Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (408)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Quảng Tánh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều
14/03/2021
1:00 SA
“Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la, du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo. Bấy giờ Đức Thế Tôn đang đi giữa đường, chợt thấy có đống cây lớn ở một nơi kia đang bùng cháy dữ dội.
Phật Pháp Bách Vấn (sách)
30/12/2020
4:00 CH
Phật pháp Bách vấn là tập hợp những bài nghiên cứu giải thích hoặc tư vấn cho độc giả đã đăng tải trên Báo Giác Ngộ. Một trăm vấn đề có liên quan đến Phật pháp bao gồm cả hai phương diện học thuật, nghiên cứu và ứng dụng, thực nghiệm được trình bày một cách hợp lý, rõ ràng và khoa học. Có thể nói Phật pháp Bách vấn là một tác phẩm có tính bách khoa về đề tài, nội dung phong phú, lượng thông tin cao, hữu ích cho nhiều đối tượng độc giả.
Biết pháp, biết nghĩa, biết thời
23/12/2020
6:14 SA
Ai cũng biết muốn tu thì phải học tập giáo pháp. Nếu không học mà cố gắng tu thì gọi là tu mù, có thể tu sai với Chánh pháp. Đức Phật đã xác định trong bảy pháp “được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận” thì trước cần phải biết pháp, biết nghĩa và biết thời.
Như Lai - Bậc nói lời chân thật
08/12/2020
2:23 CH
Đức Phật, Như Lai là bậc Giác ngộ, đấng Toàn giác, “tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Toàn giác còn có nghĩa là Như Lai biết hết mọi chuyện từ quá khứ, hiện tại, cho đến vị lai. Tuy nhiên, khi còn tại thế, đối với những câu hỏi liên quan đến các phạm trù siêu hình và quyền năng, Đức Phật đều im lặng. Chính sự im lặng này của Đức Phật mà đương thời dấy lên nhiều nghi vấn “Sa-môn Cù-đàm biết suốt việc trong đời quá khứ, nhưng không biết việc trong đời vị lai”.
Những dấu hiệu để nhận biết vị Thánh A-la-hán
30/11/2020
1:00 SA
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích của mình, đã dứt sạch các kết sử của hữu, với chánh trí đã giải thoát”.
Suy nghiệm lời Phật: Phe phái, tranh chấp bởi vì đâu?
05/02/2021
1:00 SA
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời. Thực tế ngày nay, các chuyện đại loại như thế vốn cũng không lạ.
Bổn phận của người xuất gia & tại gia
17/09/2020
1:00 SA
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia. Dĩ nhiên, sự phát tâm cao thượng, cho đi một phần tài sản của mình với lòng tin trong sạch sẽ mang đến cho các tín chủ tại gia quả phước vô lượng.
Đạo nghiệp sẽ bị nhấn chìm vì lợi dưỡng quá nặng
22/08/2020
1:01 SA
Chính Đức Phật đã xác định, “lợi dưỡng quá nặng khiến người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân”. Nghĩa là, sự thụ hưởng vật chất càng đầy đủ và sung túc bao nhiêu thì có nguy cơ xa rời đạo quả giải thoát bấy nhiêu. Vẫn biết, vật chất và lợi dưỡng tự thân nó vốn không có lỗi, chính tâm tham lợi dưỡng của con người mới là vấn đề.
Chánh tri kiến - Thấy biết như thật quan điểm đúng đắn
21/08/2020
1:00 SA
Trước vô vàn biến động thuận nghịch trong cuộc đời, con người thường truy tìm cái nguyên do, vì đâu mà nên nỗi, rồi vui buồn, than vãn, trách mình và trách người. Khi thắng lợi thì vui sướng, tự hào rằng sự thành công này là nhờ mình; khi thất bại thì buồn bực bởi mất mát, thua thiệt này là do người, hoặc do mình một phần, hoặc do tự nhiên, số phận v.v…
Thúc liễm thân tâm là giữ gìn Chánh pháp
05/08/2020
1:00 SA
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân, còn đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của Chánh pháp để lợi ích hữu tình. Bởi Chánh pháp còn hưng thịnh ở đời thì chúng sinh còn nơi nương tựa để hướng thiện, làm lành tránh ác.
Quay lại