dù qua bao thời gian  biến động  trước cuộc sống. Đức Phật, ngài đã từng có bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển sau khi giác ngộ được ghi lại trong kinh “Đàm Luận và Chuyển Pháp Luân” (Dhammacakkappavattana Sutta) những câu cao quý như sau rằng: “Này các tỳ kheo, đây chính là Khổ thánh đế: sinh là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm uẩn chấp thủ là khổ”. Như vậy, dựa vào lời giác ngộ này của ngài,  ta sẽ thấy được sâu thẳm của nỗi buồn, cội nguồn, gốc rễ của nó để rồi biết phòng vệ mình trước những điều nguy hại lớp lớp ùa xung quanh ta. Nỗi khổ từ từ sẽ mất đi và con người dần dần sẽ có được niềm tinhạnh phúc.

Lợi ích từ việc “sống tinh cần, thức tỉnh” đã mang lại cho chúng ta thật nhiều điều an lạc ở ngay trong cuộc sống hiện tại này. Bởi vì, ta sẽ biết được nguy hiểm tiềm ẩn để tránh đi vì nếu lao vào sẽ gặp nhiều hệ lụy gây phiền não. Ta còn biết  được điều lành mà vui mừng làm ngay vì sẽ tìm được lợi lạc cho kết quả tốt. Ta còn  thấy được tai ương mà không ham muốn, sẽ buông bỏ để không bị thâm tâm bấn loạn, còn nếu nhận ra người hiền lành sẽ kết bạn, bang giao để nhiều điều tốt được nhân rộng, tỏa sáng. Đây chính là kết quả của sự mầu nhiệm đã đến với mỗi chúng ta ngay trong cuộc đời này, tự nhiên con người biết thay đổi trong hành động và tư duy, biết gần lành tránh dữ, biết hạnh phúc và khổ đau đang hiển rõ trước mắt mình. Khi nhận diện được hơi thở vào, thở ra, càng tinh cần tu tập làm những điều phúc đức bằng tấm lòng chân thành, trách nhiệmtrí tuệ thì lúc đó, con người càng mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cả xã hội. Khi ấy, tĩnh tâm đã mang lại một sức mạnh vô biên đẩy lùi được cái ác, cái khổ mà thân tâm không vướng bận u sầu. Vậy Niết Bàn đâu có còn xa xôi nữa, ta đã bước dần đến thứ cảm xúc goi là vĩnh hằng rồi đấy. Tất cả mọi điều sẽ trở nên vô thường, không sinh, không diệt mà nó chỉ biến thể từ hình thái này sang hình thái khác thôi. Ta không nên níu giữ hay luyến tiếcvì mọi vật đều không cố định mà chỉ giả tạm mà thôi. Giống như vòng tuần hoàn biến đổi của mây. Mây đâu dừng lại chỉ là những đám mây đơn thuần. Nước gặp không khí nóng ngưng tụ lại thành mây, mây nặng rơi xuống đất tạo thành mưa. Sau đó, mưa rơi xuống ao, hồ, sông suối gặp nắng to bay hơi lên cao lại tạo thành mây đấy chứ. Bản chất của mây vẫn luôn là nước, sau đó lại trở về thành đúng nó. Mỗi một sự việc xảy đến, mỗi người mình gặp được trên đường đời đến với mình…tất cả  đều có những mối lương duyên, tạo nghiệp. Hiểu được bản chất của những sự việc ấy chính là tự giải thoát được nỗi khổ cho mình. Ta nhìn mọi việc sẽ đơn giản hơn như tháo gỡ dây thừng chằng chịt trên người một cách khá nhẹ nhàng, như phá bỏ bức tường thành đến với hạnh phúc an nhiên. Con người cũng vậy, có giác ngộ Niết Bàn, có tu tập trong thân tâm, nhìn vào bản thânquán chiếu sự việc thì sẽ thấy được trí tuệ mình soi sáng đưa mình đến con đường diệt khổ ngay trong cuộc đời này. Đây cũng chính là câu kết của bài kệ: “Thực chứng được Niết Bàn- Là Phúc Đức lớn nhất” mà  Phật Bổn Sư Thích Ca muốn nói với mọi chúng sinh. Thực hành Thiền định, đơn thuần nó giúp tâm ta lắng , quán chiếu thấy được mọi việc xung quanh  thì thiền ấy đã đi lên khai thông trí tuệ, tức là trí tuệ dần dần khai mở và dẫn đường cho những hành động và cư xử của ta đi theo mọi điều tích cực, lạc quan và mang lại kết quả tốt đẹp. Nhưng ta vẫn giữ vững tâm mình không bị khuấy động, chỉ cho nó như cảm giác thoảng qua thôi và luôn làm những điều thiện, tránh xa điều ác.  Khi đó nhiều sức mạnh hợp lại sẽ có cả một rừng trí tuệ lớn. Đến lúc này, con người đâu còn phải chịu bao chiến tranh đau khổ nữa, sống với nhau biết yêu thương hơn, san sẻ, đùm bọc hơn. Đem hạnh phúc của mình để bù đắp lại nỗi khổ đau của người khác như tấm lòng của người mẹ hiền ôm ấp đứa con thơ để nó lớn lên trong vòng tay ấm áp, nuôi dưỡng của mình. Yêu thương nó bằng sự bao dung của tình thươngche chở. Như vậy, ta lại tự chữa lành vết thương cho mình, lấy hy vọngniềm tin soi rọi vào nỗi đau để nỗi đau sẽ tan biến. Hiểu được bản chất của nỗi đau ấy thế nào thì sẽ dần dần buông bỏ lòng tham, sân hận để lấy lại niềm tin trong tâm thế ấy, khơi lên niềm hạnh phúc quý báu trong lòng và để nó luôn thường trực ở mỗi lời nói, trong tâm thảm mỗi con người. Ta luôn nghĩ đến việc nuôi dưỡng những niềm vui ấy, gieo trồng những hạnh phúc quý giá ấy cho chúng nở hoa để rồi mọi nơi trên khắp thế giới

Thich Huyen Dieu“Là Tết, là Xuân, là Phúc lạc
Ý mừng năm mới khắp non sông
Hành tinh hòa điệu tình huynh đệ
Mỗi đóa thư trao, mỗi đóa hồng”
 (Sưu tầm)

Tái bút: Con xin tri ân Thầy Huyền Diệu đã giúp con nhận ra con đường tu chân chính.

 

AVF B 061