Thư Viện Hoa Sen

Chương 1: Giới Thiệu

10/10/201012:00 SA(Xem: 18774)
Chương 1: Giới Thiệu

TIN KHÔNG NỔI ! 
Một phê bình Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo 
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài dịch từ 
Beyond Belief - A Buddhist Critique of Fundamentalist Christianity của A.L. de Silva
THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS

CHƯƠNG 1

Giới thiệu

Cuốn sách này nhằm ba mục đích:

1- Trước hết nhằm phân tích và phê phán nội dung giáo lý Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành) và căn cứ vào đó mà soi sáng các vấn đề lý luận, triết lý và đạo đức trong những tín điều của Thiên Chúa giáo. Khi làm việc này, tôi hy vọng có thể cung cấp cho Phật tử các cơ sở lý luận để họ có thể sử dụng khi các tín đồ Thiên Chúa giáo muốn cải đạo họ. Cuốn sách này sẽ giúp tạo ra được các cuộc tranh luận công bằng hơn, và mong rằng việc đó sẽ giúp các Phật tử vẫn giữ mình là Phật tử. Vì lẽ nhiều Phật tử ít biết thật rõ về đạo của mình và hầu như không biết gì hết về Thiên Chúa giáo cả nên điều đó làm cho người Phật tử khó trả lời những vấn nạn hoặc bác bỏ các khẳng định mà tín đồ Thiên Chúa giáo đặt ra.

2- Mục đích thứ hai là giúp cho bất kỳ tín đồ Thiên Chúa giáo nào đọc sách này hiểu được tại sao một số người sẽ không, hay chẳng bao giờ, trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo cả. Hy vọng sự hiểu biết đó sẽ giúp tín đồ Thiên Chúa giáo phát huy được một thái độ chấp nhận tình hữu nghị chân thực với Phật tử, hơn là một quan hệ chỉ nhằm cải đạo họ . Để làm điều này, tôi đưa ra nhiều vấn nạn càng khó càng tốt và một ít sự thậttín đồ Thiên Chúa giáo sẽ không vui. Nếu như đôi lúc tôi có vẻ nghiêm khắc với Thiên Chúa giáo, thì tôi hy vọng điều đó sẽ không bị diễn giải là tôi có ác ý. Tôi đã là tín đồ Thiên Chúa giáo nhiều năm và vẫn giữ một sự tôn kính sâu xa, thậm chí ngưỡng phục, đối với vài khía cạnh của Thiên Chúa giáo. Đối với tôi, giáo lý của Giê-su là một bước quan trọng trong việc tôi trở thành một Phật tử; và tôi cho rằng nhờ vậy, tôi là một Phật tử tốt hơn. Tuy nhiên, khi tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định, như rất nhiều tín đồ đã khẳng định một cách quyết liệt, rằng tôn giáo của họ là chân lý độc nhất thì họ phải chuẩn bị để trả lời các nghi vấn mà những người khác có thể phát biểu về tôn giáo của họ.

3- Mục đích thứ ba của cuốn sách này là làm cho Phật tử nhận thức được sâu xa hơn về đạo của mình. Ở một số nước châu Á, đạo Phật bị xem là một hình thức mê tín lạc hậu, trong lúc Thiên Chúa giáo thì lại được nghĩ là có đầy đủ mọi giải đáp. Các nước (châu Á) này càng trở nên bị Tây phương hoá, thì Thiên Chúa giáo, với hình thức bên ngoài “hiện đại”, đã bắt đầu tỏ ra càng hấp dẫn. Tôi nghĩ cuốn sách này đủ để chứng minh rằng đạo Phật có thể nêu ra các vấn nạnThiên Chúa giáo thật khó trả lời, và đồng thời cung cấp những giải thích về các nan đề của cuộc sống đã làm cho những lời giải thích của Thiên Chúa giáo có vẻ tầm thường hơn.

Vài Phật tử có thể phản đối một cuốn sách như thế này, họ tin rằng một tôn giáo hòa nhãkhoan dung như đạo Phật thì phải kiềm chế việc bài bác các tôn giáo khác. Xin thưa rằng chắc chắn Đức Phật đã không dạy chúng ta một điều như thế đâu. Trong kinh Mahaparinibbana, Ngài đã dạy các môn đệ phải có khả năng để “hoằng dương Chánh Pháp, công bố, xác minh, trình bày, phân tích, làm cho Chánh Pháp hiển lộ rõ ràng, và có thể dùng các phương tiện trong Chánh Pháp để phản bác các giáo lý giả tạo đã từng nảy sinh.” Việc khảo sát và phê phán quan điểm nào đó một cách thận trọng và kỹ lưỡng đã đóng một vai trò quan trọng, giúp chúng ta sàng lọc chân lý ra khỏi sự giả tạo, nhờ thế chúng ta có thể ở một vị thế tốt hơn để chọn lựa giữa “hai và sáu mươi giáo phái đang tranh nhau cùng hiện diện”. Thật ra, phê phán một tôn giáo khác chỉ trở nên không phù hợp khi chủ tâm xuyên tạc tôn giáo đó, hoặc khi hạ mình xuống để chế nhạo chửi rủa người ta. Tôi hy vọng tránh được điều này.

 

Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 10315)
04/12/2020(Xem: 6716)
11/01/2013(Xem: 20951)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).