Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (104)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Minh Tiến
Mới nhất
A-Z
Z-A
Hãy Cảnh Giác Với Người “Trộm Tăng Tướng” Hay “Tặc Trụ”
29/06/2024
6:18 CH
Việc thầy Minh Tuệ có thọ giới hay không thọ giới, chỉ chính thầy mới có thể đưa ra câu trả lời, nhưng ít nhất cho đến hiện nay, theo những gì chúng ta nhìn thấy thì thầy là người giữ giới rất nghiêm túc. Do vậy, việc cho rằng thầy là người “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ” là những chỉ trích hoàn toàn không thuyết phục.../....“người trộm tăng tướng hay tặc trụ là những kẻ không thực sự là tỳ-kheo nhưng giả mang tăng tướng và sống chung trong tăng đoàn chỉ vì mục đích để nhận sự lợi dưỡng”. Như vậy, kẻ trộm tăng tướng hay tặc trụ mà người Phật tử cần cảnh giác chỉ có thể được phát hiện, được tìm thấy đang “sống chung trong tăng đoàn” chứ không thể là những người đang bộ hành tu tập thênh thang vô trụ xứ.
Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ - Niềm Vui Và Nỗi Buồn
18/05/2024
9:15 SA
Giảng Giải Cảm Ứng Thiên - Trọn bộ hai tập
12/01/2024
5:13 SA
Loạt bài giảng này được Hòa thượng Tịnh Không khởi giảng tại giảng đường Tịnh Tông Hiệp Hội Singapore từ ngày 14 tháng 5 năm 1999 và kéo dài cho đến ngày hoàn tất là 20 tháng 4 năm 2000, tính ra cũng gần tròn một năm
Chuyện Vãng Sanh Tập I - Tập 2 & Tập 3
22/12/2023
4:06 SA
Pháp môn Tịnh độ vốn đã gắn liền với Phật giáo Việt Nam từ rất lâu đời. Giáo lý và niềm tin Tịnh độ dễ dàng được tìm thấy trong các bài giảng hoặc trước tác của hầu hết các bậc thầy xưa cũng như nay. Những vị thầy nổi tiếng từ thời Lý, Trần cũng đã thấy nói khá nhiều về Tịnh độ. Ngay cả một thiền sư cư sĩ lỗi lạc như ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230- 1291) cũng đã nhắc đến hồng danh đức Phật A-di-đà trong tác phẩm của ông: Di-đà vốn thật pháp thân ta, Nam bắc đông tây khắp chói lòa.
Theo dấu chân xưa
08/12/2019
1:00 SA
Tham luận này, đúng như tên gọi của nó, sẽ không đề cập đến điều gì mới mẻ hơn là những lời dạy từ xa xưa của Đấng Từ Phụ. Mặc dù vậy, những gì nêu ra sẽ được nhận thức và trình bày theo cảm nhận chủ quan của bản thân người viết, nghĩa là dựa trên những trải nghiệm thực tế hiện nay chứ không chỉ là sự lặp lại hoàn toàn theo khuôn thước cũ. Trên tinh thần đó, người viết sẽ đề cập đến một số phẩm tính cần thiết của người dẫn dắt GĐPT và sau đó là gợi ý một vài phương hướng trong việc hoàn thiện hoạt động của GĐPT.
Từ Hội sách San Jose, nghĩ về văn hóa đọc
24/10/2019
1:00 SA
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
Phật Tử và Kinh Điển
27/08/2019
1:02 SA
heo nghĩa rộng nhất là toàn bộ những lời Phật dạy, bao gồm cả Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng được lưu truyền qua hình thức văn bản trong Đại Tạng Kinh. Trong ý nghĩa đó, có thể nhận ra một khuynh hướng chung hiện nay là người Phật tử dường như đang ngày càng xa rời kinh điển.
Mười Điều Tâm Niệm (Thập Đại Ngại Hạnh)
03/08/2019
4:42 CH
Gần đây có một Phật tử ở Boston đề nghị tôi chia sẻ về Mười điều tâm niệm, vốn rất quen thuộc với nhiều Phật tử Việt Nam qua bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang. Sự giảng giải về Mười điều tâm niệm này vốn đã có khá nhiều, nhưng phần lớn dường như được nhìn từ góc độ của quý tăng ni xuất gia nhiều hơn là từ sự tu tập hằng ngày của người cư sĩ tại gia. Ngay chính bản dịch của Hòa thượng Trí Quang cũng được trích ra từ “Sa-di và Sa-di ni giới”. Từ nhận thức này, cộng với việc muốn đóng góp thêm một vài chỉnh sửa nhỏ cho các bản dịch đang lưu hành, nên kể từ lá thư tuần này, chúng tôi sẽ bắt đầu đề cập đến Mười điều tâm niệm.
Chuyển họa thành phúc
03/06/2018
9:57 SA
Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.
Cốt lõi bản dịch mới Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh qua bài viết của Trịnh Đình Hỷ
21/12/2017
4:00 SA
Điều thú vị nhất của một người học Phật là được học hỏi nội dung những lời dạy của đức Thế Tôn ngay chính từ những gì xảy ra trong thực tế cuộc sống này chứ không phải chỉ trên những trang kinh tĩnh lặng. Vì thế, người Phật tử cầu học luôn mang ơn sâu sắc những ai chỉ ra cho mình các nhận thức sai lệch hoặc chưa thực sự chuẩn xác, bởi điều đó giúp ta điều chỉnh lại kịp thời những sai lầm của bản thân, và nhờ đó mới có thể tiếp tục con đường tu học theo đúng hướng.
Quay lại