Thư tòa soạn Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021

11/02/20211:00 SA(Xem: 2795)
Thư tòa soạn Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021
THƯ TÒA SOẠN
TẠP CHÍ VIÊN GIÁC SỐ 241 THÁNG 2 NĂM 2021

Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021Ngài Long Thọ, Tổ Sư của Trung Quán Luận từng dạy trong Đại Trí Độ Luận rằng: ”Người thực hành giáo pháp của Đức Phật thường phải trải qua những giai đoạn sau đây: Những người nào hành trì giới luật một cách miên mật thì chỉ mới như còn ở ngoài phần da của thân thể. Người nào tu tập Thiền Định một cách thâm sâu thì kẻ ấy đi vào được từng thớ thịt của cơ thể. Người nào có trí tuệ cao vời quán chiếu mọi việc trên thế gian nầy một cách viên mãn cũng chỉ mới đến phần xương cốt của mỗi tự thân. Chỉ có ai đã trải qua được vi diệu thiện tâm thì chính người ấy đã được phần cốt tủy của Phật Pháp”. Bốn giai đoạn trên đây chúng ta thấy nó chẳng đơn thuần chút nào cả. Vì lâu nay chúng ta tu hành đa phần bị danh tướng chi phối và nhân, ngã, bỉ, thử định hình cho việc tu học của mình. Do vậy con đường giải thoát, giác ngộ vẫn còn xa thăm thẳm.

Ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch mỗi năm là ngày lễ vía Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Không tổ chức lớn như lễ Phật Đản hay Vu Lan; nhưng chùa nào cũng đều có tụng kinh bái sám để hướng về sự Giác Ngộ của Ngài. Nếu không có ánh sáng chân lý khởi đi từ dưới cội cây Bồ Đề; nơi Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ, cách đây gần 2.600 năm về trước thì hôm nay tất cả những người Phật tử chúng ta khó có cơ hội để học hạnh từ bi, lợi thaĐức Phật và chư vị Bồ Tát, chư vị Tổ Sư truyền thừa đã dày công giảng dạy cho chúng ta qua nhiều hình thức khác nhau. Từ đó đã có không biết bao nhiêu người chứng được ngôi bất thối và cũng nhờ giáo lý thậm thâm vi diệu nầy đã trải qua gần 2.600 năm lịch sử và mỗi ngày lại càng được phát triển mạnh hơn xưa; nhất là ở những xứ Âu Mỹ ngày hôm nay.

Ngày mồng 8 tháng 12 năm Canh Tý năm nay nhằm ngày 20 tháng 1 năm 2021 cũng là ngày mà Tổng Thống thứ 46 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tại điện Capitol ở Washington DC. Lần nầy có nhiều sự kiện hy hữu đã xảy ra trước và sau khi bầu cử; nên buổi lễ nhậm chức tương đối thu hẹp lại và an ninh được bảo vệ kỹ càng hơn những lần nhậm chức trước của các Tổng Thống tiền nhiệm. Ông Biden đã đọc một bài diễn văn trong khi nhậm chức nội dung kêu gọi sự đoàn kết của Quốc Dân và các Đảng Phái cũng như xa hơn nữa là thế giới. Có đoạn Ông đã bày tỏ tình cảm của mình bằng câu: ” I will be a president for all Americans” (Tôi sẽ là Tổng Thống của tất cả người Hoa Kỳ) và một chỗ khác Ông cũng nhấn mạnh đến điểm: ” We mus end this uncivil war” (Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến không văn minh nầy). Điều nầy đã nói lên được sự quan tâm của Ông về sự thù hận, chia rẽ nội bộ, bạo lực v.v… Ông cũng đã dẫn lời trong Thánh Kinh để hy vọng rằng: ” Người ta có thể khóc suốt đêm; nhưng sáng hôm sau thì niềm vui lại đến”. Sự hy vọng, trong đó có hy vọng về sự đoàn kết không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da v.v… chắc rằng chính quyền mới của Ông Biden sẽ thực hiện được. Chúng ta nên cầu mong như vậy. Chỉ có điều với một trách nhiệm nặng nề đối nội lẫn đối ngoại, chính sách kinh tế, hàn gắn nhân tâm, bệnh tật đang hoành hành khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ và thế giới nó không đơn giản với một vị Tổng Thống ở tuổi 78 và cũng là vị Tổng Thống đắc cử già nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Cầu mong Ông lèo lái con thuyền của quốc gia Hoa Kỳ vững vàng cũng như xứng đáng là một nước đàn anh của thế giới về tiền đồn của Dân Chủ Tự Do cho đến khi Ông mãn nhiệm ở tuổi 82; để chúng ta có đủ thời gian chiêm nghiệm lại lời hứa của Ông khi ra tranh cử, đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm, khi Ông đã và đang ở ngôi vị ”Chuyển Luân Thánh Vương” của thế giới ngày nay.

Dưới cái nhìn của Phật Giáo thì chính trị luôn luôn có hai mặt đúng và sai, tốt và xấu, hơn và thua, được và mất v.v… nó cũng giống như Bát Phong trong Phật Giáo mà chư Phật và chư Tổ Sư vẫn thường hay dạy cho người con Phật. Vấn đề của chúng ta là không phải đứng bên nầy hay bên kia để chỉ trích nhau, mà là dấn thân để hóa giải những khúc mắc và hận thù để con người có thể sống an lành dưới một thể chế chính trị ấy. Điều nầy có nghĩa là mọi người có thể nghe ý kiến của đối phương; nhưng nếu không hợp với quan điểm, đường lối của mình thì mình có thể không đồng ý, không cộng tác; nhưng điều nầy nó không có nghĩa là chống đối. Người đối diện có thể hòa hoãn với nhau; nhưng không bị đồng hóa bởi thế lực khác mạnh hơn mình. Đó là tự do, đó là dân chủ. Chúng ta nên dùng lòng Từ Bi cũng như Trí Tuệ để nhận xét vấn đềtuyệt nhiên không nên dùng sự đố kỵ hay thù hận để trả đũa với nhau thì thế giới nầy Ma vương sẽ làm chủ và cái Thiện sẽ lánh mặt đi nơi khác.

Nước Đức; nơi chúng ta đang sinh sống, cho đến thời điểm của tháng 1 năm 2021 nầy đã có hơn 50.000 người mất vì Corona 19 và hơn 2 triệu người bị nhiễm lây. Nếu nói rộng ra cả Âu Châu và thế giới nữa thì con số gấp mười, gấp trăm lần như thế vẫn chưa dừng lại ở nơi nầy. Mặc dầu chính phủ các địa phương tại Âu Châu đều đồng loạt bắt đầu cho tiêm chủng ngừa chống lại Virus nầy, đặc biệt cho những người lớn tuổi trên 80 và những Y, Bác Sĩ cũng như những người đang sống trong những nhà dưỡng lão được ưu tiên chích ngừa trước. Cho nên thời gian để chích ngừa cho hết hơn 80 triệu dân Đức chắc phải cần đến nhiều tháng nữa mới xong. Do vậy chính quyền Liên Bang và các Tiểu Bang đã ban hành lệnh cách ly toàn diện xã hội cho đến ngày 14.2.2021; nhưng đến đó cũng chưa hẳn là đã chấm dứt, nếu nạn dịch vẫn còn kéo dài và thay đổi ở chiều hướng khác. Hy vọng rằng niềm an vui sẽ sớm đến với nhân loại trên thế giới sớm hơn qua sự chủng ngừa nầy.

Từ sau Tết âm lịch năm Canh Tý vào tháng 2, tháng 3 năm 2020 đến nay đã gần một năm như thế các lễ lớn như: Phật Đản, Vu Lan, Trung Thu và ngay cả Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu nầy các chùa, tự viện, niệm Phật đường v.v… ở khắp nơi trên thế giới đều ít có tín đồ lai vãng. Bởi lẽ mọi người phải tuân thủ lệnh cách ly của chính phủ sở tại. Nếu chùa nào đã trả nợ ngân hàng xong hay vay mượn của Phật tử thì ít có vấn đề hơn. Nếu chẳng may chùa ấy còn tiền nợ vay ngân hàng phải đóng định kỳ hằng tháng thì phải nói rằng thiên nan vạn nan. Tuy nhiên ở đâu rồi cũng có Long Thần Hộ Pháp giúp đỡ. Cuối cùng rồi cũng tạm giải quyết được. Tuy nhiên, nếu dịch Corona 19 nầy vẫn còn kéo dài mãi chưa có ngày chấm dứt thì chúng ta cũng nên biết rằng tình hình sinh hoạt của các chùa cũng gặp rất nhiều khó khăn như những hãng xưởng bên ngoài hay công ăn việc làm của quý vị vậy. Do vậy mà chùa nào hầu như cũng án binh bất động chứ không dám kêu gọi quý Phật tử đóng góp, hộ trì. Thế nhưng cũng có rất nhiều người Phật tử hiểu biết, quan tâm chia xẻ với chùa bằng cách điện thoại hay E-Mail về thăm, cúng dường định kỳ để chùa có thể chi tiêu những vấn đề cần thiết như điện, Gas, nước v.v… Những hình ảnh, những cử chỉ ấy thật đáng trân quý vô cùng. Người xưa có câu rằng: ”Nước loạn mới biết tôi trung, Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo” là vậy.

Trong thời gian qua quý Phật tử không đi chùa được thì ở tại tư gia cũng tự thọ Bát Quan Trai, tụng kinh, bái sám hằng ngày. Chỉ có vấn đề là không đến chùa số đông được; nên quý Thầy, Cô đã lập nên những Diễn Đàn Phật Pháp Online Liên Châu hay từng địa phương một để quý Phật tử ngồi tại nhà cũng có thể tham gia học Pháp được. Đây là việc làm tiện lợi vô cùng với thời đại khoa học kỹ thuật tân tiến ở thế kỷ thứ 21 đã giúp cho chúng ta giải quyết được một số vấn đề căn bản trong đời sống tinh thần. Thật là đáng khích lệ. Bây giờ nhiều nơi cầu an, cầu siêu cũng thực hiện theo dạng Livestream hay Youtube v.v… tất cả đều mang lại một mục đích chung là giải quyết được phần nào sự cô lập của tinh thần, mà hằng ngày con người chỉ phải đối diện với bốn bức tường, vì không đi đến sở, không đi đến được chùa, không đi ra ngoài một cách thoải mái như những lúc chưa có nạn dịch xảy ra. Nên tất cả những cách thức trên nhằm giải quyết một phần nào sự khó khăn nhất thời vậy. Mong rằng cơn đại dịch Corona 19 nầy nhanh chóng qua mau để chúng ta sinh hoạt bình thường trở lại.

Thế giới đang khổ đau như thế mà Việt Nam chúng ta còn phải gặp thêm những nạn hồng thủy nhiều lần trong năm 2020 vừa qua và tiếp theo là những cơn lạnh giá buốt phủ khắp bầu trời Nam, Trung, Bắc Việt Nam; nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu đã ra Thông Tư kêu gọi bà con xa gần hướng về quê hương ủng hộ tinh thần cũng như vật chất để xoa dịu nỗi đau mất nhà, mất của cải, tài sản, mất mát người thân v.v… Đây là những hình ảnh đẹp nhất trong cuối năm 2020 và đầu năm 2021 nầy mà các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại các châu lục đã thực hiện được. Xin niệm ân tất cả chư Tăng Ni đã hy sinh thời giansức khỏe để lăn xả vào đời để cứu nhân độ thế như tinh thần của Bồ Tát là sống không xa lìa chúng sanh đang bị khổ ách và cũng xin cảm ơn tất cả quý Đạo hữu Phật tử xa gần đã hỗ trợ cho chương trình từ thiện nầy được thập phần viên mãn như vậy.

Lời cuối xin cảm ơn tất cả quý độc giả của báo Viên Giác xa gần, vì dẫu cho có khó khăn đến đâu đi nữa thì quý vị cũng luôn đồng hành cùng Viên Giác, hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần để Viên Giác vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, sau gần 42 năm như vậy. Xin cầu chúc cho tất cả chư Tôn Đức và quý vị có một mùa Xuân miên viễn của đất trời cùng vạn vật. ● Ban Biên Tập Báo Viên Giác

Xem toàn bộ số báo:
pdf_download_2
Viên Giác 241 tháng 2 năm 2021

Xem thêm:
Các số báo cũ từ năm 2017 đến 2021







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8837)
08/10/2022(Xem: 3734)
02/10/2024(Xem: 48753)
01/12/2014(Xem: 11500)
08/01/2015(Xem: 11179)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.