Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (486)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Quảng Tánh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đức Phật dạy gì trong mùa an cư cuối cùng?
29/06/2020
3:39 CH
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế. Trong mùa an cư cuối cùng này, Đức Phật đã dạy hai điều cốt yếu: Một là, Pháp và Luật đã được Ngài trao truyền trọn vẹn cho chúng Tăng; Pháp và Luật sẽ là thầy dẫn đường tối thượng cho các hội chúng Tỳ-kheo sau khi Như Lai nhập diệt. Hai là, mỗi vị đệ tử hãy tự mình thắp sáng nơi Pháp, hãy tự mình nương tựa Pháp mà trọng tâm là tu tập tứ niệm xứ.
Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng
20/06/2020
1:00 SA
Khi buông bớt các duyên bên ngoài, hoặc theo chúng an cư tập trung hay tự mình phát nguyện an cư tại chỗ, tưởng chừng như không làm được việc gì to tát mà thực tế thì người tu đã làm được việc rất quan trọng, đó là góp phần “làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm”.
Công đức chiêm bái Phật tích
15/06/2020
1:00 SA
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành. Dĩ nhiên nương tựa Pháp và Luật để thẳng tiến đến các Thánh quả giải thoát là tối cần nhưng không phải ai cũng làm được điều ấy. Để gieo trồng phước duyên với Phật và Thánh chúng, hàng đệ tử luôn tâm thành hướng vọng về bốn Thánh tích, tưởng nhớ đến nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập Niết-bàn.
Kinh Đại Thừa Có Phải Do Các Vị Tổ Trung Hoa Viết Ra?
13/06/2020
3:10 CH
Tôi nghe một số vị giảng rằng, kinh điển Phật giáo Hán tạng (Bắc tông, Đại thừa) là không phải do Đức Phật Thích Ca thuyết mà do các vị Tổ Trung Hoa viết ra, như vậy khả năng chính xác không cao như kinh do Đức Phật thuyết trong Kinh tạng Pali (Nam tông, Nguyên thủy). Tôi rất tâm đắc bộ kinh Pháp hoa, Đức Phật dạy cách Khai - Thị - Ngộ - Nhập tri kiến Phật có sẵn trong mỗi người chúng ta, nhưng sau khi nghe các vị đó nói như vậy tôi rất hoang mang, không biết kinh nào đúng, kinh nào không đúng với lời Phật dạy?
Không nên vội tin cũng không nên bài bác
02/06/2020
1:00 SA
Hiện nay, những tuyên bố nhân danh Phật pháp nhiều vô số kể, trong đó nhiều quan điểm chống trái nhau khiến cho không ít người nghe hoang mang, thối thất đạo tâm. Giải pháp cho vấn đề này là cần tỉnh táo, không tin liền cũng không vội bài bác mà nương vào Kinh và Luật để đối chiếu, thẩm định. Sự thật sẽ rõ ràng hơn khi thực hiện thao tác so sánh này, những quan điểm nào mà trái với Kinh Luật hay giáo pháp nói chung thì mạnh dạn loại trừ. Sự lưu truyền giáo pháp bằng cách truyền khẩu tiếp tục kéo dài cho đến khoảng trên dưới 400 năm sau khi Thế Tôn nhập diệt mới được ghi chép. Kinh tạng Nikaya (Pali) được xem là văn bản sớm nhất ghi chép lời Phật dạy. Tương đương với kinh tạng Nikaya là kinh tạng A-hàm (Sanskrit) và khá nhiều kinh luận được biên soạn, trước tác rất muộn về sau.
Bẩy pháp giúp quốc gia hưng thịnh
13/05/2020
2:31 CH
Trọng tâm giáo pháp của Đức Phật là tu hành hướng đến giác ngộ và giải thoát. Tuy vậy, Ngài cũng rất chú trọng đến việc xây dựng xã hội an hòa, kiến tạo đất nước phồn vinh, thiết lập thế giới hòa bình, khiến cho muôn dân an lạc.
Không gì là chắc thật
10/05/2020
4:26 CH
Quán chiếu ngũ uẩn giai không được xem là pháp tu cốt tủy của đạo Phật. Bất cứ truyền thống hay pháp môn nào, nhân danh Chánh pháp của Thế Tôn đều gặp nhau ở tuệ giác vô thượng này. Lộ trình thì có thể khởi đầu theo thứ bậc giới-định-tuệ, có thể song hành định-tuệ, có thể thuần quán (vipassana) và kết thúc nơi tuệ giác vạn pháp đều không-vô thường-vô ngã.
Như Lai - Bậc ngôn hành hợp nhất
01/05/2020
5:24 SA
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen và nghe ra âm ba quen thuộc “Ta là bậc tối thượng, tôn quý ở đời” (Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn). Nói đến Như Lai, người đệ tử Phật thường khắc niệm mười ân đức Phật bảo cao thượng vô song (Nam-mô Như Lai: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn).
Tâm hoang vu khiến ta sợ hãi
25/04/2020
6:18 SA
Sợ hãi là một trạng thái tâm lý thường xảy ra khi người ta sống một mình, nhất là ở trong đêm khuya, những nơi hoang vắng, thiếu an ninh và an toàn. Những người ẩn tu trong rừng núi, hang động hàng ngày đều phải đối mặt với thiếu thốn vật chất, những nguy hại từ côn trùng, thú dữ và nhiều âm thanh kỳ quái trong tự nhiên (tiếng gió hú, tiếng muông thú gầm, tiếng cành cây cọ vào nhau, tiếng cành cây gãy, tiếng hòn đá lăn…), nếu không có lực tu mạnh mẽ, chánh niệm không vững vàng thì họ cũng bị sợ hãi chế ngự.
Cái gì trói buộc ta?
17/04/2020
6:08 SA
Chúng ta luôn dính mắc vào cảnh trần, biểu hiện rõ nét là luôn thích hoặc không thích. Bình tâm suy xét, có khi nào ta tự hỏi rằng vậy cái gì đã trói buộc ta, cái gì đã khiến cho mình dính mắc. Người cạn cợt thì nói ngay rằng bởi cái cảnh nó hấp dẫn nên làm cho ta mê mệt. Người có chiều sâu hơn thì cho rằng, cũng tại vì ta thấy nghe ngửi nếm… làm chi, mà cũng tại cảnh sắc thinh hương vị… nó quyến rũ nên không dứt ra được. Bậc trí thì thấy rõ rằng, không phải tại mắt thấy sắc đẹp hoặc tai nghe tiếng hay mà chính dục tham mới là sợi dây trói buộc.
Quay lại