THẬP HẠNH PHỔ HIỀN CON ĐƯỜNG CHỈ BÀY TÍN NGƯỠNG VÀ PHƯƠNG PHÁPTU TRÌ CHO CƯ SĨ PHẬT GIÁOHIỆN ĐẠI
Thích Giải Hiền
Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Hội trưởng Hội Sự NghiệpTừ ThiệnMinh Đức
(Dịch từ tham luận của Tiến sĩ Vương Thư Ưu – tổng thư ký tổng hội cư sĩ Malaysia tại Diễn đàncư sĩ Phật Giáothế giới lần thứ 4)
Lời dẫn
Phổ Hiềnthập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ TátHạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnhthực tiễn, cùng với Bồ TátQuán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ TátVăn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thầntiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật GiáoĐại Thừa.
Phổ Hiềnthập hạnh là do Bồ Tát Phổ Hiền nhân vì để tán tháncông đứcthù thắng của Như Lai trong Hải ấn Tam Muội mà tuyên nói với các hàng Bồ Tátđại chúng và Thiện Tài Đồng Tử trên Hội Hoa Nghiêm rằng muốn thành tựu công đức này của Phật cần phải tu 10 loại hạnh nguyệnquảng đại. Chính như lời trong kinh nói: “giả như hết thảy chư Phật trong mười phương có cùng diễn thuyếtliên tục trải bất khả thuyếtPhật sátvi trần số kiếp cũng không thể nói hết được công đức của Như Lai, nếu muốn thành tựu công đức này, phải nên tu mười đại hạnh nguyện. ” [1]
Tự xưa đến nay, Phổ Hiềnthập hạnh luôn được người tu trìPhật Giáo Hán truyền trân trọng và phụng hành. Các đạo tràngPhật Giáo Hán truyền đều đưa Phổ Hiềnthập hạnh vào nội dung thời khóa buổi sớm mỗi ngày nhằm nhắc nhở phương hướngtu hành tổng thể của người tu học Phật. Do đó, Phổ Hiềnthập hạnh không chỉ là tinh thần đặc trưng “đại hạnh” đại biểu cho Phật Giáo Hán truyền mà còn nói chính là thực tiễnPhật Pháp, bởi trong thập hạnh hàm chứa hết thảy các pháp môntu trì khác. Đồng thời, trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, khi giải thích mỗi một hạnh nguyện đều nhấn mạnh phải “niệm niệm chẳng ngừng nghỉ, không có gián đoạn; ba nghiệp thân, khẩu, ý không có mệt mỏi”, đã chứng minh mỗi một hạnh nguyện bất kể là thân hạnh, ngôn ngữ hoặc ý niệm đều phải là nguyện hạnhkiên định phát từ nội tâm, thời thời khắc khắc không có gián đoạn. Ví dụ như trong Kinh có giải thích hạnh “lễ kính chư Phật” như sau: “khi hư không giới tận thì lễ kính mới tận; mà hư không giới thì không thể tận, nên lễ kính cũng không có cùng tận. Cũng như vậy cho đếnchúng sinh giới tận, chúng sinh nghiệp tận, chúng sinhphiền não tận, thì lễ kính mới tận; mà chúng sinh giớicho đếnphiền não không có cùng tận nên lễ kính cũng không có cùng tận.” [1]
Điểm đặc sắc của Phổ Hiềnthập hạnh là tâm lượng của mỗi một nguyện hạnh đều phải lớn như bầu hư không, tức bất kì nguyện nào khi phát cũng phải hằng tâmkiên cố, kiên trì đến cùng, phương hướngtu hành là độ tận hết thảy chúng sinh. Nghị lựchằng tâmkiên chí rộng lớn tự lợi lợi tha như vậy, không riêng chỉ là người xuất giacần phảinuôi dưỡngthành tựu trên bước đường tu tập, mà cư sĩ Phật Giáo cũng càng cần phảinỗ lực hướng tới, đạt được trên con đường truy cầu chân lí, thậm chí thực tiễn vào cuộc sống thường nhật của mình.
Bài viết chia thành ba phần chủ yếu: phần đầu tiên là giới thiệu những tinh thần nội hàm và những giáo lýy cứ của Phổ Hiềnthập hạnh nguyện. Phần thứ hai là đề xuấtthảo luận những vấn đề về khế hợp cơ giáo và thách thức trong quá trình tin ngưỡng, tu trì học Phật của cư sĩ Phật giáohiện đại đang phải đối mặt trong cuộc sống. Phần thứ ba là trên cơ sở Phổ Hiềnthập hạnh thử đề xuất những gợi ý cho cư sĩ Phật Giáo để giản thuật rõ một số vấn đề về những thách thức mà cư sĩ Phật Giáohiện đại đang đối mặt trong quá trình học Phật.
Nội dung và những giáo lýy cứ của Phổ Hiềnthập hạnh nguyện
Phổ Hiềnthập hạnh nguyện xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ TátHạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm, tên đầy đủ trong Kinh văn là “Đại Phương QuảngPhật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư NghịGiải ThoátCảnh GiớiPhổ Hiền Bồ TátHạnh Nguyện Phẩm”. Bản kinh này do đại sưBát Nhã thời Đường dịch thành tổng cộng 40 quyển Kinh Hoa Nghiêm (thường gọi là tứ thập Hoa Nghiêm). Sau đó đại sưTrừng Quán thời Đường trong “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hạnh Sớ Sao” bắt đầu lấy đó làm tên của một Phẩm, chuyên để chỉ quyển cuối cùng trong tứ thập Hoa Nghiêm.
Ngoài bộ tứ thập Hoa Nghiêm do ngài Bát Nhã dịch ra, còn có hai bộ kinhHoa Nghiêm Hán dịch khác: một bộ Hoa Nghiêm 60 quyển do ngài Phật Đà Bạt Đà La thời Đông Tấn dịch (còn gọi bộ cựu dịchHoa Nghiêm hoặc lục thập Hoa Nghiêm), và bộ Hoa Nghiêm khác 80 quyển do ngài Thức XoaNan Đà thời Đường Võ Châu dịch (còn gọi là tân dịch Hoa Nghiêm hoặc bát thậpHoa Nghiêm). Cả hai bản dịch này cũng có “Phẩm Nhập Pháp Giới” nhưng đều không bao hàm nội dung mười hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền.
“Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” được trình bày dưới hình thứctrường hàng và kệ tụng. Nửa phần trước được trình bày dưới dạng trường hàng, kế tiếp phần kệ Phổ Hiền Bồ Tátxưng táncông đức Phật trong quyển 39 Kinh Hoa Nghiêm. Phần trường hàng chia làm 10 đoạn dài, lần lượtphân biệt nói rõ nội dung và công đứcthù thắng của việc thọ trì 10 đại hạnh nguyện trong bản kinh này. Phần kệ tụng còn gọi khác là “Phổ Hiền Quảng Đại Nguyện Vương Thanh Tịnh Kệ”, tổng cộng 62 bài kệ tụng dạng bốn câu bảy chữ, về cơ bản là lặp lại một lần nữa nội dung phần trường hàng.
Trừ “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” thì còn một kinh điển khác là “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Tán” cũng đề cập đến Phổ Hiềnthập hạnh nguyện. Bộ kinh điển này do ngài Bất KhôngTam Tạng thời Đường dịch (là một trong ba vị đại sưMật Tông thời Đường), đại khái có dịch sớm hơn bộ “tứ thập Hoa Nghiêm” của ngài Bát Nhã. Căn cứ theo “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Tán Kí Lục” của hòa thượngThánh Nghiêm có chỉ thì phẩm Phổ Hiền Bồ TátHạnh Nguyện trong hai bản “Hạnh Nguyện Tán” và “tứ thập Hoa Nghiêm” có đôi chỗ khác biệt. Ngoài những nội dung về thập đại nguyện vương được đề cập trong bản “Hạnh Nguyện Tán” giống với Phẩm Hạnh Nguyện trong “tứ thập Hoa Nghiêm” ra, trong “Hạnh Nguyện Tán” còn trình bày một số nội dung rộng hơn và khuyết thiếu mà Phẩm Hạnh Nguyện trong “tứ thập Hoa Nghiêm” không có. Ngoài những điểm tương đồng về thập đại nguyện vương trong “Hạnh Nguyện Tán” và Phẩm Hạnh Nguyện trong “tứ thập Hoa Nghiêm” thì còn một bộ khác có nội dung đại khái giống nhau, nhưng tên kinh không giống, dịch giả cũng khác, đó chính là Hạnh Nguyện Tán trong quyển “Văn Thù Sư LợiPhát Nguyện Kinh” do ngài Phật Đà Bạt Đà La thời Đông Tấn dịch và trình bày dạng những bài kệ tụng theo thể bốn câu năm chữ hoặc dạng bảy chữ một câu tổng cộng 62 bài tụng, được được thu vào quyển thứ 10 trong Đại Chánh tạng. [2]
Căn cứ vào “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” thì nội dung của Phổ Hiềnthập nguyện gồm: 1. Lễ kính chư Phật; 2. Xưng tánNhư Lai; 3. Quảng tu cúng dường; 4. Sám hối nghiệp chướng; 5. Tùy hỷ công đức; 6. Thỉnh chuyển pháp luân; 7. Thỉnh Phật trụ thế; 8. Thường tùy Phật học; 9. Hằng thuận chúng sinh; 10. Phổ giai hồi hướng. [1]
Việc chú giảicụ thể về “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” tương đốiphong phú đa dạng, nhưng tóm lược hàm nghĩa chủ yếu của 10 hạnh nguyện như sau:
Lễ kính chư Phật: Tin sâu mười phươngba đời hết thảy chư Phật, đồng thời tự thanh tịnhba nghiệp thân – khẩu – ý của bản thân để thường tu lễ kính.
Xưng tánNhư Lai: Dùng các loạiâm thanh và ngôn từ để xưng táncông đức sâu dày của hết thảy các Như Lai.
Quảng tu cúng dường: Ngoài dùng hoa man, âm nhạc, ô lọng, y phục, các loạihương hoa (dạng bôi quét, hương đốt hoặc dạng bột) cúng dường; còn có thể dùng “pháp” để cúng dường như: như pháptu hành, lợi ích chúng sinh, nhiếp thọchúng sinh, chịu khổ thay chúng sinh, chuyên cần tu bồi thiện căn, không xả hạnh Bồ Tát, không bỏ tâm Bồ Đề cùng các pháp khác hồi hướngcúng dường. Như lời trong kinh nói: trong các loạicúng dường thì dùng “pháp” cúng dường là thù thắng nhất.
Sám hối nghiệp chướng: Là thanh tịnhba nghiệp, do tham-sân-si từ vô thủy kiếp quá khứđến nay dẫn tạo các loạinghiệp ác nơi thân-khẩu-ý, nay xin phát lồsám hối hết thảy, nguyện không tái phạmác nghiệp mà thường trụtịnh giới.
Tùy hỷ công đức: Hoan hỷtán thánthiện pháp, công đức của hết thảy chư Phật, bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Trong đó cũng bao gồm hết thảy công đức của các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật; cùng công đức của các dạng loài trong tứ sinh, lục thú của hết thảy các thế giới khắp mười phương.
Thỉnh chuyển pháp luân: Ân cần, thành kính dùng lời nói- hành động- ý nghĩ, cùng các loạiphương pháp khác để thỉnh mời chư Phật tuyên thuyếtdiệu pháp.
Thỉnh Phật trụ thế: Khuyên hết thảy các vị Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giáccho đến hết thảy các vị Thiện tri thức sắp thị hiệnNiết Bànvì lợi ích của chúng sinh mà dừng nhập Niết Bàn.
Thường tùy Phật học: Thường theo tùng học tập Phật Pháp nơi đức Thế TônTỳ Lô Giá Na Phật cùng hết thảy chư Như Lai trong khắp ba đờimười phươngvi trần sốPhật sát.
Hằng thuận chúng sinh: Bất luận là sinh loại, hình trạng, tướng mạo, thọ lượng, chủng tộc, danh hiệu, tâm tánh, tri kiến, dục lạc, ý hạnh, uy nghi của chúng sinh ra sao đều bình đẳngtùy thuận, thừa sự, hồi hướng, nhiêu ích hết thảy chúng sinh không phân biệt. Cung kínhđối đãi như với cha mẹ, sư trưởng và chư Phật không khác.
Phổ giai hồi hướng: Dùng công đức của 9 loại nguyện hạnh bên trên để hồi hướng cho vô lượngchúng sinh trong hư khôngpháp giới, nguyện để chúng sinh thường đắc an lạc, không còn các phiền nãođau khổ, cuối cùngthành tựuđạo quảvô thượng Bồ Đề.
Lễ kính chư Phật
Tin Phật kính Phật (Vũ trụ luận)
Xưng tánNhư Lai
Quảng tu cúng dường
Sám hối nghiệp chướng
Sửa lỗi hướng thiện (Giá trị luận)
Tùy hỷ công đức
Thỉnh chuyển pháp luân
Cầu pháp, tu pháp (Phương pháp luận)
Thỉnh Phật trụ thế
Thường tùy Phật học
Hằng thuận chúng sinh
Thành tựu chúng sinh (Cảnh giới luận)
Phổ giai hồi hướng
Bảng 1: Kết cấu của mười đại hạnh nguyện
Giáo sư Lý An Lợi trong bài “Luận kết cấu, đặc trưng và ý nghĩahiện đại của thập đạihạnh nguyện Phổ Hiền” [3] cho rằng về cơ bản thì kết cấu của mười hạnh nguyện do 4 bộ phận gồm: tin Phật kính Phật, sửa lỗi hướng thiện, cầu pháptu pháp và thành tựu chúng sinh cấu thành (bảng 1). Bắt đầu từ tin Phật kính Phật sau đến sám hối để hướng thiện và cầu pháptu hành, cuối cùngthành tựumục tiêugiải thoáttrí tuệBồ Đề.
Như bảng 1 đề cập, điểm mấu chốt của bộ phận đầu tiên là từ một thểpháp giớimênh môngvô cùng tận, xác lập một vũ trụ rộng lớn bao la cùng với sự tồn tại của một đối tượng là thần thánh và cảnh giới của thần thánh trong thế giới đó. Cũng hình thành một kết cấu đối lậpnhị nguyên là “thánh” và “phàm”, trong đó xác lập mối quan hệ phàm tín ngưỡng thánh. Đó là điểm khởi đầu tín ngưỡng và là cơ sở lí luận cho mười hạnh nguyệnPhổ Hiền, còn gọi là vũ trụ luận.
Bộ phận thứ hai là trong thế giới của phàm phu xác lập sự tồn tạiđối lập giữa thiện và ác, chính là mô thức đối lậpnhị nguyên thiện và ác trong thế giớihiện thực. Trên cơ sở nhận thứcphân biệt thiện và ác, xác lập một phương hướng là bỏ ác để hướng thiện, tương đương với giá trị luận.
Bộ phận thứ ba là bắt đầu từ sự hướng thiện mà đẩy trọng điểm sang hướng cầu thánh đạo, chuyển bước sang việc cầu thánh đạo – cứu chúng sinh (kiến hiền tư tế). Bộ phận này tức nói về phương pháp luận.
Bộ phận thứ tư chính là tinh thầnphổ tếchúng sinh, là hạt nhân tư tưởng của con đường cầu nhập thánh đạo. Quan hệ giữa việc lợi ích chúng sinh và thành tựucứu cánhBồ Đề trong phần này cho thấy rõ mối quan hệ tất nhiên giữa tâm Đại Bi và tâm Bồ Đề. Tức nói, đem tinh thầnphổ tế khắp quần sinh đặt vào để viên mãnhạnh nguyệnPhổ Hiền rồi cuối cùngchứng đắctrí tuệ Phật. Từ góc độ thành tựu mà nói, bộ phận này tương đương với cảnh giới luận. [3]
Do đó, từ tin ngưỡng Phật (lễ Phật kính Phật) tiến đến tán thán và cúng dường (xưng tánNhư Lai, quảng tu cúng dường) là tiền đề và cơ sở của Phổ Hiềnthập nguyện. Sau đó bỏ ác hướng thiện (sám hối nghiệp chướng, tùy hỷ công đức) tức là động cơ để từ việc kính ngưỡng sang học hạnh của Phật; sau đó dẫn khởi những thiện hạnhtiếp theo là thỉnh pháp, học pháp và hộ pháp (thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học). Sau cùng càng phải thông qua tâm lượngđại biquảng đại (hằng thuận chúng sinh, phổ giai hồi hướng) thực tiễn những nguyện hạnh trên để cầu Phật quảvô thượng Bồ Đề. Nói một cách đơn giản thì Phổ Hiềnthập nguyện chính là quá trình một người tin Phật, học Phật và thành Phật; mà trong quá trình đó, hàm chứa hết thảy các pháp môntu chứng của Phật Giáo.
Sự khế hợp và những thách thức của cư sĩ học Phật hiện đại
Cư sĩ là danh xưng phiếm chỉ những người học Phật tại gia, chữ Phạn là Kulapati, Phật Giáo Trung Quốc dùng cư sĩ để tổng xưng cho Ưu Bà Tắc (cận sự nam) và Ưu Bà Di (cận sự nữ). Như theo nghi thứcthọ giớiPhật giáo để phân biệt thì những người không phải tăng lữPhật Giáo mà quy y Phật Giáo và thọ trìtam quy ngũ giới mới được gọi là cư sĩ; nhưng từ cận hiện đạitrở về sau thì những Phật Giáo đồ không thọ giới, thậm chí còn bao hàm cả những giáo đồtin theo đa tín ngưỡng (trong đó có Phật Giáo) cũng được gọi là cư sĩ. Để phân biệt với tăng chúng là những vị rời gia đìnhthế tục để một lòng tu học đạo giải thoát; còn cư sĩ là những người tu họcPhật Pháp và hộ trìtăng chúng, đồng thời kiêm cả vai trò và trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Con ngườihiện đại sống trong một môi trường mà cuộc sống vật chấtdồi dào, thông tin bùng nổ và truyền thôngphổ cập. Trong thời đại mà rất nhiều người phải đối diện với áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng khiến thiếu đi niềm tin và hy vọng; khoa học kĩ thuật phát triển một mặt đem lại lợi ích nhưng cũng tạo nên sự khép kín cá nhân, làm ngày càng thiếu đi tinh thầntrách nhiệm đối với xã hội. Hiện thựcchứng minh, trong thời đạitiêu dùng theo dục vọng bùng phát như hiện nay, con người không có được sự thỏa mãn và hạnh phúc thực sự, ngược lại càng có nhiều những vấn đềtâm líxuất hiện mà nguyên nhân là do tinh thần trống rỗng tạo nên và trở thànhvấn đề của cả xã hội. Phật Giáo có rất nhiều quan điểm và phương pháp để hướng dẫn nhân loại tịnh hóa tâm linh, nâng caođạo đức. Đối với những vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt, có thể thông qua sự tìm hiểu và học tập Phật Giáo để tìm ra cách giải quyếttương ứng, các khó khăn cũng theo đó mà được giải trừ. Đó chính là vấn đề mang Phật pháp khế hợp với cuộc sống hiện đại.
Khoa học kĩ thuật phát triển cung cấp rất nhiều tư liệu hỗ trợ việc học tập Phật Pháp, nhưng đồng thời cũng theo đó tạo thành thách thức lớn. Như lời pháp sư Học Thành trên trang mạng Phật học Tân Lãng cũng chỉ ra rằng thời đại thông tin bùng nổ, các phương tiệnliên lạc, tra cứu dễ dàng; nhưng dễ dàng tiếp cận các nội dung Phật Pháp thì cũng dễ làm con ngườicảm thấymênh mônghỗn loạn. Bởi vì việc rất quan trọng trong học tập Phật Pháp là phải kiến lập được tri kiến và tín ngưỡngchính xác, nếu như không có trải quathời gian thân cận, y chỉ các bậc thiện tri thức học tập thì khi tiếp xúc với các nguồn thông tin đa dạng sẽ rất dễ tri kiếnhỗn loạn, thậm chí có thể tạo thành sựthối chuyển hoặc mất đi lòng tin ngưỡng. [4]
Trên phương diện tin ngưỡng Phật Giáo của người cư sĩhiện đại cơ bản đối diện với một số vấn đề như: Quỷ thần hóa, đời sau hóa, học thuật hóa, triết lý hóa, hoặc hình tượnghóa Phật Giáo.
Pháp sư Tế Quần trong trả lờiphỏng vấn về “hoằng dương nhân gianPhật Giáo đương đại” có đề cập và phê bình một số vấn đềnhận thứcsai lầm về Phật Giáo hiện nay như sau: “hiện nay có một số nhận thứcsai lầm về Phật Giáo, trong đó có bốn điểm nổi bật là bị quỷ thần hóa, đời sau hóa, triết lý hóa và học thuật hóa. Sự thịnh hành của những nghi thứcKinh Sám khiến nhiều người cho rằng Phật giáo là hình thức để phục vụquỷ thần, mà bỏ đi tinh thầnnhân bản của Phật Giáo. Đặc biệt hoằng dương pháp mônTịnh Độ khiến nhiều người cảm thấy rằng học Phật là cầu cho đời sau, là việc mà người già lão sắp đến lúc chết mới cần chú ý. Triết lý hóa Phật Giáo thì chỉ phù hợp với các vị tăng lữ có trình độvăn hóatương đối để học tập nghiên cứu, còn dân chúng bình thường không có thời gian và năng lực để thâm nhập. Học thuật hóa tức chỉ chuyên ngành nghiên cứu của bộ phận học giả, họ cho rằng Phật Giáo là hiện tượngvăn hóa để nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu cũng rất ít có phát sinh quan hệ đến cuộc sống hiện thực chính mình, cũng rất ít suy xétliên hệ đến vấn đề an thân lập mệnh của bản thân; do đó, tuy những thành quảnghiên cứu đó có ý nghĩanhất định trong việc truyền thừavăn hóa nhưng không có tác dụng tới cuộc sống nhân sinh của chúng ta, càng không thể dẫn hướng người khởi lòng tin phụng.” [5]
Trên phương diệnquỷ thầnhóa Phật Giáo (Hán truyền), có một nguyên nhân chủ yếu là do những ảnh hưởngvăn hóatruyền thống từ cuối thời nhà Thanh tạo thành ấn tượng sâu trong nhận thức của nhiều người về các nghi lễ như cắm hương bái, cầu phúc, cầu che chở, siêu độ người mất…Ngoài ra, sự hiểu biết không rõ ràng về thần thôngPhật Giáo khiến cái nhìn quỷ thầnhóa Phật Giáo trở thànhhiện tượngphổ biến hiện nay. Trong “Giản thuật về thần thông Phật Giáo”, cư sĩ Từ Hiểu Quang cho rằng rất nhiều vị tín chúng đều cảm thấy rất hiếu kỳ khi một vị cao tăngđại đức thọ Bồ Tát giới, hiếu kì những hiện tượng thần mật mê hoặc khiến nhiều người bị những người giả mạoPhật môn lừa bịp, tổn thất không ít tiền tài, đồng thời cuộc sống cũng bị nhiễu loạn, thân tâmbất an. [6] Đặc biệt là truyền thông phát tán nhiều những hiện tượng lạ lùng, quỷ thần, thần thông lời lẽ bịa đặt, thêm bớt li kì càng khiến khó mà nhận thứcchính xác được chánh pháp của Phật Giáo.
Ngoài những vấn đề bên trên vừa trình bày còn có một hiện tượng là người đạo sưtinh thầnPhật Giáo hoặc đoàn thể bị hình tượng hóa. Giáo sư Du Tường Châu trong bài viết “Luận Ấn Thuận học và Phật Giáo toàn cầu hóa” chỉ ra rằng, truyền thông phát triển, tin tức nhanh rộng dần hình thành hiện tượng lớn ngày càng lớn, một số ít lũng đoạn, nhỏ thì không thể sinh tồn, nếu khôngkiến lập một cơ chế cân bằng và tự luật thì khó mà tưởng tượng trong nội bộ Phật Giáo sẽ xuất hiện sự chia rẽ về thông tin như thế nào. Đồng thời, sự lũng đoạntruyền thông của đoàn thể Phật Giáo lớn (tài đoàn pháp nhân, xã đoàn pháp nhân) cũng rất dễ tự xuất hiệnhiện tượnghình tượng hóa và thần thánh hóa cá nhân. [7]
Không chỉ riêng vậy, cư sĩtu họcPhật Pháp hiện nay cũng gặp không ít thử thách, trong đó nổi bật nhất là các hiện tượng như hướng danh lợi, cá thể hóa, ngoại đạo hóa, hướng nhanh chóng, tự ý sáng tạo…
Hiện tượngtu trìPhật Pháp hướng công danhlợi lộcxuất hiện không phải là ít, rất nhiều chùa coi việc kinh sám, Phật sự, pháp hội là trọng điểm để tiếp dẫntín đồ đến với đạo. Vì thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận tín chúng mà biến tướng những hoạt độngPhật Pháp bằng cách thêm quá nhiều những nghi thức, màu sắc phong tục dân gian. Cũng thường thấy một số chùa viện hoặc chư tăng ni lợi dụngPhật sự để làm công cụ mưu cầu tư lợi, mang danh nghĩa “công đức” lập ra nhiều danh mục mang tính chất thương nghiệp. Ví dụ như, thu tiền tín chúng rồi tiêu tai thay…Những việc làm như vậy, mục đíchcăn bản không phải là chú trọng vào việc tu trì, mà lại khiến những hoạt độngtu trì nguyên bản của thần thánh trở nên dung tục, khó chấp nhận. Cư sĩ Trần Vệ Tinh trong bài viết “Vấn đề thế tục hóa, dung tục hóa trong sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc đương đại” chỉ ra bản ý của tiền nhân coi việc tổ chức các khóa kinh sám, Phật sự là phương tiện dùng âm thanh để tán tháncông đứcTam Bảo, hoặc để chân sám hốinghiệp chướng, khiến nội tâmthanh tịnh; hoặc vì sự tu trì của bản thân mà chế định nghi thức, nếu để dân tục hóa tức sẽ dần mất đi ý nghĩaban đầu của nó. [8]
Hướng danh lợi hóa còn thể hiện ở hiện tượng hiện nay có không ít đạo tràng vì mục tiêu tăng gia số lượng, thu hút du kháchhành hương đến tham bái mà không ngừng cho kiến tạo những công trìnhxây dựng to lớn hoành tráng, không chỉ so quy mô chùa chiền mà còn không ngừng chạy đua tượng Phật to lớn hoặc quý đắt giá trị để được công nhận kỷ lục... Hà Hùng Phi trong bài viết “Phong trào tân tạo Phật ở Trung Quốc - thể hiện nguy cơ về tín ngưỡng” có đề cập phong trào xây cất các công trìnhPhật giáo ở Trung Quốcrầm rộgần đây khác với ở Nhật Bản, Thái Lan và Bu-tan, ở Trung Quốc thì động cơ thúc đẩy việc thi đua kiến tạo các công trình là vì lí do kinh tế để thu hút du lịch. Bài viết cũng trích dẫn lời của phó chủ nhiệm văn phòng công tác hiệp hộitự việnPhật Giáo Trung Quốc Vương Nhụ Đồng trong bài viết trên báo “Trung Hoa Dân Tộc” rằng: Phật Giáo Hán truyền có điêu khắc, tạo hình tượng Phật trên các vách núi, sơn động hoặc tạo Phật lộ thiên lớn, đặc biệt hưng khởi và tập trung vào thời Tùy, Đường. Nhưng phần nhiều trong đó phản ánh nguy cơ cảm và cảm giác không an toàn vào xã hội của Phật Giáo đồ thời bấy giờ, hay cũng có thể nói đó là dấu hiệu biểu hiện của thời kỳ “mạt pháp”. Con người hiện nay cũng mô phỏng xây tạo công trìnhtràn lan, cho rằng đó là sự biểu hiện của xã hội phồn vinh, phát triển, nhưng kỳ thực đều là phản tác dụng, không phù hợp với bản ý tu trì là mục tiêu cốt yếu nhất của đạo Phật. [9]
Trong xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, con người đều được huấn luyện trở thành người tốc độ nhanh và hiệu suất cao. “Nhanh” đã trở thành tiết tấu bất biến trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, không chỉ trên ẩm thực cũng có thức ăn nhanh mà trên phương diệntu tập cũng rất nhiều vị cư sĩ truy cầu sự tu nhanh chứng nhanh. Kiểu tâm thái truy cầu sự nhanh chóng đó không những làm cư sĩ không có được hằng tâmkiên trìtinh tấnkhông giải đãi mà còn dễ lạc vào con đường khác, không phải là pháp mônchánh tín.
Như đã nói, cần phải: “thân cận thiện tri thức, nghe chánh pháp, tư duy như lý, pháp tùy pháp hành” (bốn dự lưu chi), điểm quan trọng nhất vẫn là phải thân cận thiện tri thức. Có thể nói, trong quá trình tu trì ngoài phải trang bị chánh tri, chánh kiến ra thì thân cận thiện tri thức là một nhân duyêntrợ đạovô cùng quan trọng. Do đó, phương pháptu trìtruyền thống thường phải có một môi trường học tập, tu trì ổn định, có hệ thống và tập hợp đông đủ đại chúng cùng tu học. Người xưa có nói “thà nằm ngủ ở chùa lớn còn hơn làm đạo ở chùa nhỏ”, bởi làm đạo ở chùa nhỏ không chỉ thiếu đi sự chỉ dẫn của các bậc thiện tri thức mà trở nên mất phương hướngtu hành, rất dễ tìm lí do để biện minh cho sự lười biếng của bản thân. Cho dù một người có tinh tấntu hành nhưng khi rời xa cuộc sống đại chúng, tách biệt khỏi sự khảo nghiệm của người-sự-vật, thì rất khó có thể phát hiện, giác sát được những điểm mù của mình. Do tính lưu động của con ngườihiện đại tăng cao nên rất khó khăn cho việc tạo một môi trường như đại tòng lâm hoặc đạo tràng cố định để cùng đại chúngtu tập trong thời gian dài, thêm vào đó những thông tin Phật Pháp trên mạng rất dễ dàng có thể tìm được nên dần hình thành một hiện tượng là sự hành trì dần có xu hướngcá thể hóa.
Một thử thách khác trong quá trình tu tập là vấn đề sự thành lập nhiều những đoàn thể Phật Giáo mới. Những đoàn thể này trên danh nghĩaPhật Giáoquảng cáorầm rộ rằng sự thành lập của những đoàn thể mới thể hiện sự phát triển của những phương pháptu trìtruyền thống, càng dễ dàng nhận thấy những đoàn thể này vì để lôi kéo thêm nhiều tín chúng mà làm việc “tâm ngoại cầu pháp” bằng việc thêm vào các phương thức tu hành của ngoại đạo như truy cầu yếu tố thần mật của tôn giáo hoặc tham cầu sự cảm ứng nhanh. Ví dụ như ở Đài Loan, Trạch Hải Nguyên trong bài viết “Các tôn giáo mới hình thành ở Đài Loan” chỉ ra rằng, năm 1989 ở Đài Loan có 23 tổ chức tôn giáo được phép hoạt động; đến năm 2000, những đoàn thể đăng kí đã lên tới con số gấp 14 lần so với năm 1989, tốc độ tăng trưởng vô cùng nhanh chóng. Trong số đó cũng bao gồm một số đoàn thể mới phát sinh như: Hội Vạn Phật, Thiền Hiện Đại, Đại Thừa Thiền Công cùng nhiều tổ chức khác. Những đoàn thể tôn giáo này về cơ bản đều lấy giáo nghĩatruyền thống làm nền tảng nhưng có thêm vào một số yếu tố khác. Lấy ví dụ như tổ chức Ấn TâmThiền Học Hội là đoàn thể lấy pháp Thiền để đặt danh xưng, người chủ trì là Thiền sư Diệu Thiên tự nhận mình là Phật tam thânthành tựu, những gì giảng nói truyền bá đều tự nhận là Phật Pháp. Tất nhiên đại đa số trong giới Phật Giáo không thừa nhậnẤn TâmThiền Học Hội là tổ chức của Phật Giáo, nhưng do lấy giáo nghĩaPhật Giáo làm cơ sở nên rất dễ bị tín chúng Phật Giáonhận nhầm. Mặt khác, phương pháptu trì của những tổ chức này lại có công hiệu nhanh chóng, xuất hiện nhiều hiện tượng kì dị, thêm vào là sự kiến chứng của các vị tiến sĩ y khoa, tiến sĩ khoa học khiến những tổ chức này phát triển vô cùng nhanh chóng. [10]
Những gợi ý của Phổ Hiềnthập hạnh nguyện đối với sự tin ngưỡng và tu trì của cư sĩ Phật Giáohiện đại
Phổ Hiềnthập hạnh không chỉ bao hàm đủ tinh thần và giáo lý căn bản của Phật GiáoĐại Thừa “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” mà còn là hệ thốngtu trì hoàn chỉnh để thực tiễnPhật Pháp đến nhân sinh. Thông qua những phân tích những đặc trưng của 10 nguyện hạnh, chúng ta không những có thể thâm nhập nắm vững được nền tảng của chỉnh thể cả quá trình tu họcPhật Pháp, mà còn có thể từ đó tìm ra những giải pháp cho những thách thức và vấn đềkhế cơcư sĩ Phật Giáo gặp phải trong khi học Phật và tu trì đã trình bày bên trên.
Người học Phật phải y vào chính giác
Nhiều người hiện nay sở dĩ nhầm lẫn khi tu hànhPhật Pháp khiến tín ngưỡngPhật Giáo theo hình thứcquỷ thần hóa, phương pháptu hành bị ngoại đạo hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do không nắm vững được phương hướngcốt lõi của đạo Phật là để “giác ngộ nội tâm” hoặc chính là “tự giác”. Nói đơn giản, Phật tức là người giác ngộ, Phật Pháp tức là phương pháp để khiến con người được tỉnh giác, chứng ngộchân lý. Châu Quý Hoa trong bài viết “Phật Giáo tín ngưỡng giản luận” có đề xuất hai điểm tối quan trọng trong khi tin ngưỡng Phật Pháp là tin kính Phật và tin kính Pháp, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng tin kính Phật và Pháp phải bình đẳngvới nhau. Pháp chính là sự chứng ngộ của đức Phật (chứng pháp) sau đó vì chúng sinh là an lập (giáo pháp) để hướng dẫn chúng sinhtu hànhthành Phật; đồng thờibản thânđức Phật cũng là thông qua các pháp để lĩnh ngộ pháp giác ngộ, do đó hai thứ đó bản lai đã không chia rời, không thể nghiêng bỏ đi một bên nào. Nếu chỉ nghiêng về tin kính Phật mà bỏ qua Pháp thì dễ bị ngộ nhậnPhật Giáo là thần giáo, rơi vào thuyết thần tạo luận, sùng bái vị giáo chủcứu thế. Nếu nghiêng về tin kính Pháp mà bỏ qua Phật sẽ dễ rơi vào sùng báitổ sư và tai hại “Phật tâm tự dụng”. Do đó, nguyên tắc cơ bản là tin kính Phật làm tiền đề, tin kính Pháp làm căn bản. Trên cơ sở đó mới kiến lập sự tin kính đối với Tăng chúng, coi Tăng bảo là người chỉ đườngcụ thể trên con đườngtu họcPhật Pháp. Trong tin kính Tăng thì lấy sự tin kính thánh tăng và thánh chúng làm trung tâm, cùng chú trọng tin kính Phật và tin kính Pháp. Nhưng đối với Tăng chúng thông thường thì không thể tin ngưỡng hoàn toàn và vô điều kiện mà nên có cân nhắcphân biệt, nếu không sẽ rất dễ trở thànhtin mù quáng. [11]
Nguyện hạnh đầu tiền trong Phổ Hiềnthập nguyện là “lễ kính chư Phật”, tức trong thể vũ trụ mênh mang xác lập sự tồn tại của hai cảnh giới (môi trường) khác nhau giữa thánh và phàm, mà sự tồn tại của cảnh giới của bậc thánh kì thực là do ba loại tồn tại cấu thành gồm: thánh trívô thượngchí cao (giác), thánh nhânchứng ngộthánh trí này (người giác ngộ) và cảnh giới mà thánh nhânchứng đắc (Niết Bàn). Giáo sư Lý An Lợi cho rằng sự xác lập của mối quan hệ thánh – phàm này cũng đồng nghĩa với việc nhân loại tự cảm nhận được những thiếu khuyết về cảnh giới của mình và nhận thức sâu sắc về những vấn đề của cảnh giới bên ngoài; tức thừa nhận những điều không hoàn mỹ của bản thân và hướng về một cảnh giớiviên mãn. Đó là tinh thầntự giác và tiến thủ rất đáng quý của nhân loại, cũng là nói nhân loại trong thế giớikhổ nạn để hướng tới một niềm tin hướng về cảnh giới của thánh nhân. [3]
Ở phương diện khác cũng chính là nói “y Pháp bất y nhân”, lấy Phật và Pháp làm căn bản cho sự tin kính và tu học, không vì người mà thay đổi. Đó cũng là những gợi ý nhất định để ngăn chặn xu hướng thần tượng hóa trong Phật Giáo.
Thiện pháp là pháp cúng dườngvô thượng
Trong Phổ HiềnThập Nguyện Hạnh có trình bày rõ ràng nguyện “quảng tu cúng dường” như sau:
“Trong hết thảy cúng dường thì Pháp cúng dường là thù thắng nhất. Chính là nói: tu hànhnhư pháp để cúng dường, lợi ích chúng sinh để cúng dường, nhiếp thọchúng sinh để cúng dường, nguyện chịu khổ thay chúng sinh để cúng dường, chuyên cần tu bồi thiện căn để cúng dường, không xả hạnh Bồ Tát để cúng dường (bảy pháp). Thiện nam tử! Công đứccúng dường đằng trước đó vô lượng như vậy nhưng nếu so với pháp cúng dường thì không bằng một phần trăm, một phần ngàn, cho đến một phần trăm ngàn Câu-chi-na-do-tha, một phần Ca-la, một phần Toán, một phần Số, một phần Dụ, một phần Ưu-bà-ni-sa-đà cũng không bằng. Vì sao vậy? Do chư Như Laitrân trọng Pháp, do như đó tu hành sẽ sinh ra chư Phật. Nếu chư Bồ Tát hànhpháp cúng dườngtức đắc thành cúng dườngNhư Lai, như đó tu hành mới là chân cúng dường.” [1]
Những lời trên đã chứng minhcông đức của pháp cúng dường lớn như vậy. Như kinh điển ghi chép, cúng dường không chỉ là cúng hương hoa, đèn nến, dụng cụ, thực phẩm, tài bảo thế gian mà cúng dườngchân chính chính là phát Bồ Đề tâm là tiền đề để lợi lạcchúng sinh; cúng dường bảy pháp bên trên mới chân thực là cúng dườngthành tựuchư Phật Như Lai. Bởi vì cúng dường tài bảo đơn thuần không thể giải quyết tận gốc được vấn đềsinh mệnh, nên không thể so được với công đức của việc y pháptu hành. Do đó, như phápcúng dường, dùng thiện pháp để cúng dường thật sự có ý nghĩa rất chính đáng đối với những hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay theo xu hướng “danh lợi hóa”, “hình thức hóa”, thậm chí là “thương nghiệp hóa” Phật Giáo.
Dùng tinh tấn làm hành trang để tu đạo
Phổ Hiềnthập nguyện hạnh có một chỉ dẫn rất trọng yếu chính là sự dung thông tương hỗ giữa tín ngưỡng, giáo lý và thực tiễn. Như pháp sư Tế Quần trong bài viết “Nguyên lí quán tu của phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện” có nhắc đến 10 hạnh nguyệnPhổ Hiền bao chứa nội hàm việc thực hiện đồng bộ giữa tọa thượng quán tu và tọa hạ thực tu. Ví dụ như nguyện hạnh “lễ kính chư Phật” thì tọa thượng quán tu là lễ kính tận hư không biến pháp giớivi trầnsát độ chư Phật Thế Tôn, quán tưởng mỗi một hạt bụi trong pháp giới đều là hiển hiện của Phật thân và Phật đức, chính như nói “nhất hoa nhất thế giới, nhất diệp nhất Như Lai”. Nguyện hạnh “xưng tán Như Lai” cùng các nguyện hạnh khác cũng đồng như vậy, đều là thông qua quán tưởng để điều chỉnhtâm hành. Lấy tọa thượng quán tu làm cơ sở, thông qua quán tưởng không ngừng để đạt được hạnh lực sâu và ổn định, mới có lực để thực tiễn (tọa hạ thực tu). Đồng thời thì tu hành tọa thượng và tọa hạ cũng tương thông dung nhiếp nhau, như nguyện hạnh “quảng tu cúng dường”: cơ sở là vật thực cúng dường, sau thêm vào lực của quán tưởng, đem vật thực hữu hạn chuyển hóa thành vô hạn. Trong sở duyên cảnh vô hạn, quay vềtâm hành vô hạn, thành tựu công đức vô hạn. [12]
Phổ Hiềnthập nguyện hàm chứa đồng thời cả quán tu và thực tu đã đem lại gợi ý quan trọng đối với người học Phật hiện nay có xu hướng lí luận hóa hoặc học thuật hóa. Chúng tatu học theo Phật Pháp không phải chỉ là ngồi nói chuyện binh gia trên giấy, nhìn thấy nước mà mong hết khát; mà là cần chúng ta đem Phật Phápkiến lập trong nội tâm chính mình, sau đó mới có lực của Phật Pháp hướng dẫn hành vi nơi thân hành.
Đồng thời cũng phải hiểu rõ, “Tam kỳ tu phúc huệ, trăm kiếp trồng tướng hảo”, con đườngtu hành chẳng phải một sớm một chiều mà có thể viên mãn, tất phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp tinh tấn chẳng ngừng để quảng tuphước tuệ mới có thể thành công. “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm” khi giải thích mỗi nguyện hạnh đều nhấn mạnh phải “niệm niệm tương tục, không có gián đoạn; ba nghiệp thân-khẩu-ý không có mệt mỏi”, đã chứng minh mỗi một hạnh nguyện dù là thân hành, ngôn ngữ hay ý niệm đều phải là nguyện vọng tha thiết chí thành phát từ nội tâmkiên cốthường hằng.
Như lời pháp sư Pháp Huân có đề cập trong bài “Sơ lược về tu hành mười đại hạnh nguyện Phổ Hiền” rằng mỗi một nguyện hạnh trong Phổ Hiềnthập nguyện hạnh đều phải phát tâmvô cùng tận; tứ vô tận quán là chỉ: hư không giớivô tận, chúng sinh giớivô tận, chúng sinh nghiệp vô tận, chúng sinhphiền nãovô tận. Hư không là do chúng sinhmê vọng mà có hư không, y nơi hư không mà lập thế giới, nên hư không giớivô tận; cái khổ sinh tử của chúng sinhluân hồi không dứt, nên cũng vô tận; chúng sinhmê hoặc tạo nghiệp vô số nên nghiệp vô tận; do mê hoặcvô tận nên phiền não của chúng sinh cũng vô tận. Tứ vô tận quán này vô cùngvô tận nên nguyện vương cũng phải vô cùngvô tận. [13]
Bởi vậy, cư sĩ học Phật hiện nay nếu có thể hoán đổi đồng thời giữa nhận thức lí luận Phật Giáo và thực tiễn, cũng chính là nói dùng tinh thầnquảng đại của “tứ vô tận quán” này áp dụng vào thực tu, tinh tấndũng mãnh thì sẽ không còn tham thú tốc thành, nhanh tu nhanh chứng và sáng tạothêm bớt các pháp môn, tránh không bị rơi vào đường tà.
Lấy gương các vị đạo hữu để tu học
Phổ Hiềnthập nguyệnduyên khởi từ 53 lần tham bái của Thiện Tài Đồng Tử, trong 53 vị thiện tri thức có cả Bồ Tát, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ, Bà-la-môn, ngoại đạo, tiên nhân, thậm chí là cả nhà hàng hải, đầu bếp, thầy giáo, thương nhân, nhà âm nhạc, kĩ nữ, thiên thần, địa thần, dạ thần, nông phu. Họ xuất thân từ nhiều thành phần, nhiều ngành nghề của xã hội, mỗi dạng một cách tu hành khác nhau nhưng truyền tải một đạo lí rằng nhiếp thọ hết thảy các loạichúng sinhcăn cơ không giống nhau, sau rốt mới thành Phật. Ở phương diện khác, trong 53 lần tham bái thì trú xứ của các vị thiện tri thức cũng chẳng giống nhau, có nơi cung điện trang nghiêm, có nơi thâm sơn cùng cốc, có nơi đầu ngã tư đường, bên bờ biển, dưới gốc cây, trong thôn làng…đó cũng là vì để nhiếp thọcác loạicăn cơ trên đời mà ứng hóathị hiện. Như nhiều vị thiện tri thức là làm đạo, hoằng pháp ngay trên ngã tư đầu đường, điều đó phản ánh rằng Phổ Hiềnthập hạnh nguyện hàm chứa tính nhân gian và tính quần chúng của Đại ThừaBồ Tát đạo. Hiểu rõ được đặc chất tínhnhân gian và tính quần chúng của Đại ThừaBồ Tát đạo mới có thể đối trị được với hiện tượngxu hướngtu hành “cá thể hóa” như hiện nay.
Đồng thời, Phổ Hiềnthập nguyện giản thuật hạnh “tùy hỷ công đức” và “thỉnh Phật trụ thế” cũng truyền tải với chúng ta phải tùy hỷ với hết thảy thiện hạnhcông đức của hết thảy các vị thiện tri thức và phải thỉnh mời các vị thiện tri thức trụ thế lâu dài như lời tâm nguyện:
“Cho đến tất cả công đức của mười phương hết thảy thế giới khác, sáu thú bốn sinh, hết thảy chủng loài, dù chỉ nhỏ bằng hạt bụi, hạt cát ta cũng tùy hỷ; cho đến tất cả công đức của mười phươngba đời hết thảy Thanh Văn, Bích Chi Phật, hàng hữu học hay vô học, ta cũng đều tùy hỷ; cho đếncông đứcquảng đại của hết thảy chư Bồ Tát tu vô lượng sự khổ hạnh khó làm, chí cầu vô thượng chính đẳng Bồ Đề, ta cũng đều tùy hỷ.” [1]
“Mười phương ba đời hết thảy Phật sátcực vi trầnsố kiếpchư Phật Như Lai, sắp thị hiện muốn nhập Niết Bàn; cho đến chư Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, hữu học hay vô học, cho đến tất cả các vị thiện tri thức, ta đều khuyên thỉnh đừng nhập Niết Bàn.” [1]
Lấy việc lợi tha làm hướng vun bồi công đức
Trong 8 nguyện đầu của 10 hạnh nguyện chú trọng vào việc tự lợi thì 2 nguyện sau cùng là “hằng thuận chúng sinh” và “phổ giai hồi hướng” thấm đẫm tinh thầnlợi thabác ái của Phật GiáoĐại Thừa. Cũng như lời kinh văn thuật:
“Nói phổ giai hồi hướng tức mang tất cả công đức từ lễ kínhcho đến hằng thuận, đều hồi hướng hết thảy. Đến tất cả chúng sinh trong tận hư không giới, tận pháp giới, nguyện khiến mọi chúng sinh được thường an lạc, không còn các bệnh khổ. Kẻ muốn làm điều ác đều không thành, hết thảy thiện nghiệp đều được nhanh chóng thành tựu, đóng tất cả các cửa ác, khai thị nẻo chính Niết Bànnhân thiên. Nếu có chúng sinh do tích tập các ác nghiệp mà cảm hết thảy quả khổ cực nặng, ta xin chịu thay, để những chúng sinh đó đều được giải thoát, cuối cùngthành tựuvô thượng Bồ Đề.” [1]
Do đó, hướng công đứccuối cùng của 10 hạnh nguyệnPhổ Hiền chính là để lợi íchvô lượngchúng sinh, khiến hết thảy đều được thường an vui, xa rời các khổ ác, thậm chí chịu khổ thay những chúng sinh đang bị khổ nạn; mà bi tâmlợi tha đó xuất phát chính từ tri kiến “chư Phật Như Lai, lấy tâm Đại Bi làm thể”. Pháp sư Tế Quần trong “Nguyên lí quán tu của phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện” chỉ ra rằng, phẩm chất của chư Phật là đại từ đại bi, mà tâm đại từ đại bi đó không phải sinh ra đã có, mà hình thành tâmtừ bi vô hạn đối với chúng sinh trong Ta Bà. Xa rời chúng sinh thì bi tâm không thể thành tựu. Trên thực tế, mỗi người đều có cơ sở tâm hạnh từ bi, tức là lòng bi mẫn; nhưng tâm bi mẫn của con ngườibình thường còn rất nhỏ, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, mọi người dần mất đi sự đồng cảm, tương ái; những sự việc liên quan chẳng hiếm gặp trên báo đài, trong thực tế cuộc sống cũng đầy rẫy. [12] Do đó, thông qua 10 hạnh nguyệnPhổ Hiền có thể triệt để khắc phục được tự tư tiểu ngã mà còn tiến thêm vun bồi và thăng hoa những phẩm chất nội tại trong cuộc đời của chúng ta.
Lời kết
Phổ Hiềnthập nguyện không chỉ là thời khóa bắt buộc hàm chứa hết thảy các pháp môntu hành của Phật Giáo Hán truyền truyền thống, mà thông qua nhận thứcthâm nhập vào nội hàm càng cho thấy được những gợi ý, chỉ dẫnchính đáng, tích cực về việc tin ngưỡng và tu trì của cư sĩ Phật Giáohiện đại. Người học Phật hiện nay thường phải đối mặt với những thách thức như quỷ thần hóa, đời sau hóa, học thuật hóa, triết lý hóa, và thần tượng hóaPhật Giáo; trong tu trì lại gặp phải những hiện tượng như danh lợi hóa, nhanh chóng hóa, cá thể hóa, ngoại đạo hóa, và sáng tạo thêm bớt…Nhưng chúng ta tin rằng: tin ngưỡng y theo nơi chính pháp, lấy thiện pháp để cúng dường, lấy tinh tấn làm hành trang, lấy bạn đạo làm gương học, lấy hướng tu là để tự lợi lợi tha cùng các giáo pháp khác hàm chứa trong Phổ Hiềnthập nguyện hạnh sẽ phát huy được vai tròchỉ đườngtích cực trong quá trình tu học Phật để tự lợi lợi tha.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.