Thư Viện Hoa Sen

Mười Điều Tâm Niệm (Thập Đại Ngại Hạnh)

03/08/20194:42 CH(Xem: 14763)
Mười Điều Tâm Niệm (Thập Đại Ngại Hạnh)

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
(THẬP ĐẠI NGẠI HẠNH)
Nguyễn Minh Tiến

muoi-dieu-tam-niem

Gần đây có một Phật tử ở Boston đề nghị tôi chia sẻ về Mười điều tâm niệm, vốn rất quen thuộc với nhiều Phật tử Việt Nam qua bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang. Sự giảng giải về Mười điều tâm niệm này vốn đã có khá nhiều, nhưng phần lớn dường như được nhìn từ góc độ của quý tăng ni xuất gia nhiều hơn là từ sự tu tập hằng ngày của người cư sĩ tại gia. Ngay chính bản dịch của Hòa thượng Trí Quang cũng được trích ra từ “Sa-di và Sa-di ni giới”. Từ nhận thức này, cộng với việc muốn đóng góp thêm một vài chỉnh sửa nhỏ cho các bản dịch đang lưu hành, nên kể từ lá thư tuần này, chúng tôi sẽ bắt đầu đề cập đến Mười điều tâm niệm.

Trước hết là về xuất xứ của bản văn. Mặc dầu Hòa thượng Trí Quang trong bản dịch của mình đã ghi rất chính xác về xuất xứ của bản văn là trích từ Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ, nhưng trong nhiều bản trích dẫn khác hiện nay thường có sự nhầm lẫn ghi là Luận Bảo Vương Tam-muội. Thật ra, Niệm Phật Tam-muội Bảo Vương Luận (念佛三昧寶王論) là một tác phẩm khác và hoàn toàn không liên quan gì đến mười điều tâm niệm chúng ta đang bàn đến. Tác phẩm này là của Sa-môn Phi Tích soạn vào đời Đường, gồm 3 quyển, được xếp vào Tập 47, kinh số 1967, bắt đầu từ trang 134 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, trong khi Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指) là tác phẩm của ngài Diệu Hiệp biên soạn, gồm 2 quyển, được xếp vào Tập 47, kinh số 1974, bắt đầu từ trang 354 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Phần được trích dẫn bắt đầu từ trang 373, thuộc phẩm thứ 17 trong tác phẩm.

Như vậy, phần xuất xứ nếu ghi Luận Bảo Vương Tam-muội là hoàn toàn sai lệch, vì nó chỉ đến một tác phẩm mà người đọc không thể nào tìm ra nội dung này. Sai lầm này có thể xuất phát từ những cụm từ trùng hợp là “Niệm Phật” và “Bảo Vương Tam-muội” trong tên gọi của hai tác phẩm khác nhau này. Tuy nhiên, ta có thể lưu ý tác phẩm trích dẫn đúng không có chữ “Luận” mà ghi đầy đủ là Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ.

Tiếp theo là về tên gọi “Mười điều tâm niệm”. Chúng ta cần ghi nhận rằng tên gọi này được Hòa thượng Thích Trí Quang sáng tạo khi chuyển dịch, để thích hợp với ý nghĩa vận dụng, thực hành. Trong nguyên tác Hán ngữ, mười điều này được gọi là Thập đại ngại hạnh (十大礙行) (Hạnh tu tập với mười chướng ngại lớn) hay Thập bất cầu hạnh (十不求行) (Hạnh tu tập với mười điều không mong cầu). Khi đổi tên gọi này thành Mười điều tâm niệm, Hòa thượng đã hàm ý khuyên người đọc nên xem đây như những điều cần ghi nhớ trong lòng, thường xuyên áp dụng trong ứng xử mỗi ngày, hay nói theo cách thông thường hơn là phải luôn “tâm tâm niệm niệm” không lúc nào quên.

Xem nguồn tại đây: https://pgvn.org/0_jyv807

Xem thêm:
- Phụ Lục Đặc Biệt Mười Điều Tâm Niệm (Thích Trí Quang)
Mười Điều Tâm Niệm (Thích Trí Thủ)
Mười Điều Tâm Niệm (Thích Nhật Từ)
- Mười Điều Tâm Niệm (Thích Thông Huệ)

 

 

Tạo bài viết
Với ẩn dụ con nai, đức Phật mô tả con người sở dĩ bị khổ đau là do bị vướng dính vào các cái bẫy thế gian, đó là dính bẫy do hưởng thụ, dính bẫy do gặp nghịch cảnh mà không đủ sức vượt qua và dính bẫy do lòng tham lam. Để sống vô ngại, thong dong giữa đời, người tu tập cần đề cao chánh niệm, tỉnh thức, tu 4 thiền định để không bị vướng chấp bất kỳ điều gì trên đời.
Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Thích Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, - 2025
Kính mời tham dự Nhạc Hội Mừng Phật Thành Đạo Saigon Grand Center vào Chủ Nhật 16 tháng 2 năm 2025 vào lúc 4 giờ chiều tại địa chỉ 16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, CA 92708 Chương trình lại được nhạc sĩ Võ Tá Hân tham dự và cũng là nhạc trưởng của ban đạo ca Diệu Pháp. Kính mời quý đồng hương tích cực ủng hộ, đến dự thật đông.