LÀM CHỦ CĂN TAI ĐỂ TÂMTHANH TỊNHSÁNG SUỐT Thích Đạt MaPhổ Giác
Trong truyền thốngPhật giáo Á Đông, hình tượngđức Di Lặc là một vị Bồ Tátăn mặc xuề xoà, ngồi phệt dưới đất, mập mạp, bụng phệ, gương mặt phúc hậu, sống đời đơn giản, bằng những hình ảnh biểu trưng qua ý nghĩatự tại, an lạc và giải thoát. Đặc biệtBồ Tát Di Lặc có tấm lòng nhân ái, nên miệng cười thật rộng, cười hả hê, cười hết mình, nhìn thẳng người đối diện như muốn trao gửi hết niềm yêu thươngtrọn vẹn cho người ấy bằng tất cả trái tim hiểu biết.
Lỗ tai chúng ta thích nghe lời khen, lời nịnh hót, lời tâng bốc và không chịu bị ai chê bai, chỉ trích, nhất là trước mặtmọi người. Khi nghe lời khen, trong lòng chúng tacảm thấy phấn khởi, vui mừng, bị dèm pha, chê bai thì mình sinh phiền muộn, khổ đau, đó là đứa giặc thứ hai. Khi ta vui mừng, thích thú là háo danh, khi phiền não là bệnh hoạn, nó cướp mất đi công đức lành của chúng ta.
Điểm này khác với vẻ mặttrang nghiêm, nụ cười nhẹ nhàng, thanh thoát và đôi mắt trầm tư của chư Phật hay các vị Bồ Tát khác. Lại nữa, có những hình tượng, chúng ta thấy sáu đứa trẻ đeo bám trên thân ngài, đứa móc mắt, đứa bóp mũi, đứa rờ miệng, đứa nhéo tai, đứa gãi rún, đứa leo lên đầu, mà ngài vẫn bình thản, an nhiên, tự tại, không hề có chút tâm tư buồn khổ nào.
Nhìn bằng tâm thanh tịnh, sáng suốt, chúng ta sẽ hiểu, tôn tượngBồ Tát Di Lặc là biểu trưng cho những con người đã thật sự bình yên, hạnh phúc, dấn thân đi vào đời để hóa độ tất cả chúng sinh, vẫn thấy nghe, hay biết mà không bị dòng đời cuốn trôi làm ô nhiễm.
Sáu đứa trẻ nghịch ngợm trên thân Bồ Tát Di Lặctượng trưng cho "sáu đứa giặc" chuyên hành hung, cướp phá, đánh mắng gây phiền lụy, khổ đau cho người không biết tu theo lời Phật dạy. Vì chúng ta một mặt muốn cầu giác ngộ, giải thoát, một mặt mình lại gây tạo phiền não, khổ đau. Ta thật mâu thuẫn và si mê, nên bị sáu tên giặc này làm ngăn chặn sự tiến tuđạt đếntự tại, giải thoát.
Mỗi đứa bé soi lỗ tai, móc lỗ mũi của Ngài, mà Bồ Tát vẫn cười vui vẻ, không tỏ thái độ bực dọc, hờn dỗi, không cảm thấy buồn bã, hay vướng mắc một điều gì. Hình ảnh đó luôn nhắc nhở hàng Phật tửchúng ta hãy ý thức việc tu hành của chính mình qua biểu tượngan lạc, tự tại của đức PhậtDi Lặc trong cuộc đời, ngay nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, chớ có tìm cầu đâu xa.
Và cũng không một ai có quyền ban phước, giáng họa, mà chính ta là thượng đếtối cao, chính ta quyết địnhcuộc đời mình bằng những ý nghĩ, lời nói, rồi hành động qua sáu giác quan mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý mà được thành tựuan lạc, giải thoát ngay tại đây và bây giờ. Bồ Tát Di Lặc sẽ ra đời khi thế gian này không còn ai biết đến điều hay lẽ phải nữa, để hóa độ tất cả chúng sinh.
Còn chúng ta thì sao? Nếu lỡ ai đó tự nhiên móc lỗ tai của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu ai móc lỗ tai của mình thì ta cũng nói nặng nhẹ hay chửi bới, nếu không đánh đá, đánh đập, thì cũng la làng lên để mọi người đều biết, có phải vậy không?
Tương tự như thế, cho đến các căn khác cũng bị dao động mạnh mẽ, tùy theothói quenhuân tập nhiều hay ít của mỗi người. Như vậy, đối với sáu căn của chúng ta, khi có ai động tới thì mình không chịu được, nên phải nổi tam bành lục tặc, làm ảnh hưởng lớn đến người khác. Chỗ không chịu nổi đó làm cho ta bị chướng ngại trên đường tu, nên không được an lạc, giải thoát.
Sáu đứa bé đó theo danh từ chuyên môn gọi là lục tặc, tức là sáu đứa cướp của, phá nhà. Nó phá phách ngang tàng, chẳng biết nể sợ một ai. Nhưng thật tế, nó có phá mình hay không? Nếu ta bị móc lỗ tai mà mình cảm thấy đã ngứa thêm thì không bị chướng ngại gì.
Hiện tại, chúng ta có thể nói gần như một 100% đều bị chướng ngại bởi những lời nói bên ngoài, bởi những lời khen, tiếng chê. Những lời nói chát chúa, hằn học, chửi mắng, dèm pha, nguyền rủa, tất cả những thứ đó tới lỗ tai mình mà ta coi như gió thổi mây bay thì có gì làm cho ta hư hại không?
Nếu ta thấy đó là lời nói oán giận, thù hằn, lời nóichất chứa thêm hận thù, mỉa mai, sâu độc, hiểm ác, thì lúc đó mình có bình tĩnh được không? Tùy theo sự tu tập của mình mà ta phát sinh bực bội, tức tối nhiều hay ít, vì những lời nói khó nghe như vậy.
Khi nghe những lời nói như thế, ta phải thương người đó nhiều hơn, vì tâm họ đã bị vô minhche lấp, họ đang bị những tâm niệmđen tối dằn xé trong lòng; còn khi nghe nó mà mình chỉ biết, tất cả mọi âm thanh đều thường sinh diệt theo thời gian, thì mình có thể an nhiêntự tại.
Vì vậy, người tu chúng tacần phải biết rõ gốc rễ của bất hạnh, khổ đau là do dính mắc, chạy theosáu trần là sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp. Tai ta nghe những tiếng khen chê, được mất, hơn thua, phải quấy, hoặc những lời ngọt ngào, êm ái, nhẹ nhàng, mình chỉ nghe như gió thoảng mây bay vì biết rằng lời nóikhông thật.
Chính bản thân mình do bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp nên chúng không thật có, huống chi là tiếng nói bên ngoài. Tâm ta không động, đó là mình đã thắng đứa bé móc lỗ tai của mình rồi.
Chúng ta thấy mọi người thờ Bồ Tát Di Lặc với vẻ mập mạp, cười toe toét, cười rạng rỡ, cười khoan thai, cười hả hê. Có chỗ khác cũng thờ hình tượng như vậy mà có sáu đứa nhỏ, đứa thì chọc ngón tay vô rún, đứa thì móc lỗ mũi, đứa thì móc miệng, đứa thì dùi lỗ tai, đứa thì móc con mắt, mà Ngài vẫn cứ cười hề hề, cười hả hê, cười khoan khoái, không phiền muộn một ai hoặc bị chướng ngại gì hết.
Ta bây giờ nhìn thấy hình ảnhđức PhậtDi Lặc lúc nào cũng mập mạp, cũng vui tươi, nên mọi người gọi Ngài là biểu tượng cho con ngườihạnh phúchiện tại và mai sau. Cái dáng vẻ mập mạp, vui tươi, lành mạnh đó là biểu trưng do điều gì? Chính nhờ trong lòng Bồ Tát không có những đám mây đen tham lam, sân giận, si mêche lấp nên mặt trờitrí tuệ sáng soi, vì vậy mà sáu đứa bé dù có móc tai, móc mũi, móc mắt, nhưng Ngài vẫn thấy bình an, hạnh phúc.
Còn chúng ta khi thấy hình ảnh đẹp thì dính mắc vào đó, nếu khôngvừa ý thì trán mình nhăn lại, mặt mày cau có, mắt đỏ lên, trông chẳng khác nào bọn đầu trâu, mặt ngựa. Nếu lúc đó ta nhìn vào trong gương, sẽ thấy mày mặt thật của mình chẳng khác nào ma quỷ.
Thế cho nên, ta biết tu nơi sáu căn rồi thì tự nhiên mình cảm nhận được bình yên, hạnh phúc. Dù ta chưa thành Phật, nhưng hiện đời mình cũng cảm thấyan ổn, nhẹ nhàng, càng tu mình càng lạc quan, yêu đời hơn.
Do đó, chúng ta tu phải làm sao để chính mình dứt hết luân hồi sanh tử, đạt đượcan lạc, giải thoát. Đó là gốc của sự tu hành đối với hàng xuất gia. Còn nếu chúng ta vẫn bị phiền não kéo lôi, vẫn đi trong luân hồi sanh tử, thì sự tu đó không có hiệu quảthiết thực. Như vậy là uổng cơm của đàn nathí chủ, uổng cônggia đình, người thân mong mỏi, đợi chờ, uổng công đất nước bảo vệ, gìn giữan ninh, để ta có thời gianan ổntu hành.
Trong kinh Phật dạy, “này các thiện nam, tín nữ, có người thích thú đi nghe âm thanh, nhạc điệu, hoặc nghe pháp của các thầy tà, bạn ác, rồi vui vẻ bắt chước làm theo. Như lai cho rằng, đây không phải là những cái đáng nên nghe, vì sự nghe này mang tính phàm phu, không liên hệ đến mục đíchxa lìa đắm nhiễm, không đạt đượcan lạc, giải thoát.
Người Phật tửchân chính biết tìm kiếm và thích nghe chánh pháp của Như Lai, qua sự chỉ dạy của chư Tăng với lòng tin sâu nhân quả. Ai học hỏi, tu tập sự nghe này mới thật sự có lợi ích và cần thiết. Vì nó có thể giúp mọi người từ phàm phutrở thànhhiền Thánh mà biết cách vượt qua khổ đau của cuộc đời”.
Qua pháp thoại ngắn trên, Phật dạy ta không nên đi nghe những âm thanh nhạc điệu của thế gian, vì cái nghe này sẽ làm cho tai ta dính vào đó mà đắm say, mê muội. Cho nên, khi ta nghe những lời nóihằn học, lớn tiếng, hoặc những âm thanh không phù hợpsở thích của mình, thì sinh tâm hờn dỗi, tức tối, bực bội.
Người quen và đam mêcác loại nhạc sẽ dễ dàng bị âm thanh không vừa lòngthích ý làm phiền muộn, khổ đau. Thậm chí, có những người say mê đến đỗi, nếu trong ngày ấy mà không nghe được tiếng hát của ca sĩ đó, thì cảm thấy trong người ray rức, khó chịu.
Chúng ta muốn tu cho có hiệu quả, lợi íchthiết thực trong cuộc đời, không uổng cơm của tất cả mọi người, thì mình phải biết rõ sáu căn là cội gốc của sinh tử luân hồi, ngay nơi tai đừng cho nó dính, đừng cho nó nhiễm, mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.
Vậy sáu căn từ đâu mà ra? Nó có sẵn nơi chúng ta, mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý ở ngay thân mình. Ta chỉ cần đừng để cho nó dính mắc với trần cảnh là đã khéo tu.
Còn nếu chúng taăn chayđơn giản, đạm bạc, sám hối, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền nhiều, mà ai động tới liền nổi giận, hờn mát trong lòng, cái gì đẹp thì ưa thích, bám víu vào đó, chúng ta tu như vậy có kết quả không?
Cũng vậy, mũi ngửi mùi hôi nhiều hơn mùi thơm, lưỡi nếm vị dở nhiều hơn vị ngon, mắt thấy sắc xấu nhiều hơn sắc tốt, thân xúc chạm vật bất như ý nhiều hơn như ý. Kiểm lại ta thấy cuộc sống của mình bất hạnh nhiều hơn hạnh phúc. Người đời cho rằng, hạnh phúc là do mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý tiếp xúc với trần cảnh, sinh ra cảm thọ vui, rồi bám víu vào đó mà thích thú, ngược lại thì giận hờn mà sinh ra đau khổ. Tất cả những cái mà mọi người cho rằng là hạnh phúc chỉ có giá trị tạm thời, không lâu dài, bền chắc.
Mắt thấy sắc đẹp, lòng luyến ái, mê thích, tai nghe tiếng chê dở, khen hay, rồi sinh bực bội, như vậy là ta chưa thật sự gỡ được tâm dính với các trần cảnh bên ngoài. Nếu tu mà chưa chuyển hóa những tâm tư tham đắm, phiền muộn, thì thử hỏi chúng ta làm sao có đủ khả nănggiải thoátluân hồi sanh tử. Chính vì vậy, trên đường tu, chúng ta phải cố gắngnỗ lực, làm sao gặp cảnh vui buồn, được mất mà mình vẫn an nhiên, tự tại.
Như vậy, con đường để trở vềgiác ngộ, tự tại, giải thoát, và con đườngsanh tử luân hồi cũng ngay nơi sáu căn này, không có khác. Nếu sáu căn chạy theosáu trần, gọi là thuận lưu, đi theo chiều luân hồi. Nếu sáu căn không chạy theosáu trần, không nhiễm, không dính, không mắc, đó là biết quay trở vềBồ ĐềNiết bàn, chẳng phải tìm cầu đâu xa. Bồ Tát Di lặc là một vị Phật sẽ thành tựu trong tương lai nhờ tu pháp gì? Như chúng ta đã thấy, tu là biết quay lại chính mình, điều phục từ ngay nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không cho nó dính mắc vào trần cảnh.
Hằng ngày, lỗ tai chúng ta thường được nghe những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, hay cũng có khi nghe lời nói chát chúa, hằn học, thô bỉ, cộc cằn ? Khi thì ta được khen, có lúc cũng lại bị chê. Song, ở đời chê nhiều hơn khen. Như vậy, chúng ta muốn được hưởng những âm thanh vừa với lỗ tai thì rất ít, mà trái với lỗ tai thì quá nhiều. Tối ngày ta chỉ chạy theolời khen, tiếng chê, nên phiền não cứ dấy khởi hoài, khiến ta bất an.
Như Phật là bậc toàn giác mà có khi nào được khen hoàn toàn đâu? Có khi Ngài vẫn bị người ta chê hoặc chửi mắng. Như có ông Bà La Môn nọ, vì tâm ganh ghét, tật đố, nên cứ theo sau chửi Phật hoài. Phật vẫn bình tĩnh, an nhiên, không nói năng gì, hay tỏ thái độ bất bình, giận dỗi.
Ông Bà La Môn tức quá, chạy lên phía trước, chặn Phật lại hỏi, “này Cồ Đàm, ông có điếc không?” Phật bảo, “ta vẫn nghe rõ ràng tất cả mọi âm thanhxa gần, lớn nhỏ, nhưng ta nghe chỉ là nghe bằng tất cả tấm lòng từ ái và bao dung”.
Chúng ta thấy đó, trên thế gian này chưa có ai hoàn toàn được khen hay bị chê? Hễ có khen thì liền bị chê, khi khen thì vui tươi là hạnh phúc, lúc chê thì buồn khổ là bất hạnh. Phật nhờ biết cách nhiếp phục sáu căn, nên khi nghe ai chửi mắng Ngài vẫn an nhiên, tự tại, sống với cái hằng biết của mình, nương nơi tai gọi là tánh nghe.
Bồ TátQuán Thế Âm nhờ tu hạnh lắng nghe mà thông hết ba cõi, sáu đường, tùy duyênhóa độchúng sinh không thể nghĩ bàn. Bồ Tát lắng nghe thật sâu tiếng nói của tha nhân, rồi tùy theo khả năng và sự hiểu biết của mọi người mà tìm cách chia vui sớt khổ bằng tình người trong cuộc sống.
Nói tóm lại, người Phật tửchân chính phải biết điều phục chính mình từ hai căn mắt và tai là chính yếu. Mắt và tai là hai căn ta phải tiếp xúchằng ngày, khi ta thấy mọi hình ảnh, sự vật, cùng với âm thanh lớn nhỏ qua sự giao tế trong cuộc sống.
Thấy và nghe là hai chức năng quan trọng giúp cho ta an lạc, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau. Thấy mà chạy theo, nghe mà phân biệt, so đo, tính toán, làm cho ta dính mắc vào đó, nên có thích thú và ưa ghét. Ta thấy, nghe mà không luyến ái, không chê trách, không ghét bỏ, thì ta vẫn là ta, nó vẫn là nó. Có lỗi lầm gì đâu? Lỗi lầm là chính lòng luyến áibám víu của mình.
Âm thanh có tác động rất quan trọng đến tinh thầncon người, thanh thiếu niên bây giờ đa số thích nghe những bài nhạc kích động, nghe nhạc trẻ, nhạc tình cảm, làm cho mình chạy theoâm thanhthích hợp. Ai nghe nhiều như thế sẽ dễ làm bản thân mất tự chủ về căn tai, nghe những bài nhạc như vậy thìtự nhiêncon người cũng muốn phá phách, nổi loạn, hoặc bị ru ngủ bởi tình cảm ướt át.
Quí Phật tửthường xuyênđi chùa, nghe tiếng chuông mõ, tụng kinh thì thấy lòng mình an lạc, nhẹ nhàng, như trút hết gánh nặng mình đang quảy trên vai. Còn đối với những người không có niềm tin về nhân quả, họ chỉ thích bon chen, tranh đua, giành giựt, nên khi nghe tiếng mõ, lời kinh, chỉ thấy bồn chồn, khó chịu, vì tâm họ đang bị âm thanh, sắc tướng của pháp trầnchi phối.
Ngày xưa, biết bao triều vua sụp đổ cũng vì nghe lời nịnh hót, tâu dối của bọn gian thần. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội quá nhanh làm con người cũng bị ảnh hưởng rất lớn về mọi phương diện, nhất là những âm thanhru ngủ bằng lời quảng cáo dối vì lợi nhuận kinh tế. Thanh thiếu niên ở trong môi trường nào sẽ bị tác động bởi lời nói của môi trường đó, nếu ở nhà cha mẹ hay tranh cãi, gây lộn, nói những lời cộc cằn, hở ra là chửi thề, thì con cái cũng sẽ bị nhiễm những lời ấy, do chúng chưa có ý thức làm chủ được căn tai của mình.
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh, những lời hằn học, ác độc, khích bác lẫn nhau. Cho nên, ta phải biết huân tập vào mình những âm thanhtốt đẹp và không chất chứa những âm thanh hỗn tạp thì tinh thần mới an ổn, nhẹ nhàng, mà nói và làm vì lợi ích cho mình và người.
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.