Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (22)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Vũ Thế Ngọc
Mới nhất
A-Z
Z-A
Mật Tông Kim Cương Thừa
27/06/2022
5:34 SA
Tác giả luận này là một giáo sư từng đến Tây Tạng để tìm hiểu về Mật giáo và Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên thầy chỉ nhận mình là du khách cỡi ngựa xem hoa và từ chối viết về Mật tông ngoài những chú thích ngắn gọn đó đây trong các sách khác. Trong khi đó, thầy luôn luôn khuyến khích chúng tôi phải viết về đề tài này vì cho rằng chúng tôi có ưu điểm được học tập chính qui trong cả hai truyền thống đại học Tây phương và Tây Tạng. Nhưng chỉ là những người còn trẻ trong đạo, quả thật chúng tôi chưa có đủ khả năng về đại sự này. Một sự nghiệp đang được nhiều học giả uy tín thế giới liên tục nghiên cứu và giới thiệu trong những năm vừa qua.
Kinh Đại Thừa và Kinh Giả
26/06/2022
4:15 SA
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1] Tuy nhiên chúng ta cũng khẳng định không phải các kỳ kết tập này đã gồm tất cả kinh điển Phật giáo.
Bồ Đề Đạt Ma Tuyệt Quán Luận
25/06/2022
6:13 SA
Bóng dáng và tư tưởng Bồ Đề Đạt Ma từ lâu đã có ảnh hưởng và là nguồn cảm hứng của các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thế giới - từ văn chương triết học cho đến các sinh hoạt đời thường như uống trà đánh võ cắm hoa. Nhưng các kinh luận gọi là của Bồ Đề Đạt Ma hầu như đều là các ngụy tác của người đời sau. Tuy nhiên nếu chọn một tác phẩm đại diện chân chính cho tư tưởng Bồ Đề Đạt Ma thì chỉ có thể là tác phẩm Tuyệt Quán Luận.
Kinh Phật - Nguồn Gốc và Phát Triển (Sách Ebook PDF)
24/06/2022
6:02 SA
Phật Giáo sau hai mươi sáu thế kỷ truyền bá và phát triển đã trở thành một tôn giáo lớn và quan trọng có nhiều trăm triệu tín đồ có mặt trên khắp địa cầu. Kinh luận Phật giáo xưa nay vẫn được lưu hành khắp nơi. Tuy nhiên thắc mắc về nguồn gốc và phát triển kinh Phật vẫn là một vấn nạn của nhiều người. Đó là những câu hỏi cụ thể như Đức Phật giảng Pháp bằng tiếng gì? Kinh Phật đầu tiên được viết bằng văn tự nào? Các kinh luận nguyên thủy gồm các kinh nào? Các kinh xuất hiện về sau như kinh Phật giáo Đại thừa và Mật tông xuất xứ từ đâu? Có chăng những kinh gọi là kinh giả do người đời sau viết và làm giả với mục đích gì? Những câu hỏi tương tự vẫn tiếp tục là những thắc mắc của nhiều thế hệ tu sĩ cũng như trí thức trong và ngoài Phật giáo.
Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?
01/10/2020
4:54 CH
Năm 1992 Giáo sư Jan Nattier viết một bài nghiên cứu về nguồn gốc của Bát Nhã Tâm Kinh với tựa đề rất khiêu khích “The Heart Sutra: A Chinese Apocryphal Text?” (Tâm Kinh: một văn bản chữ Hoa ngụy tạo?)[1] trên một chuyên san quốc tế về Phật học.[2] Quả thật bài viết đã gây sôi nổi một thời trong giới nghiên cứu Phật học. Trong bài viết Nattier đã đưa ra năm điểm lạ về bản Hán văn Tâm Kinh do Huyền Trang dịch:
Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn gốc: Nghiên cứu về nội dung
07/10/2020
5:09 SA
....Lý do thứ hai tôi viết bài trên cũng còn vì lý do trong thời gian gần đây trên truyền thông mạng có phổ biến nhiều bài viết và pháp thoại của một số tác giả và tu sĩ ở Việt Nam đưa ra ý kiến cho rằng kinh Phật giáo Đại thừa chỉ là “kinh tưởng” do người Hoa sáng tác. Đây vốn là một đề tài rất cũ đã được tranh luận ở Á Đông từ nhiều thế kỷ trước, ngày nay với sự bùng nổ và phổ biến thông tin mạng nên có người mới biết và lập lại, nhưng phần lớn không đọc sâu và tìm hiểu đến nơi đến chốn nên thường có các bài viết hay “pháp thoại” như thế.[1]
Lý Luận Dịch Kinh Của Huyền Trang
12/06/2020
1:00 SA
Về tiểu sử và công nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật: Nguồn gốc và Phát triển1 . Ở đây chúng ta chỉ nói về việc phiên dịch và phương pháp phiên dịch của sư trong suốt hai mươi năm công sức kiên trì làm việc hầu như không có một ngày gián đoạn
Nhị đế và tứ tất-đàn
19/03/2020
3:21 CH
Nhị đế là lý thuyết cơ bản của triết học Long Thọ và sau đó trở thành tư tưởng lập cước của mọi tông môn để giải thích các đối cực, mâu thuẫn của giáo lý kinh điển. Trong Trung luận, Long Thọ đưa ra luận về Nhị đế (satyadvaya “hai chân lý”) mà sau này được coi là giáo pháp căn bản của các tông môn1 . Hai chân lý đó là chân lý thông tục (tục đế) và chân lý tuyệt đối (chân đế): “Vì chúng sinh, chư Phật đã dùng hai chân lý để thuyết pháp. Một là chân lý thông thường (saṃvṛti/ tục đế), hai là chân lý tuyệt đối (paramārtha/đệ nhất nghiã đế)”
Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara
14/01/2020
4:35 CH
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan. Nhưng phải cho đến tháng Chín năm 1994, sau khi loạn quân Taliban phá hủy hai ngôi tượng đại Phật ở Bamiyan Gandhāra, một vị khách vô danh mới gửi ba khạp đất nung chứa 27 cuộn kinh Phật viết bằng văn tự Kharosthi trên vỏ cây bhoja-patra cho Thư viện Anh Quốc
Trung Quán: Triết Học Long Thọ
07/11/2019
1:02 SA
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy.
Quay lại