Ở Việt Nam, Phật giáođã có hơn hai nghìn năm hình thành và phát triển. Do đó không sai khi nói rằng Phật giáo là tôn giáophổ biến ở Việt Nam và nhà chùa, tăng ni là những hình ảnh mà người dân Việt nhiều đờitôn trọng, thành kính. Tuy nhiên, thời giangần đây trong xã hội và trong cả một bộ phận những người tu hànhcó suy nghĩcho rằng đi tu cũng là một nghề. Và vì là một nghề nên chuyện giữ giới luật cũng bị xem nhẹ. Điều nàykhông những gây ảnh hưởng đến hình ảnhPhật giáo mà còn gây bức xúc xã hội và mất lòng dân. Vậy, đi tu có phải là một nghề hay không, hãy cùng thử tìm hiểu…
Người tu đạochân chính không ai gọi đi tu là một nghề
Ở góc độ quản lý nhà nước về Phật giáo, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ TS. Bùi Hữu Dược đã khẳng định như vậy. Theo TS. Dược, coi đi tu là một nghề là quan niệmám chỉ một số ít người lợi dụngtôn giáo để trục lợi, mưu cầu lợi ích riêng. Người tu đạochân chính không ai gọi việc đi tu là một nghề, vì tu đạo là hoạt động vừa mang tính tâm linh vừa để hoàn thiệncon người hoặc hướng tới một mục tiêunhất định theo triết lý của từng tôn giáo. Tu đạo theo Phật giáo có cả người xuất gia (là nhà sư) và người tại gia (là tín đồ).
Theo TS. Dược, thực tiễn đã cho thấy khi con người sinh ra thì mỗi cơ thể sống gồm hai phần, thể xác và tâm hồn (thân và tâm). Thể xác phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn, nước uống, phải được vệ sinh chăm sóc hàng ngày. Tâm hồn cũng vậy, phải được nuôi dưỡnguốn nắn hàng ngày bằng tri thức, đạo đức, văn hóa… Với những người tu đạo, mục tiêu quan trọng nhất là tu tâm, tu đức. Tuy rằng, vẫn có những người tu đạo có hành động, lời nói phản cảm làm ảnh hưởng tới đạo đứcPhật giáo mà đã được báo đài phản ánh khá rõ gần đây, song việc này cũng cần khách quan xem xét rõ ở từng trường hợp vì “vơ đũa cả nắm” sẽ không đúng cho cả đạo lẫn đời.
Thứ nhất, những người tu đạo đang trên con đường tu để chỉnh và sửa mình, họ chưa phải là con người hoàn chỉnh, chưa “đắc đạo”, chưa đạt tới độ trang nghiêmcần thiết theo quy địnhgiới luật của tôn giáo. Họ có vi phạmgiới luật, đạo đức, đó cũng là việc bình thường, họ cần có thời gian và quá trình tu tập, rèn luyện mới có thể chuyển hóa để đạt chuẩn mực của người tu đạo. Thứ hai, gần đây có một số người không tu đạo, lợi dụngtôn giáo như việc giả sư đi khất thực, đi bán hương, đi quyên tiền..., những người này không những làm ảnh hưởng xấu tới Phật giáo mà còn vi phạmpháp luật bởi hành vigiả danh, trục lợi. Và cuối cùng, có số rất ít tu đạo nhưng sống cuộc sống thiếu phạm hạnh, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnhtôn giáo “con sâu làm rầu nồi canh”, số này thời nào cũng có, nay cũng khó tránh khỏi. Với những người tu đạo dạng này, tổ chức tôn giáo phải có hình thứcđiều chỉnhnghiêm khắc, đối với xã hội có thái độ và xử lý nghiêm minh.
“Hành nghề tôn giáo” gây hiểu nhầm
Là nhà tu hành, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minhcho rằng quan niệm “đi tu là một nghề” đã gây ảnh hưởngtiêu cực về hình ảnh của tăng sĩ Phật giáo. Lý giải căn nguyên của quan niệm “đi tù là một nghề”, Thượng tọa Thích Nhật Từ lý giải, sau năm 1945 ở miền Bắc, năm 1954 ở miền Bắc Trung bộ và năm 1975 ở miền Nam đã có nhiều thập niên, qua các văn bản pháp quy, các cán bộ Nhà nước thường gọi tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ các tôn giáo khác là “những người hành nghềtôn giáo”. Theo Thượng tọa, cách dùng từ này không chỉ gây ngộ nhận về lý tưởng đi tu và phụng sựnhân sinh của tăng sĩ Phật giáo, mà còn vô tình xúc phạm đến lý tưởngxuất gia của tăng sĩ.
Bởi khi cho rằng tăng sĩ Phật giáo “hành nghề tôn giáo” thì người ta sẽ đánh đồng việc tu hành cũng là “nghề để sinh sống”, từ đó, không thấy được giá trịđạo đức, văn hoá, xã hội và tinh thần mà các tăng sĩ Phật giáo đóng góp trong việc cải thiệnđời sốngxã hội được tốt đẹp hơn. Thực tế, nhiều người từ bỏsự nghiệpthành công, vai trò lớn trong xã hội, vì giác ngộlý tưởng cao cả của Phật giáo, trở thànhnhà đạo đứctâm linh, trọn đờiphụng sự, xóa bỏ nỗi khổ niềm đau, mang lại an vui hạnh phúc. Khác với các tôn giáohữu thần, tăng sĩ Phật giáo không ăn lương, là những người “vô sản chuyên chính” đúng nghĩa.
“Nếu tăng sĩ nào cho rằng đi tu của bản thân là một cái nghề thì vị ấy đã phát xuất từ một động cơ không thanh tịnh, thiếu lý tưởngphụng sự và tăng sĩ ấy không thể phụng sựnhân sinh đúng với tinh thần “từ bi, vô ngã, vị tha” được đức Phật dạy” – Thượng tọanhấn mạnh.
(Bài phỏng vấn trên báo Pháp luật và Thời đại, ngày 15-12-12015)
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.