Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (155)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thích Như Điển
Mới nhất
A-Z
Z-A
Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác Số 242 tháng 4 năm 2021
10/04/2021
3:52 CH
Một kiếp nhân sinh ngắn ngủi lắm. Tất cả chúng ta ai sinh ra trên quả địa cầu nầy cũng giống nhau. Đó là khi sinh chẳng ai có một mảnh vải nào; và khi tử cũng chẳng ai mang theo được một mảnh vải nào theo thân, ngoại trừ mang theo nghiệp lực từ nhiều đời kiếp về trước. Chúng ta đến đây để hơn thua với nhau trong từng lời nói, từng miếng cơm, manh áo v.v… để rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi dầu sớm hay muộn. Nếu có khác với lúc sanh ra là lúc nầy chúng ta có quần áo đẹp đẽ tẩn liệm xác thân ngũ uẩn nầy cho đỡ hôi thối; nhưng qua thời gian năm tháng, áo quần ấy cũng sẽ mục nát, chỉ còn trơ lại xương cốt mà thôi; ngoại trừ cái nghiệp lành hay dữ, chúng ta đã mang theo vào lòng đất lạnh. Vậy chúng ta phải tự ý thức rằng: hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều do chúng ta tạo ra cả. Hãy tự gánh chịu những trách nhiệm của mình đang thực hiện ở đây. Có như vậy thế giới nầy mới mong an bình và thịnh vượng lâu dài được. Cầu mong cho chúng ta sẽ được như vậy.
Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác
13/08/2021
1:00 SA
Đức Phật ra đời với mục đích là dẫn dắt chúng sanh đi vào tri kiến Phật. Bởi lẽ Ngài cho rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và với Phật tánh nầy ai cũng có khả năng thành Phật. Nói như Tăng Tử nói: “Người có hành động Thiện, tuy Phước chưa đến liền; nhưng đã xa rời cái ác. Còn người làm Ác, tuy việc xấu chưa đến; nhưng việc xấu ác kia đã gần kề”. Vậy đây là những bài học có giá trị miên viễn trong cuộc đời nầy, chúng ta hãy lấy đó làm tấm gương soi chung. Tất cả đều do con người. Vì con người là chủ tể của vạn vật. Tốt hay xấu, lành hay dữ, đều do chúng ta tạo ra là cái nhân chính vậy. Để không còn khổ đau cũng như bị thiên nhiên trừng phạt nữa, thì chúng ta phải biết tu nhân tích đức và đừng phá hoại môi trường để củng cố đời sống tự kỷ cá nhân của chúng ta được thoải mái, thì chắc rằng thế giới nầy sẽ không bị những nạn tai như lũ lụt hay dịch bệnh đã xảy ra trong thời gian qua trên quả địa cầu nầy.
Thư tòa soạn Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021
11/02/2021
1:00 SA
Dưới cái nhìn của Phật Giáo thì chính trị luôn luôn có hai mặt đúng và sai, tốt và xấu, hơn và thua, được và mất v.v… nó cũng giống như Bát Phong trong Phật Giáo mà chư Phật và chư Tổ Sư vẫn thường hay dạy cho người con Phật. Vấn đề của chúng ta là không phải đứng bên nầy hay bên kia để chỉ trích nhau, mà là dấn thân để hóa giải những khúc mắc và hận thù để con người có thể sống an lành dưới một thể chế chính trị ấy.
Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
02/02/2021
2:48 CH
Khi nhìn vào bản đồ Tích Lan (Sri Lanka), có lẽ ai cũng phải công nhận rằng đất nước này xinh đẹp như một viên ngọc bích tuyệt hảo, nổi bật giữa vùng nước xanh của Ấn Độ Dương. Thật đúng vậy, Tích Lan chính là một viên ngọc bích toàn vẹn.
Tiếp Kiến Đức Đạt-lai Lạt-ma
05/01/2020
1:01 SA
Tôi viết quyển sách thứ 27 này cũng xin hướng về thiên niên kỷ thứ 3 của loài người trên mặt đất này mà cầu nguyện cho mọi người và mọi loài có được một sự chung sống với nhau thật sự, không hận thù và không chém giết với nhau. Có như thế mọi người mới sống yên tâm trong hòa bình của kiếp sống nhân sinh ngắn ngủi này.
Tịnh Độ Tông Nhật Bản
10/11/2010
12:00 SA
Tổ Sư Khương Tăng Hội
13/04/2021
3:04 CH
Cho đến ngày hôm nay hầu như những Sử gia Phật Giáo như Hòa Thượng Thích Mật Thể, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Giáo sư Học giả Trí Siêu Lê Mạnh Thát v.v… đều công nhận Ngài Khương Tăng Hội là Sơ Tổ của Phật Giáo Việt Nam. Cùng thời với Ngài cũng có những Ngài khác như: Mâu Bác, Chi Cương Lương và Ma Ha Tăng Kỳ Vực cũng đã ở Giao Châu.
Tôi Đọc Đại Tạng Kinh
25/10/2023
2:42 CH
Hôm nay ngày 6 tháng 6 năm 2021, nhằm ngày 26 tháng Tư năm Tân Sửu, Phật lịch 2565, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ, tôi chắp bút viết lời dẫn nhập của quyển sách thứ 69 này, gởi đến chư Tôn Đức và quý độc giả xa gần thưởng lãm.
Truy tán công hạnh và tưởng niệm Trưởng lão HT Thích Tuệ Sỹ
24/11/2023
8:18 SA
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du
07/06/2021
1:00 SA
...Năm nay tôi chọn đề tài “Tư tưởng Phật giáo trong thi ca Nguyễn Du”, bởi lẽ tuy đã có nhiều người viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du, khen có, chê có..., nhưng đối với một tăng sĩ như tôi thì sự quan tâm đến chủ đề này là cần thiết. Có nhiều học giả, văn nhân, thi nhân và cả tu sĩ, đã viết và giới thiệu Nguyễn Du với Truyện Kiều hay những bài thơ chữ Hán của ông. Chẳng hạn như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết về Truyện Kiều qua tác phẩm “Thả một bè lau”, lấy ý từ 2 câu Kiều: “Giác Duyên dầu nhớ nghĩa nhau, Tiền Đường thả một bè lau rước người.” Gần đây thì có tác giả Đại Lãn, tức Hòa thượng Thích Đức Thắng, viết về Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài rất đặc biệt.
Quay lại