Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (1042)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Khoảnh khắc chiêm bao
29/01/2019
2:08 CH
Tôi cảm thấy xấu hổ với cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải khi biết mình viết bài tựa nầy cạn lợt, mà lại lâu lắc khiến tác giả chắc phải chờ. Có thể Nguyên Giác chờ nhưng không sốt ruột. Tánh ông là thế, an nhiên, nhẹ nhàng, ít khi coi chuyên đời thường dính dáng đến quyền lợi và công việc mình là điều quan trọng để phiền hà ai. Nhưng tôi vẫn áy náy... (Trích lời tựa của GS. Nguyễn Văn Sâm)
Phật Tử Tây Ban Nha
30/12/2018
4:03 SA
Tây Ban Nha là nơi rất vắng Phật Tử, vì là quốc gia truyền thống có đại đa số dân theo Thiên Chúa Giáo. Trong hơn 500 năm, từ trước khi Tây Ban Nha thống nhất năm 1492, Công giáo đã đóng vai hình thành căn cước quốc gia Tây Ban Nha. Hiện nay, ngay cả khi cách mạng thông tin đã bùng nổ, thế giới đã trở thành ngôi làng toàn cầu hóa, Phật Tử tại Tây Ban Nha vẫn là một thiểu số rất nhỏ.
Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh
23/12/2018
4:03 SA
Giải thoát không tới vì cái được nhìn, được nghe, được học. Giải thoát là vô sở trụ, là người xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, mọi nghi lễ… là người không tạo tác gì, người buông bỏ hết, kể cả tâm buông bỏ. Kinh này gồm các bài kệ từ 788 tới 795.
Phật Giáo, Chinh Trị Và Thời Đại Trump
29/11/2018
4:09 SA
Trong cương vị Thống Đốc tiểu bang Hawaii, bản thân là một Phật tử và là da màu, David Yutaka Ige suy nghĩ thế nào trong thời đại của Tổng Thống Trump, một người Thiên Chúa Giáo không gương mẫu và là một chính khách không tin các nghiên cứu về biến đổi khí hậu? Tạp chí Lion’s Roar đã có bài phỏng vấn Thống Đốc David Yutaka Ige về nhiều phương diện, đặc biệt về suy nghĩ của một Phật tử như Ige.
Sn 4.3 -- Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến
08/11/2018
4:39 SA
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng đó là theo bản Pali của Thái Lan, Sri Lanka và PTS, nhưng bản Pali Miến Điện viết khác, dịch ra Anh văn là “Vị này không có tự ngã, cũng không có cái đối nghịch lại tự ngã” (“He has no self, nor what’s opposed to self.”); nghĩa là, không gọi là ngã, cũng không gọi là phi-ngã. Trong khi đó, Bhikkhu Bodhi dịch thêm phần luận về chú giải kinh này, nói rằng với người đã buông bỏ 62 kiến giải, sẽ không còn thấy gì để nắm giữ hay buông bỏ nữa.
Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali
05/11/2018
4:07 SA
Bài viết này là một nỗ lực để đọc một số yếu chỉ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, qua lời kinh từ Tạng Pali. Người viết sở học không bao nhiêu, cho nên nhiều phần sẽ dựa vào chú giải của các bậc tôn túc, đặc biệt là từ Kinh Pháp Hoa của Hòa Thượng Thích Trí Quang, Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền (1905-1973, Tổng thư ký Hội Phật học Nam Việt, Sài Gòn), và Pháp Hoa Tông Chỉ Đề Cương của Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (thế kỷ 18 và 19, trụ trì chùa Bích Động ở làng Đam Khê, phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình). Tất cả những bất toàn trong bài viết này sẽ là lỗi riêng của người viết.
Sn 4.1 -- Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 -- Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động
30/10/2018
4:43 SA
Lời Ban Biên Tập: Chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai bài kinh đầu tiên trong tổng số 36 bài, trích từ "KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI" vừa được Cư sĩ Nguyên Giác dịch và chú giải từ các bản Anh ngữ và do nhà xuất bản Ananda Viet Foundation xuất bản phát hành trên mạng Amazon cùng các nhà sách ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu vào đầu tháng 11 năm 2018. Nội dung hai bài kinh này nói rằng cần phải tỉnh thức thường trực để xa lìa tham dục, không dính mắc vào bất cứ những gì thấy nghe, chạm xúc, khởi tưởng, không tiếc quá khứ, không vọng tương lai và không mong muốn gì trong hiện tại. Nói gọn là vô sở trụ.
Kinh Nhật Tụng Sơ Thời
27/12/2018
1:00 SA
Toàn bộ lời kinh là giáo pháp thực hành, do chính Đức Phật giảng dạy vào những năm đầu hoằng pháp, nên nội dung kinh không được sắp xếp theo từng chủ đề, tuy nhiên mỗi bài kinh là một pháp hành và tất cả không ngoài nghĩa giải thoát và giải thoát ở đây chính là vô sở trụ, là xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, mọi nghi lễ… là người không tạo tác gì, là người buông bỏ hết, kể cả tâm buông bỏ. Có thể nói Kinh Nhật Tụng Sơ Thời là kinh cốt tủy của Đạo Phật mà tất cả kinh điển Nam Truyền, Bắc Truyền, Tạng truyền, và các luận giải đều xuất nguồn từ tư tưởng kinh này.
Câu chuyện người Kalama
18/10/2018
4:02 SA
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản
15/10/2018
4:00 SA
Kinh MN 1 (Mulapariyaya Sutta) là Kinh khởi đầu Trung Bộ, được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Pháp Môn Căn Bản. Các bản tiếng Anh thường dịch là Cội Nguồn Của Tất Cả Các Pháp (như 2 bản Sujato và Bodhi cùng dịch là: The Root of All Things). Bài này sẽ phân tích dựa vào 5 bản Anh dịch (của quý ngài Bodhi, Sujato, Horner, Thanissaro, Nanamoli) và bản Việt dịch (của Hòa Thượng Thích Minh Châu). Cả 6 bản này có đều liên kết mạng ở (1).
Quay lại