Thư Viện Hoa Sen

Lời Khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Kyabje Choden

12/09/20155:00 SA(Xem: 12719)
Lời Khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Kyabje Choden

Lời Khuyên
của Đức Đạt Lai Lạt Ma
dành cho Kyabje Choden Rinpoche
Thanh Liên Việt dịch

 

Kyabje Choden Rinpoche (1933-2015)
Kyabje Choden Rinpoche (1933-2015)

Kyabje Choden Rinpoche đã thị tịch vào Pháp giới lúc 1,30 giờ Ấn Độ sáng 11 tháng Chín, 2015 tại Labrang [nhà] của ngài tại Tu viện Sera Jey, Ấn Độ.

Trước đó, vào ngày 29/8/2015, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp Kyabje Choden Rinpoche và ban cho Rinpoche ít lời khuyên được ghi lại dưới đây.

Ngày 29/8/2015, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp Kyabje Choden Rinpoche tại Radisson Hotel ở Delhi, và ban lời khuyên như sau.

Để bắt đầu, Kyabje Choden Rinpoche khẩn cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Vì lợi lạc của giáo lý và tất cả chúng sinh nói chung, và đặc biệt là vì lợi lạc của giáo lýchúng sinh ở xứ tuyết (Tây Tạng), đấng dẫn dắt thiêng liêng, cầu mong cuộc đời Ngài dài lâu và kiên cố, và cầu mong Ngài có thể nhanh chóng tới Tây Tạngmột lần nữa đặt gót chân thiêng liêng của Ngài trong Điện Potala, bằng cách ấy như mặt trời chiếu sáng hạnh phúc và hỉ lạc cho toàn thể dân tộc Tây Tạng. Tiếp đó, con cầu xinhồi hướng mọi công đức con có thể tích tập để điều đó xảy ra. Con thỉnh cầu Ngài có thể là nơi nương tựa bảo hộ như con đã cầu nguyện, và cầu mong đời này cho đến đời sau Ngài có thể chăm sóc con với thiện tâm to lớn của Ngài. Như một biểu tượng kiết tường của việc Ngài chăm sóc con theo cách này, với bàn tay linh thánh, xin nhận chuỗi hạt vàng này.” Khi Rinpoche dâng lời khẩn cầu này, Đức Đạt Lai Lạt Ma vui vẻ chấp nhận xâu chuỗi. Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma ban lời chỉ dạy này:

Kyabje Choden Rinpoche and Dalai Lama
Kyabje Choden Rinpoche and Dalai Lama

“Lần đầu tiên tôi chú ý tới Rinpoche là trong một buổi tiếp kiến, trong gian phòng Jen-selPodrang sáng ánh mặt trời của điện Norbulingka, với các tu sĩ của tu viện Sera đã đi một quãng đường ngắn để vi phạm ranh giới sau khi hoàn tất một khóa nhập nhất mùa mưa. Một chi tiết mà tôi nhớ rõ là làm thế nào tia nắng phóng xuống từ trần nhà và hạ trên đầu Rinpoche. Vào lúc đó, tôi không biết Rinpoche. Nhưng tôi nhớ lại rõ ràng là khi tia nắng chạm vào đầu Rinpoche, một con ong đáp xuống và ở trên đầu ngài như một dấu hiệu tốt lành. Rinpoche, ngài có nhớ không?”

Rinpoche trả lời: “Con không nhớ.”

“Khi ấy tôi nghĩ ‘đây là một Đạo sư vĩ đại.’ Về sau [vào những năm 1970], một vấn đề quan trọng xảy ra ở Lhasa. Có một số người thấy khó khăn khi trực tiếp tiếp cận với tôi, vì thế họ đã chuyển thông tin qua Rinpoche. Những người đó can đảm một cách lạ lùng và đầy lòng vị tha. Bởi có rắc rối vào lúc đó, công việc này mang lại lợi lạc to lớn cho tôi.

“Trước đó, khi tôi đang dự kỳ thi Geshe trước hội đồng tu viện, Rinpoche là một trong những người tranh luận. Đề tài của cuộc tranh luận là Madhyamaka (Trung Đạo)—là những lợi lạc [của việc nhận ra tánh Không?], hay hai chân lý [tối thượng và thông thường]?”

Rinpoche đáp rằng đề tài là hai chân lý.

“Ồ. Tốt, vào lúc đó chúng ta không chỉ trở thành những người quen biết: chúng ta đã trở thành các Pháp lữ (bạn Pháp). Sau này ở Ấn Độ, Rinpoche là một vị Thầy và học nhân vĩ đại của Giáo Pháp trong những vị trí to lớn, và ngài đã sốt sắng ban tặng Petri [giáo lý về các bản văn triết học] rộng lớn. Có lẽ Rinpoche là người hết sức tinh thông Luận giảng Trang hoàng Mạch lạc về A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận [của ChimJampalyang]. Rinpoche đã chịu trách nhiệm về việc bảo vệtruyền bá giáo lý, giảng dạy và chăm sóc nhiều đệ tửTây Tạng, Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Điều quan trọng là luôn luôn tự hào về điều đó, và hãy thực hiện những lời cầu nguyện mạnh mẽ. Có lẽ Rinpoche đã thực hiện những lời cầu nguyện như thế.

“Trong thời gian gần đây có những người nói [một cách sai lạc]: ‘Rinpoche không sử dụng toàn bộ khả năng của ngài trong việc [chấm dứt thực hành] Dholgyal.’ Nhưng ở góc độ của tôi, Rinpoche vẫn là, vào lúc đầu, lúc giữa, và lúc cuối, một đệ tử thẳng thắn, chân thành của Đạo sư với một ý hướng vị tha trong sạch và không có bất kỳ sự phân hai nào giữa lời ngài nói và ý hướng sâu xa của ngài. Đó là điều chắc chắn.

“Thời gian trước, trước khi [Loseling] Gen Wangchen thị tịch, tôi đã nhận một cuộc điện thoại từ vị Thầy này qua Ling Rinpoche. Tôi đã nói với Gen Wangchen: ‘Vào lúc này, khi Phật pháp, và đặc biệtPhật giáovăn hóa Tây Tạng đang ở một trạng thái yếu kém, hai chúng ta cùng cố gắng cho sự nghiệp giáo lý của Đức Phật, Phật giáovăn hóa Tây Tạng. Nhờ nỗ lực của ta và những ảnh hưởng tích cực mà nó đem lại, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục để có một nối kết từ đời này sang đời khác.’ Hiện nay cũng vậy, những hoàn cảnh như thế đã xảy ra, và Rinpoche đã gắng sức trong quãng thời gian xung đột này, chắc chắn chúng ta cũng sẽ tiếp tục có một mối nối kết từ đời này sang đời khác. Rinpoche cũng phải có ý định rằng chúng ta có thể tiếp tục, giống như bây giờ, để cùng làm việc cho giáo lýchúng sinh trong tương lai.

“Cuộc đời này đã đi tới một kết thúc thành công. Cái chết là sự chấm dứt không thể tránh khỏi của việc sinh ra; trong đó, tất cả chúng ta đều như nhau. Tôi cũng đã đi tới tuổi tám mươi già yếu. Mới đây khi tôi gặp một vị bác sỹ người Đức quen biết để hỏi về một vấn đề ở đầu gối, ông nói với tôi ‘ngài không còn là một thanh niên mười tám tuổi nữa; ngài đã tám mươi rồi.’ Chắc chắn là như thế. Bởi tuổi trẻ biến thành tuổi giàbản chất của mọi sự. Bác sỹ nói thêm: ‘quả thực là ngài không thể làm được gì nhiều về điều đó!’

“Đó là sự thật. Tuy nhiên Rinpoche không nên hối tiếc về những hoạt động ngài đã làm khi còn sống. Ngài đã làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa sâu xa. Vì thế, hãy ngơi nghỉ với sự hài lòng. Tôi luôn luôn cầu nguyệnthực hiện những nguyện ước sâu xa tương tự.”

Theo Awakening Vajra International

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 5174)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).