NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT LÝ BÁT CHÁNH ĐẠOPHẬT GIÁO Self-development through the Eightfold Path Vương Thị Minh Tâm dịch Việt Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn
LỜI GIỚI THIỆU
Có nhiều đường để ta đi tới với giáo pháp của Đức Phật. Như tác giả của bài viết này là một. Một cuốn sách mỏng thôi nhưng là trải nghiệm của một người học Phật, muốn học Phật như Phật đã từng dạy. Một người như tác giả đang dấn bước trên đường học Phật mà thành tựu thì công hạnhđạt đượcchắc chắn là đầy đặn và lớn lao.
Một ngày, tác giả bỗng bừng lên để nhận chân một điều: sau 25 năm quy y nhưng “chỉ là đứa con rong chơi lạc lối”. Bây giờ, cần mau kíp học hỏi lại, học hỏi một cách thực sự dưới ánh sáng trí tuệ và từ bi mà Đức Phật đã chỉ dạy. Học theo cái căn cơ của mình, học để biết thương yêu và tha thứ, học để làm trôi cuốn những cạn lắng thù ghét và ích kỷ, học để sửa sang cái bất toàn mà đời người ai cũng sa vào.
Tác giả đi từ kinh nghiệmcá nhân để trình bày bài học của mình theo chu trình GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Học Phật bắt đầu từ đâu là theo kinh nghiệm của từng người. Trong cái “kho trời chung” của học Phật và Phật học “mà vô tận của mình riêng” (xin mượn ý của Chu Thần-Cao Bá Quát) một nẻo đường đến với giáo pháp của Người. Cái sự đó là do bởicơ duyên của từng con người vốn có và được tác động.
Bát Chánh Đạo là con đường để đời ngườigiải thoát khỏi mọi vọng tưởng, trong đó vọng tưởng ta là có, ta là duy nhất đã đưa người ấy sa vào những sai lầmcay đắng. Bát Chánh Đạo không dùng để cao đàm khoát luận mà để tu tập. Sự tu tập trên đường học Phật quả thật gian nan, gian nan như “lội ngược dòng sông”. Là người cư sĩtại gia và theo quan niệm riêng, tác giả đi từ việc giữ giới đầu tiên để triển khai các bước đi tiếp sau, thay vì đi theo trình tự mà Đức Phật và chư tổ đã truyền dạy. Âu cũng là một nẻo đường đến với sự thoát khổ. Lẽ dĩ nhiên, đi ngược chiều là kinh nghiệm riêng của tác giả, song vì ngược chiều mà sự gian nan cũng nhân lên. Nhưng với một quyết tâm cao độ thì ngược chiều không đồng nghĩa với đi sai lạc tám con đường, mà chỉ là chọn đi con đường nào trước theo kinh nghiệm riêng. Cũng tùy đấy thôi!
Tôi không cho đây là một cuốn sách chỉ bàn về nhân cách con ngườithuần túy. Cũng không là một cuốn sách với những lý thuyết dài hơi, mà là một nhân cách được cụ thể hóa qua kinh nghiệmtu tập để đạt đến sự hoàn toàn đáng muốn. Tác giả cho ta thấy đây là bài học cá nhân song cũng có thể có giá trịtham khảo nên đem ra cùng chia sẻ với mọi người. Lựa chọntu tập như thế nào là tùy ở mỗi người, nhưng có một điều sau đây là tâm niệm: nhân cách con người chỉ có thể đạt đến độ hoàn hảo khi con người ấy đi theocon đườngchân chính mà Đức Phật đã chỉ dạy.
Xin có đôi ý giới thiệu với bạn đọc. Mong rằng cả tác giả, người viết lời giới thiệu và bạn đọc cùng chia sẻ điều tâm niệm đó.
Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2006
TS. Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên CứuTôn Giáo – Hà Nội)
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên "Thích Nhất Hạnh Way" tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.