Bilingual:
TANG POETRY: WHAT IS ZEN POETRY?
ĐƯỜNG THI: THẾ NÀO LÀ THƠ THIỀN
Author: Vũ Thế Ngọc
Translated by Nguyên Giác
Historically, Buddhism has much to do with poetic language. During his lifetime, the Buddha always encouraged his disciples to use local languages to interpret and spread his teachings. The scriptures also often use rhyming forms for the sole reason of being easy to read and remember. Many centuries after the Buddha's passing, people still handed down the Buddha's words (suttas) by oral transmission. As a result, Buddhism has embraced poetry as a teaching tool since its inception. Later Zen Buddhism, despite advocating the approach of "pointing directly at the human mind, seeing one's nature, and becoming Buddha," declared that Zen "is not established on words, and has the transmission outside the scriptures" --- However, Zen's literature has so many poems in the famous books of record of the Zen patriarchs.
Poetry is often considered to be able to express what cannot be expressed in prose. As the saying goes, “A poem says more than the sum of the words in it," and poetry is capable of conveying a certain amount of the “inconceivable” experience. As meditators frequently remark, it is a contemplative experience in which the ordinary language of the dualistic world is not only powerless but also confused. So in meditation, poetry is also often used as a skillful means—a "koan within a koan"—to guide learners into experiencing the "inconceivable, unspeakable" experience. Despite that, everyone knows that the "ninety-nine percent accuracy of poetry is not equal to the language of silence."
2. Lately, there have been people who have readily collected verses (poems!) written by monks (Zen monks?) and called them “Zen poems.” Aside from the crudely translated poems, the vast majority of these gathered poems are just teaching rhymes or lyrics expressing the authors' contemplative experiences. The Zen masters have no literary purpose. In addition, there is a 'trendy movement' of certain poets who include Buddhist words and Zen phrases into their work and call it Zen poetry. Actually, it's merely a word-arranging game for entertainment purposes.
True Zen masters disliked using language to depict transcendental truths "on the other side." However, sometimes they hesitate to use poetic language as a means of evocation, "as a guiding stone." So somewhere in the record books of Zen masters, there are often a few verses mixed up. These verses, or poems, were recited out by them and handwritten according to the meditator's approach of "every time a verse is given, it is always new," with no reference to the original source.
And because the records of Zen masters are frequently simply memorized and preserved by their juniors, it is common to blend the verses of many different poets. The Zen masters simply borrowed poetry, words that rhyme, and easy-to-remember, easy-to-listen rhythms to express an intellectual topic of 'inconceivable, unspeakable'. These "poetic lines" have absolutely no poetic purpose, except in the case of monks who were also poets. This is another matter. Such was the case with the 116 poets and monks in Toàn Đường Thi and other poetic monks in later generations.
For Zen masters, even if there are poems that are truly poetic, it is just a coincidence. We must keep in mind that these "poems" are still merely for borrowing a raft to cross the river, a means of "transmitting the Dharma." Zen Master Lai Quả once said clearly: "Historically, early Zen masters knew the Dharma thoroughly and then observed to look for persons who could enter the Way, using literature to receive intellectuals and poetry to receive well-educated people. Unlike frivolous people who enjoyed the taste of poetry, the masters used poetry only out of compassion for the good of the world to help people enter the Dharma Gate."
As a result, even if Zen masters write poems, the purpose of those poems is no different than simple and arbitrary sayings like "three pounds of sesame" or "the pine tree in the yard" or "drink tea"... or sometimes rude like "stick to clean feces" or "if you meet the Buddha, kill the Buddha, and if you meet the Patriarch, then kill the Patriarch"... all for the purpose of transmitting the Dharma. It is also the case that the monks, like the “religious men” in South Vietnam before them, use verse and rhyme to evangelize the vast majority of the population. The masters never aimed to "make literature."
3. People can still refer to it as "Zen poetry" in common sense: they are poems that briefly convey a somehow Zen vision of life, or express a state of ecstasy subtle experience of the non-self teaching of the meditation experience.
We say that "a somehow Zen vision of life" and don't say that "it carries the Zen content."
But the basic point of any "Zen poem" is that it must be a poem—a good poem. A poet who is not a Zen practitioner can yet write poems that are "very Zen," while a Zen master can write poems that teach deeply but are not regarded as "Zen poems" if they are not good poems.
That is a criterion to be selected for the anthologies of Toàn Đường Thi, Đường Thi Tam Bách Thủ, Thiên Gia Thi, or similar anthologies.
4. Enjoying poetry and writing poetry are noble intellectual activities. Writing “Zen poetry” is an even more noble activity. But remember that the game of thinking carefully to choose words is also an obstacle for Zen practitioners. Zen master Hiệu Nhiên (730–799) was a prominent poet of the Tang Dynasty, with seven poems still recorded in the Toàn Đường Thi, and also a famous poetic critic with the book Thi Thức. However, at the end of his life, he stopped writing poetry because he realized that this passion was also an obstacle to meditation. The poet monks who studied meditation, pursued illusory scenes, and squandered time pursuing rhymes to make a career out of poetry, as the old Zen masters remarked, were only creating horrible karma for themselves. Those are the experiences that a true Zen practitioner should understand well.
(Văn Hóa Phật Giáo Magazine, issue 153)
.... o ....
ĐƯỜNG THI: THẾ NÀO LÀ THƠ THIỀN
Vũ Thế Ngọc
1. Thế nào là thơ thiền?
Về mặt lịch sử, Phật giáo có nhiều tương quan với ngôn ngữ thi ca. Khi còn tại thế, Đức Phật luôn luôn khuyến khích các đệ tử dùng các ngôn ngữ địa phương để diễn dịch, truyền đạt giáo pháp của Ngài. Các bản kinh còn lại cũng hay dùng các thể văn vần, với lý do duy nhất để dể đọc dễ nhớ. Nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, người ta vẫn chỉ lưu truyền lời Phật (kinh) bằng cách truyền khẩu. Nên có thể nói ngay từ nguyên thủy Phật giáo đã dùng thơ làm phương tiện giáo hóa. Cho đến Thiền tông sau này, dù chủ trương “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật”, dõng dạc tuyên bố “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” coi thường ngôn ngữ kể cả kinh điển, thì sừng sững trong văn học Thiền tông vẫn là các bài thơ trong các ngữ lục danh tiếng của các tổ Thiền tông.
Thi ca thường được coi là có thể diễn tả được những gì không thể diễn tả bằng văn xuôi. Như cách nói “một bài thơ nói được nhiều hơn tổng số ngôn từ trong bài thơ đó”, thơ có khả năng chuyên chở phần nào kinh nghiệm “bất khả tư nghị” không thể nghĩ bàn. Đó là kinh nghiệm thiền định mà ngôn ngữ bình thường của thế giới nhị nguyên không những bất lực mà còn làm người ta hoang mang hiểu lầm, như các thiền giả thường nhấn mạnh. Cho nên trong thiền học thơ cũng thường được dùng như một phương tiện thiện xảo, một “công án trong công án” để hướng dẫn người học đi vào thực nghiệm cái kinh nghiệm “bất khả tư nghị, bất khả ngôn thuyết” – Dù biết rằng “chín mươi chín phần trăm chính xác của thơ cũng không bằng ngôn ngữ của im lặng”.
2. Gần đây đã có những người dễ dãi sưu tập các bài thi kệ (thơ!) của các tăng sĩ (thiền?) và gọi đó là “thơ thiền”. Thật sự chưa nói đến các bài thơ dịch quá khiên cưỡng, tự thân đại đa số các bài thơ được sưu tập đó cũng chỉ là những bài văn vần dạy đạo hay các bài kệ diễn tả kinh nghiệm thiền của các tác giả. Các thiền sư không có mục đích làm văn chương. Cũng như có cả một ‘phong trào thời thượng’ của một số người làm tập tành làm thơ thường hay mang những Phật ngữ, thiền từ vào thơ và nghĩ đó là thơ thiền. Thật ra đó cũng chỉ là trò chơi ráp chữ mua vui. Các thiền sư thật sự chưa bao giờ thích dùng ngôn ngữ để diễn giải về chân lý siêu việt “bờ bên kia”. Dù đôi khi các ngài chỉ bất đắc dĩ phải dùng loại loại ngôn ngữ thi ca để làm phương tiện gợi tỏ, ‘viên đá dẫn đường’. Nên đâu đó, trong các ngữ lục của các thiền sư thường có lẫn ít nhiều câu thơ. Các câu thơ hay các bài thơ đó được các ngài thuận miệng nói ra, thuận tay chép lại theo thủ thuật nhà thiền “nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân” chẳng bao giờ chú thích xuất xứ. Và các ngữ lục của các thiền sư thường chỉ do hậu bối nhớ lại và ghi chép, nên vẫn thường có thể lẫn các câu thơ của nhiều thi nhân khác. Các thiền sư chỉ tức thời mượn câu thơ văn có vần có điệu dễ nhớ dễ nghe để trình bày một vấn đề uyên áo ‘bất khả tư nghị, bất khả ngôn thuyết’. Các “thi phẩm” này hoàn toàn không có mục đích thi ca trừ trường hợp các tu sĩ cũng là thi sĩ – Đây lại là vấn đề khác. Đó là trường hợp của 116 thi nhân và cũng là tăng sĩ trong Toàn Đường Thi và các tu sĩ làm thơ khác đời sau.
Đối với các thiền sư, dù có những bài thơ là những bài thật sự có giá trị thi ca thì cũng chỉ là tình cờ. Chúng ta nên nhớ các “bài thơ” này vẫn chỉ có mục đích mượn bè qua sông, một phương tiện “tải đạo.” Thiền sư Lai Quả từng nói rõ: “Người xưa việc lớn đã sáng tỏ, là người trước đã tỏ ngộ sau đó mới quan sát căn cơ mà lập giáo, dùng văn để tiếp người trí thức, dùng thơ để tiếp người học rộng hiểu sâu. Chỉ lấy thơ văn làm phương tiện đưa người nhập đạo, tất cả không ngoài lòng từ bi làm lợi ích cho thế gian, chứ chẳng phải như bọn người phù phiếm ưa thích ý vị thi văn”.
Vì vậy đối với các thiền sư dù có làm thơ thì mục đích của những bài thơ đó cũng không khác các câu nói mộc mạc tùy tiện như “ba cân mè”, “cây tùng trước sân”, “uống trà đi”,… hay có khi sỗ sàng như “càn thỉ quyết”, “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ”… chỉ với mục đích tải đạo. Đó cũng là trường hợp các tu sĩ dùng các bài kệ bài vè để truyền giáo vào đại đa số quần chúng, như các “ông đạo” ở miền Nam Việt Nam trước đây. Các ngài không bao giờ nhắm mục đích ‘làm văn chương’.
3. Tuy nhiên trong bình diện phổ thông người ta vẫn có thể gọi là “thơ thiền” theo ý nghĩa dung tục: Đó là những bài thơ thoáng gợi một nhân sinh quan thiền học nhất định nào đó hay diễn tả một trạng thái xuất thần phảng phất một kinh nghiệm thực chứng của giáo lý vô ngã của kinh nghiệm thiền quán.
Nói là ‘phảng phất ít nhiều nhân sinh quan thiền học’ mà không nói ‘mang nội dung thiền học’.
Nhưng vấn đề cơ bản của bất cứ bài “thơ thiền” nào thì cũng phải là một bài thơ – một bài thơ hay. Một thi sĩ có thể không phải là thiền giả nhưng vẫn có thể có những bài thơ những câu thơ “rất thiền,” và một vị thiền sư có thể có những bài thi bài kệ dạy đạo rất sâu sắc nhưng không có nghĩa đó là những bài “thơ thiền” nếu từ cơ bản nó không phải là bài thơ hay.
Đó chính là một tiêu chuẩn để được chọn lựa vào tuyển tập Toàn Đường Thi, Đường Thi Tam Bách Thủ, Thiên Gia Thi hay các thi tuyển tương tự.
4. Thưởng thức thơ, làm thơ là một hoạt động trí tuệ thanh cao. “Thơ thiền” lại là một hoạt động cao nhã hơn nữa. Nhưng nên nhớ trò chơi lao tâm chọn chữ theo lời cũng là một chướng ngại của người tu thiền. Thiền sư Hiệu Nhiên (730-799) là một thi nhân lỗi lạc đời Đường với bảy thi tập còn ghi trong Toàn Đường Thi và cũng là một nhà phê bình thi ca nổi tiếng với quyển Thi Thức. Tuy nhiên đến cuối đời ông không làm thơ nữa vì tự nhận thấy nỗi đam mê này cũng là một chướng ngại của thiền nhân. Đúng như các thiền sư xưa nhận định, người tu thiền tâm còn mải miết buông thả theo cảnh huyễn lấy thi thơ làm nghiệp, phung phí thời giờ đuổi theo vần điệu chỉ là tạo ra nghiệp xấu của thi tăng. Đó là những kinh nghiệm mà thiền nhân chân chính tự hiểu.
Tạp Chí Văn Hóa phật Giáo số 153
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a18348/duong-thi-the-nao-la-tho-thien
.... o ....