Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (78)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Chúc Phú
Mới nhất
A-Z
Z-A
Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh
14/04/2019
4:00 SA
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay. Và do vậy, chữ tuyên ngôn theo định nghĩa của các bộ từ điển ngày nay(1) chưa thể biểu đạt trọn vẹn những điều mà Đức Phật đã trình bày, vì chúng sẽ dừng lại trong giới hạn của ngôn ngữ chuyển tải.
Bài pháp đầu tiên của Đức Phật có nói về Tứ Thánh đế hay không?
13/11/2018
4:03 CH
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya. Một câu hỏi tưởng như bình thường nhưng để lý giải thỏa đáng là điều không đơn giản. Vì lẽ, trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
Nghiên cứu về quá trình mang thai và việc giáo dục thai nhi theo quan điểm Phật giáo
04/11/2018
4:08 SA
Từ khi một chúng sanh được tượng hình trong thai mẹ cho đến lúc hiện sinh trên cõi đời là cả một tiến trình lắm đỗi gian nan và cũng chuyên chở nhiều điều mầu nhiệm. Theo Phật giáo, quá trình hoài thai là giai đoạn quan trọng của đời người.
Biện Chính Phật Học Tập 2
20/10/2018
4:03 SA
Trong nhiều lần duyệt tạng, chúng tôi đã ngập ngừng giữa những trang kinh khi nghĩ về công lao của tiền nhân trong việc giữ gìn, truyền thừa và làm sáng tỏ những lời dạy của Đức Phật. Với điều kiện không có sẵn bút, mực, giấy viết ở thời xưa, với quãng thời gian đủ để xóa tan bao đền dài, thành quách; nhưng những lời dạy của Đức Phật vẫn còn hiện hữu ở thế giới này đã nói lên sự đóng góp sâu dày của bao thế hệ người xưa.
Nghiên cứu về vấn đề thọ sanh của thai nhi theo quan điểm Phật giáo
17/10/2018
4:09 SA
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản. Nói theo lý thuyết mười hai nhân duyên thì tiến trình đó rối ren như một tổ kén (kulagaṇṭhikajātā), không khác gì một cuộn chỉ rối (tantākulakajātā), đan xen nhau như cỏ munja và lau sậy babaja (muñjapabbajabhūtā)[1].
Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli
06/12/2019
4:04 SA
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây[1] cho đến phương Đông[2]. Ở Việt Nam, cụ thể là trong bản dịch tiếng Việt kinh tạng Nikāya của hòa thượng Thích Minh Châu thì khái niệm con đường độc nhất xuất hiện trong hai trường hợp.
Vài cứ liệu về nguồn gốc Pāli trong kho tàng tiếng Việt
25/07/2018
4:01 SA
Tiếng Việt là một thể loại ngôn ngữ được định hình cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Tiếng Việt đã kế thừa và tiếp nhận nhiều cơ sở ngôn ngữ của các quốc gia có liên hệ về giao thương, tín ngưỡng, văn hóa...
Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật Có Nói Về Tứ Thánh Đế Hay Không?
23/06/2018
4:21 SA
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya. Một câu hỏi tưởng như bình thường nhưng để lý giải thỏa đáng là điều không đơn giản. Vì lẽ, trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh Đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam
06/06/2018
4:20 SA
Cổ thư Ấn giáo và kinh điển Phật giáo đã nhiều lần ghi nhận về loài cây này trong việc điều trị bệnh tật. Điều đáng quan tâm nhất, chính Đức Phật đã từng sử dụng chế phẩm từ quả cây harītakī (हरीतकी). Trong kinh văn Phật giáo từ Hán tạng cho đến Nikāya đã nhiều lần ghi nhận về dược tính cũng như khả năng trị liệu từ loại cây này.
Khảo Về Tên Gọi Sa-môn, Bà-la-môn Và Những Phẩm Tính Của Bà-la-môn Trong Phật Điển
15/05/2018
4:35 SA
Trong kinh điển Phật giáo, danh xưng Sa-môn, Bà-la-môn có tần suất xuất hiện rất cao và mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh. Có những trường hợp các danh xưng này chuyên chở ý nghĩa tích cực hoặc ngược lại. Tính đa nghĩa, tùy biến của hợp ngữ Sa-môn, Bà-la-môn đôi khi tạo nên những ngộ nhận không đúng về Phật giáo và cả Ấn giáo.
Quay lại