English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (486)
About Author
Author List
Quảng Tánh
Latest
A-Z
Z-A
Khéo phòng hộ
9/7/2019
1:01 AM
Tự phòng hộ là pháp tu căn bản của những người con Phật. Phòng hộ có nhiều cách. Phòng hộ sáu căn, khi căn tiếp xúc với trần không tham đắm dính mắc và cũng không ghét bỏ xua đuổi, chánh niệm tỉnh giác mà tự tại tùy duyên. Tự phòng hộ nhờ an trú vào giới, Thánh giới cao quý sẽ che chở và bảo vệ cho người tu tăng trưởng đạo đức, thân tâm bình an để thăng hoa tiến đạo.
Giữ tâm ý trong sạch
8/29/2019
1:02 AM
Là đệ tử Phật, ai cũng biết bài kệ nổi tiếng, được xem là tinh túy, là tôn chỉ của giáo pháp Thế Tôn: “Không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, chính là lời Phật dạy” (Pháp cú, kệ 183). Tâm ý trong sạch có thể khái quát là không tham lam, không thù hận và không si mê.
Có pháp đốt cháy và pháp không đốt cháy
8/26/2019
1:03 AM
Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện.
Suy nghĩ lung tung - cội nguồn của khổ
8/14/2019
1:02 AM
Thân, tâm này vốn dĩ bất tịnh và nhiễm ô, luôn nhuốm màu dục vọng. Nhưng chúng ta có thể tự thanh lọc thân tâm khiến cho ba nghiệp thân khẩu ý trở thành thanh tịnh. Tất cả đều bắt nguồn từ tâm ý, nếu thú hướng bất tịnh và nhiễm ô là cội nguồn của khổ đau, ngược lại hướng về thanh tịnh và vô nhiễm là nền tảng của an lạc.
Tu Tập Tâm Từ Quỷ Thần Không Thể Tổn Hại
8/10/2019
5:11 AM
Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.
Hiếu thuận được phước làm vua cõi trời
8/7/2019
1:02 AM
Tương lai của mỗi con người dều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại. Vì vậy, mỗi người con Phật phải tự quyết định lấy tương lai của chính mình bằng cách trang nghiêm phước báo tự thân, thọ trì bảy cấm giới.
Có nên đốt vàng mã cho người thân đã mất?
8/5/2019
1:03 AM
Tôi là Phật tử, có tìm hiểu Phật pháp. Theo như tôi biết, khi con người chết đi sẽ tùy theo nhân duyên, nghiệp lực đã gây tạo mà sinh về các nơi như sau: Tốt nhất là vãng sinh về Cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Thứ nhì là được sinh làm trời, a-tu-la, người. Thứ ba là sinh vào ngạ quỷ, súc sinh. Thấp nhất là bị đày ải ở địa ngục (chưa được tái sinh). Tôi thắc mắc là: Tại sao người thân của ta khi chết đi rồi, hàng năm con cháu phải đốt áo quần, đồ đạc, tiền vàng, nhà cửa, xe cộ… cho họ? Bởi họ đang ở các cõi trên như Cực lạc, cõi trời thì không cần; nếu sinh làm người, vật,… thì có gia đình, quyến thuộc chăm sóc; hoặc bị giam cầm ở địa ngục thì có Diêm phủ lo. Nếu đúng như vậy thì tại sao hiện nay cứ đến tháng Bảy, mùa Vu lan báo hiếu người ta lại nô nức sắm sanh nhà cửa, xe cộ, đồ đạc… đốt gửi cho ông bà, bố mẹ, con cháu đã qua đời. Những người Phật tử có nên làm theo chăng? Rất mong quý Báo giải thích giúp tôi.
Buông bỏ tất cả để tu hành có bị xem là ích kỷ?
9/17/2022
1:03 AM
HỎI: Sau một thời gian tìm hiểu về đạo Phật, tôi muốn tu thiền để an tịnh, thảnh thơi và giải thoát. Xin hỏi tại Việt Nam có các cơ sở tự viện hay trung tâm nào chuyên dạy tu thiền không, hay tôi phải ra nước ngoài (Myanmar) học thiền? Tôi có gia đình và con nhỏ nên dự định tầm 50 tuổi sẽ xuất gia sau khi dàn xếp ổn thỏa mọi việc, như vậy có quá muộn không? Nếu buông bỏ tất cả để tu hành, vậy có bị xem là ích kỷ không? (THANH TÙNG,
[email protected]
)
Khi ác ma nhiễu loạn
8/1/2019
1:04 AM
Tu thiền trong rừng bị ác ma nhiễu loạn thoạt nghe cũng sởn ốc, rùng mình. Càng đáng sợ hơn khi ác ma đây không phải dân ma mà chính là vua ma Ba-tuần, uy lực phá hoại cực kỳ mạnh mẽ. Ở một phương diện khác, người tu thiền mà được ma vương “chiếu cố” cũng có cái vinh dự vì mình thuộc hạng tu cao, đang rất gần với quả vị A-la-hán thì ma vương mới quan tâm. Còn tu hành lẹt đẹt, phiền não dẫy đầy thì ma vương chẳng thèm để ý, nói chi là ra tay phá hoại.
Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn
7/31/2019
3:14 PM
Trừ các bậc Bồ tát vì bi nguyện tái sanh, còn lại hết thảy chúng ta sinh trong cõi dục với gốc rẽ nghiệp duyên tham ái. Do đó ái dục là bản chất của con người và sự khát ái dục trở nên vô cùng tận
Back