Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (101)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thích Nữ Hằng Như
Mới nhất
A-Z
Z-A
Thiền Tuệ: “QUÁN TÂM TRÊN TÂM” | Thích Nữ Hằng Như
10/11/2024
4:21 CH
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứ là thiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Những lần sinh hoạt trước, chúng ta đã học qua phần quán Thân và quán Thọ. Quán Thân có sáu đề mục để thực tập, đó là quán hơi thở; quán bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi; quán các hành hoạt của thân; quán tứ đại: địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại; quán 32 thể trược; và quán tử thi. Quán Thọ là quán các cảm thọ nơi thân tâm gồm Khổ thọ là những cảm thọ buồn phiền, không dễ chịu. Lạc thọ là những cảm thọ dễ chịu, thích thú, hài lòng. Xả thọ là những cảm thọ bình thường không khổ cũng không lạc.
Ngũ Căn – Ngũ Lực Là Gì? | Thích Nữ Hằng Như
16/10/2024
3:25 SA
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi. Bala là lực, là sức mạnh. Ngũ căn và ngũ lực là phẩm đôi nhập một trong số 37 phẩm trợ đạo gọi chung là Đạo đế gồm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn-Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo.
Chánh Niệm Trên Các Cảm Thọ | Thích Nữ Hằng Như
06/09/2024
4:11 SA
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Nội dung của các chánh niệm này là quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp với nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhằm nhiếp phục tham dục và ưu não ở đời.
Thiền Tuệ: Thân Hành Niệm | Thích Nữ Hằng Như
10/07/2024
4:36 SA
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập. Thân ở đây là một trong bốn lĩnh vực: Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong bài kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) do đức Phật thuyết giảng cho cư sĩ và tu sĩ học Phật, được ghi lại trong Kinh Trung Bộ phẩm số 10, Kinh Trường Bộ phẩm số 22 và tản mạn trong các bộ kinh Nikàya khác.
Lộ Trình Giải Thoát Trong Đạo Phật
25/06/2024
3:23 SA
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó. Cho nên giải thoát có nghĩa là thoát khỏi những trói buộc, vượt thoát thực tại bị giam hãm và được hoàn toàn tự do.
Tứ Niệm Xứ Là Con Đường Duy Nhất...
02/06/2024
3:28 CH
Thiền Phật giáo có hai nội dung, đó là thiền Chỉ và thiền Quán. Mục đích của thiền Chỉ hay Định là tập trung tâm vào một đề mục, không để tâm lang thang suy nghĩ dính mắc với ngoại cảnh, không nghĩ nhớ đến những hành vi trong quá khứ hay tưởng tượng những gì chưa xảy ra ở tương lai
Thế Nào Là Thiền Chỉ?
14/05/2024
3:46 SA
Phật sử ghi nhận Thiền đã có từ lâu đời, trước khi Bồ-tát Siddhartha Gautama xuất gia cầu đạo giải thoát. Cụ thể là Bồ-tát đã từng học thiền với hai vị đạo sĩ Ãlãra-Kãlama và Uddaka- Ramãputta. Họ là hai vị thiền sư nổi tiếng ở Ấn Độ thời đó.
Học Phật, Cần Thấy Ra Sự Thật
07/04/2024
4:07 SA
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi, đó là điều tự nhiên của vạn pháp.
“Tu” Trong Đạo Phật
06/03/2024
3:00 CH
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào. Thực ra, trên con đường tu hướng đến giải thoát giác ngộ, Đức Phật có rất nhiều phương thức, tùy căn cơ của mỗi người mà Ngài chỉ dạy, nhưng phương thức nào cũng phải thông qua Giới-Định-Huệ.
Ý Nghĩa “Nương Thuyền Bát Nhã” Là Gì?
03/02/2024
4:07 CH
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã. Bát nhã là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Pãli là “Panna”, tiếng Sanskrit là “Prajna”.
Quay lại