Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (300)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thiện Phúc
Mới nhất
A-Z
Z-A
Những Đóa Hoa Thiền Trong Vườn Hoa Pháp Cú | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
03/01/2025
4:33 SA
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề và cuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộ và giải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... Như
Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong | Thiện Phúc (sách Song Ngữ Vietnamese-english)
10/12/2024
3:03 CH
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật hay về tu tập theo tinh thần Bồ Tát, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra con đường trong hành trình đi tìm vị Bồ Tát Bên Trong cho những ai muốn đi tìm vị Bồ Tát ấy.
Hương Thơm Pháp Cú Trong Tu Tập Phật Giáo | Thiện Phúc (Song Ngữ Vietnamese-English)
13/11/2024
4:21 SA
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Hương Thơm Pháp Cú Trong Tu Tập Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần nói về hương thơm Pháp Cú trong tu tập Phật giáo. Tưởng cũng nên nhắc lại, kinh Pháp Cú gồm những thí dụ về giáo lý căn bản Phật giáo, rất phổ thông trong các xứ theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, bộ kinh nầy thuộc văn học thế gian và được nhiều người biết đến ở các nước theo Phật giáo cũng như các nước không theo Phật giáo, vì ngoài những giáo lý của đạo Phật, bộ kinh còn chứa đựng những ý tưởng răn dạy chung mọi người.
Tại Gia & Xuất Gia Bồ Tát Trong Giáo Thuyết Phật Giáo | Thiện Phúc
05/11/2024
4:24 SA
Trong giáo thuyết Phật giáo, Bồ Tát là một chúng sanh giác ngộ và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh. Bồ Tát được xem như là một con người cũng với nghiệp của chính mình ở cõi đời này như những người khác, nhưng vị Bồ Tát bằng chính sự nỗ lực của mình, không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, tu tập theo phương pháp cụ thể và thực tế để vượt qua những xung đột bên trong chính mình bao gồm những nghiệp xấu và những khổ đau, cũng như những khủng hoảng bên ngoài như môi trường, tai họa... để có thể thay đổi trạng thái mất thăng bằng và để tất cả cùng sống với nhau trong một thế giới bình an, thịnh vượng và hạnh phúc.
Yếu Lược Tinh Hoa Giáo Pháp Kinh Hoa Nghiêm | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
27/10/2024
3:28 SA
Nhan đề Phạn ngữ của Hoa Nghiêm là Avatamsaka, nhưng Pháp Tạng trong bản chú giải kinh Hoa Nghiêm bộ 60 quyển nói nguyên ngữ chính là Gandavyuha. Avatamsaka có nghĩa là “một tràng hoa” trong khi nơi chữ Gandavyuha, thì ganda là “tạo hoa” hay một loại hoa thường và “vyuha” là “phân phối trật tự” hay “trang sức.” Hoa Nghiêm có nghĩa là trang hoàng bằng hoa. Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh thâm áo nhất của Đại Thừa, ghi lại những bài thuyết pháp của Đức Phật sau khi Ngài đã đạt giác ngộ viên mãn.
Kỳ Hoa Dị Thảo Trong Vườn Hoa Pháp Cú | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
18/10/2024
4:00 SA
Nói về Kinh Pháp Cú, kinh gồm những thí dụ về giáo lý căn bản Phật giáo, rất phổ thông trong các xứ theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, bộ kinh nầy thuộc văn học thế gian và được nhiều người biết đến ở các nước theo Phật giáo cũng như các nước không theo Phật giáo, vì ngoài những giáo lý của đạo Phật, bộ kinh còn chứa đựng những ý tưởng răn dạy chung mọi người. Dầu chúng ta nói là kinh chứa đựng những câu kệ về giáo pháp căn bản, nhưng trong Vườn Hoa Pháp Cú, kỳ hoa dị thảo luôn đâm chồi nẩy lộc khắp nơi và hương thơm Pháp Cú luôn tỏa khắp trong từng chương của bộ kinh nầy.
Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam | Thiện Phúc (Song ngữ Việt-Anh)
09/10/2024
4:57 SA
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam” chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự phát triển Phật Giáo Việt Nam và một số cao Tăng, các nhà tư tưởng Phật giáo hay học giả vĩ đại mà tác giả ghi nhận được, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Phải thật tình mà nói, khi Phật giáo được truyền sang Việt Nam, giáo pháp nhà Phật hòa quyện một cách tuyệt vời với tín ngưỡng dân gian để trở nên một thứ giáo lý vô cùng đặc biệt như giáo pháp Phật giáo Hòa Hảo chẳng hạn. Dầu bất cứ chuyện gì đã xảy ra, sự am hiểu Phật giáo vẫn luôn luôn là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác.
Niềm Tin Trong Tu Tập Phật Giáo | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
05/10/2024
3:26 SA
Niềm tin căn bản trong Phật giáo mà người Phật tử nên tin một cách khẳng quyết là thế giới với đầy dẫy những khổ đau phiền não gây ra bởi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... Nếu chúng ta có thể buông bỏ những thứ vừa kể trên thì khổ đau phiền não sẽ tự nhiên chấm dứt. Mục tiêu tối thượng của người Phật tử là hướng về bên trong để tìm lại ông Phật nơi chính mình chứ không phải hướng ngoại cầu hình. Vì vậy mục đích tu tập của người Phật tử là phải phát triển sự tự tin vào khả năng của chính mình, khả năng tự mình có thể đạt được trí tuệ giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Đạo Phật cực lực chống lại một niềm tin mù quáng vào sự cứu độ của tha lực, không có căn cứ.
Tu Tập Tứ Niệm Xứ: Con Đường Khả Dĩ Dẫn Đến Niết Bàn Ngay Trong Kiếp Nầy | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
27/09/2024
4:46 SA
Tứ niệm xứ là bốn đối tượng thiền quán để trụ tâm hay bốn cách Thiền theo Phật giáo để diệt trừ ảo tưởng và đạt thành giác ngộ có nguồn gốc từ thời Đức Phật. Phật giáo nguyên thủy gọi những phương pháp nầy là “nghiệp xứ” (kammatthana), là một trong những phương pháp tư duy phân biệt. Có lối bốn mươi pháp Thiền như vậy được liệt kê trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) bao gồm Tứ Vô Lượng Tâm, Mười Bất Tịnh, Bố Vô Sắc, Mười Biến Xứ, Mười Niệm, Một Tướng và Một Tưởng. Theo Phật giáo, niệm xứ có nghĩa là dùng trí để quán sát cảnh
Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
25/09/2024
3:35 SA
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Kinh Bát Đại Nhân Giác, mà nó chỉ trình bày yếu lược về sống tu theo tinh thần giác ngộ trong kinh Bát Đại Nhân Giác. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu áp dụng những lời Phật dạy về tâm thức cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngày. Đồng thời áp dụng những lời dạy nầy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn
Quay lại