Góp Nhặt những viên ngọc Chánh niệm

05/03/20164:45 SA(Xem: 7523)
Góp Nhặt những viên ngọc Chánh niệm

Bài Thứ Ba
GÓP NHẶT NHỮNG VIÊN NGỌC CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh

chanh niemCâu hỏi: Chánh Niệmphương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo
hay một phương pháp phổ quát khoa học
?

Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.

Chánh niệm không có gì khác hơn là sự theo dõi (awareness). Đây là khả năng mà ai cũng có, chỉ cần vun xới đều đặn. Chúng ta không cần đi bất cứ nơi nào khác để có được Chú ý. Lý do Chánh niệm là cái biết của Tâm, vì phần lớn chúng ta ‘sống trong đầu’ và để cho thói quen tự động phản ứng (phi công tự động) thay vì phản ứng có ý thức!

Chánh niệm là trái tim thực hành của Đạo Phật, nhưng Chánh NIệm liên hệ đến chú ý của não nên ai còn sống đều có thể thực hành Chánh niệm, không phải chỉ dành cho Phật tử. Đức Phật không có phân biệt người Phật tử và không Phật tử, Đạo Phật phục vụ cho tất cả ‘chúng sinh’ hữu tình, nếu không giá trị Đạo Phật sẽ bị giới hạn rất nhiều. Hơn nữa cái Tôi không có tự ngã chắc chắn, nghĩa là có thể thay đổi và chuyển hóa, và là một quá trình. Nói cho đúng hơn, chúng là LÀM (quá trình) Phật tử, không phải LÀ một người Phật tử (tự ngã cố định).

Có môt điều éo le là những người đặt tên Phật giáo (Buddhism) là những nhà tu Dòng Tên Thiên Chúa vào thế kỷ 19, những giáo sĩ Thừa sai này rất có ác cảm với Phật Giáo (như LM Đắc Lộ, gọi Đức Phật là ‘tên mọi đen’ Sic). Theo ý nghĩa lịch sử này, Đức Phật ‘không phải’ là một Phật tử, vì Ngài ra đời hơn 2500 trước.

Những giáo sĩ này không biết ý nghĩa nụ cười điềm nhiên Đức Phật, ngồi tréo chân tréo cẳng theo tư thế kiết già, tượng trưng cho gì! Nụ cười đó tượng trưng cho TÂM TRẠNG ( State of Mind) thức tỉnh.

Thức tỉnhgiải thoát khỏi cái gì?  

Nhiều vị cho rằng thức tỉnhgiải thoát khỏi ‘sinh tử và luân hồi’. Nếu chúng ta trở lại bài học TỨ DIÊU ĐẾ đầu tiên, đi chầm chậm lại. Thoát khổ nghĩa là cắt đứt được các nguyên nhân khổ đau như Tham, Sân và những tình cảm tiêu cực khác như sân hận, lo âu, hỏang hốt, và quan trọng nhất là tránh TÀ KIẾN (SI), không thấy ‘bản chất sự vật như chúng là’, không thấy mối liên hệ Tương tức Tương hiện trong mạng lưới trùng trùng duyên khởi. Liên hệ duyên khởi nghĩa là không chấp nhận NGÃ tự tại của bất cứ một chúng sinh nào, hữu tình hay vô tình. Chúng ta không dành ‘độc quyền’ thực tập Chánh Niệm cho Phật tử. (Zinn 2012, p21) nhưng không thể nào thực tập Chánh Niệm nếu không chấp nhận loại bỏ tình cảm tiêu cực và những nguyên tắc duyên khởi này!

Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến khích hành giả Tây Phương thực tập Chánh Niệm như một pháp mônphổ quát; vì không phổ quát thì không thể tuyên bố là đó là ‘Khoa học’ được!

Từ năm 1978 đến nay việc thực hành Chánh niệm đã lan tràn ra các bệnh viện, trường học, các phòng khám Tâm lý, các phòng thí nghiệm đại học, và được hầu hết các hãng bảo hiểm chấp nhậnphương pháp trị liệu thuộc dòng y khoa chính (main stream Medicine)

Các thí nghiệm lâm sàng cho thấy những kết quả chữa lành  đã được chứng thực (xin để ý Healing/ không phải Curing) các chứng bệnh Tâm Thân như lo âu, trầm cảm, các hội chứng đau mãn tính (chronic pain),làm tăng mức miễn nhiểm và quan trọng nhất là sự thay đổi cấu trúc Não bộ giúp sinh sản  tế bào não để thay thế cho các tế bào bị chết và tránh các bệnh mất trí nhớ (Dementia) mà các nhà nghiên cứu tiên đoán là sẽ thay thế các bệnh Ung thư ‘cổ truyền’khác trong vòng vài mươi năm tới!!. (Zinn 2012, p19)

Các luật duyên khởi về bản chất sự vật không phải là những suy diễn triết lý hay từ niềm tin mù quáng, mà có nền tảng khoa học khách quan và phổ quát như các luật về Cơ Nhiệt (Thermodynamics) hay trọng lực của vũ trụ. (Zinn, ibid p 22)

Điều kỳ diệu là thời Đức Phật tại thế, Ngài chưa có dụng cụ đo lường nào khác hơn và Thân và Tâm, vì thế nhà khoa học Alan Wallace, Thông Ngôn của Đức Đạt Lai Lạt , giám Đốc Viện Nghiên Cứu  và Giảng Dạy Phật Học UCLA, Santa Barbara, xưng tụng Ngài là một thiên tài về khoa học. (Tôi ghi nhận lời tôn xưng này không phải vì là một Phật tử, mà chỉ ghi lại ý kiến của Jon Kabat Zinn và các nhà khoa học khác).

Giữa Thiền Chánh Niệm Phật giáo và Thiền Chánh Niệm Khoa học có sự khai biệt nào không?

Cộng đồng Khoa học Mỹ đã ủy thác cho Jon Kabat Zinn và GS Mark Williams xét lại xem khi thực hành Chánh Niệm khoa học là làm biến dạng Thiền Phật Giáo không và hai khoa học gia này đã báo cáo trong tập san đặc biệt Contemporary Buddhism (Vol 12 No 1, May 2011) là hai loại Thiền này cũng như nhau, Thiền Sức Khỏe và Thiền Giải Thoát cũng là một và khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu trong các bệnh viện và các cơ sở khác.

Tại dùng hơi thở làm đối tượng trong khi thực hành Chánh Niệm?

Thứ nhất, Đức Phật đã giảng Kinh Quán Niệm Hơi thở (phiên bản Trung Hoa là Kinh An Bang Thủ Ý) trong Nguyên Thủykinh Tứ Niệm Xứ (sau này phát triển thành Thiền Vipassana- Insight Meditation- có đối tượng quán chiếuhơi thở, Thân, Tâm và các đối tượng của Tâm…) Vả lại trên thực thế hơi thở lúc nào cũng có sẵn cho chúng ta thực tập (miễn là chúng ta còn sống, còn thở!!) Tuy nhiên đối tượng của Chánh Niệm là cả vũ trụ (Pháp), xin quý vị nên nhớ đối tượng không quan trọng, chỉ là một phương tiện thiện xảo cho chúng ta cắm neo vào hiện tại. Qúy vị quán niệm hơi thở trong khoảnh khắc này, không phải là hơi thở trong khoảnh khắc vừa qua. Quý vị theo dõi bất cứ một đối tượng nào đang hiện ra trong tâm thức và nhiều khi đối tượng của Chánh Niệmkhông đối tượng (choiceless choice). Quý vị có thể quán niệm âm thanh, thân thể khi đi (Thiền hành), khi tập Yoga, khi nghỉ ngơi, khi ngồi (tọa Thiền) khi đứng yên một chỗ (body scan). Khi quý vị có thể chuyển chú ý vào các sinh hoạt hàng ngày, nhớ đây là mục tiêu tối hậu!

Mục đích duy trì quán niệm là giữ chú ý trong một thời gian nhất định để duy trì động cơ thực tập (30 phút, 20 phút mỗi ngày, hay cả chỉ cần 1, 2 hay 5 phút) Thời gian quý vị sống trong hiện tại không phải là thời gian vật lý của kim đồng hồ, mà là thời gian ngoài thời gian (timeless time). Có khi chỉ là một vài sát na cũng có khi là thiên thu (vì không đếm được). Càng thực tập quý vị càng cảm nhận được nhiều nghịch lý (paradoxes) và chính những nghịch lý này làm tăng thêm mức hấp dẫn của Chánh niệm đối với trí thức Tây phương.

Ai cũng có khả năng chú ý theo dõi, một khả năng ‘sinh nhi tri’ nhưng muốn giữ vững động cơ thực tập và để vun xới Chánh niệm, cũng như khi một muốn đạt một kỹ năng nào khác (dù Chánh Niệm thực sự không phải là một kỹ năng), mà là một lối sống bằng cảm quan trực tiếp qua Tâm Cảm Thọ (Sensing Mind). Muốn thắng giải thể thao Olympics quý vị ngày nào cũng phải thực tập đều đặn, không phải ngày nào thích thì tập, không thì thôi. Các nhà khoa học trong chương trình MBSR khuyến cáo người tham dự thực tập đều đặn mỗi ngày 20 hay 30 phút trong vòng SÁU THÁNG, rồi sau đó xem mức ‘tiến bộ’ của việc duy trì chú ý. Những buổi tập dành riêng mỗi ngày gọi là FORMAL Practice; ngoài những lúc quý vị có thể điều động chú ý vào các sinh hoạt hàng ngày gọi là INFORMAL Practice.

Theo dõi hơi thở hay trãi nghiệm, không có nghĩa là KHÔNG NGHĨ VỀ hay đàn áp hơi thở. Khi ngồi yên ‘không làm gì’ quý vị sẽ thấy cả trãi nghiệm một dòng thác lũ chảy qua tâm thức của mình. Não ‘nổi loạn’, nhớ về quá khứ, hoạch định những chuyện cần làm trong tương lai. Tâm có ý kiến về đủ mọi chuyện, chỉ trích chuyện này, khen ngợi chuyện khác, ngồi lê đôi mách! Các nhà khoa học gọi tiếng nói ồn ào trong Tâm này là chatter. Tâm chê bai quý vị dại dột nghe lời cái ông Kabat Zinn nào đó, tập Thiền chỉ mất thì giờ, chả có lợi gì (!) coi chừng bị ổng gạt. Sau đó Tâm chỉ trích quý vị là ngồi Thiền đang ngồi là không đúng cách, đáng lẽ phải ngồi như thế này, thế nọ, thế kia!! Thành thử càng đàn áp, Tâm càng làm quý vị nhức đầu thêm.

Tâm Tư Duy không có gì sai trái, chính nhờ tư duy giúp chúng ta tạo ra văn minh, văn hóa, nghệ thuật triết lý vân vân… Nếu có ý tưởng nào xuất hiện quý vị chỉ cần quan sát theo dõi. Ý tưởng là những tâm hành, chúng đến rồi đi, càng đàn áp, chúng càng phản ứng hung bạo. Cũng đừng phê phán chúng, vì đây chỉ là những ý kiến của Tâm cũng chỉ là phán đoán. Đừng phán đoán về những phán đoán của Tâm! Chỉ ghi nhận. Trong khi đó dùng những phương tiện thiện xảo để duy trì chánh niệm, như đếm hơi thở hay nhân dịp này tụng những thần chú mà quý vị ưa thích, như Án Ma Ni Bát Nhi Hồng, hay những bài kinh ngắn như Đệ tử Kính Lạy. Đây là lúc mà quý vị có thể Thiền Tịnh Song Tu.

Một trong các thủ thuật mà Thiền Sư Jack Cornfield đề nghị để đối trị những tình cảm, cảm giác hay ý tưởng có thể làm quý vị dễ mất chánh niệm là như ham muốn, lo sợ hay sân hận nào nổi lên thì quý vị điểm mặt a-hah ‘wanting mind, angry mind’ và lẳng lặng theo dõi cho đến khi chúng biến mất. Và ngộ nghĩnh thay chúng chợt hiện rồi chợt biến, nếu chúng ta đừng ôm chầm hay xua đuổi. Chúng như những đứa con khó dạy, càng nuông chiều chúng càng hư hỏng.

Các nhà khoa học não bộ gọi tình trạng Tâm bất antình trạng mặc định (default state), muốn an tâm chỉ có cách thực hành chánh niệm. Vào, Ra, Một, Hai. Quý vị thử thực tập theo đề nghị của đức Phật trong kinh Quán niệm Hơi thở xem sao. Practicing is believing!

Một trong những ẩn dụ tương tự là khi đủ điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các cơn sóng vỗ vào bờ rì rào, năm này sáng tháng nọ. Không ai ngăn được sóng cũng như không ai ngăn được được ý tưởng xuất hiện. Không ngăn được sóng nhưng chúng ta có thể lợi dụng sóng để là căng buồm, ra khơi để biết mặt trùng dương hay trượt sóng. Một ẩn dụ khác Tâm của chúng ta như dòng thác lũ. Nước chảy đến kè đá phải chảy xuống sông hay suối ở bên dưới. (Zinn 2012, p37)

Vật lý Lượng tử khám phá vũ trụ là một mạng lưới liên kết trùng trùng và tất cả mọi biến cố liên hệ với nhau một cách ‘huyền diệu’ mà từ trước giờ khó có ai tưởng tượng được. Mặc dù xuất hiện biệt lập, nhưng bản chất sự vật là Tổng Thể không thể chia cách được. Nói một cách khác, mỗi vật thể chứa đựng tất cả các vật thể khác. (Thomas Macfarlane, Einstein and The Buddha, 2002, p 115)  Độc giả vui lòng đừng lại trong một khoảnh khắc vì hình như quý vị có nghe câu này ở đâu đó thì phải? Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cũng không?

Sao có sự tương hợp kỳ diệu giữa nhà Vật Lý lượng tử Heisenberg và Từ Đạo Hạnh đến thế. Heisenberg nói gì: “mỗi lượng tử chứa đựng tất cả mọi lượng tử khác

Một nhà Vật Lý Lượng tử khác, David Bohm “Không có vật thể nào có Ngã tự tại” Có phải Bohm xác nhận câu nói của Phật “Sau bốn mươi lăm năm hoằng đạo, chánh pháp của ta có thể tóm gọn lại trong một câu: “Không có cái gì có thể bám viú vào để gọi là Tôi chủ thể (I), Tôi đối tượng (Me) hay của Tôi (Mine).

Chưa hết, khoảnh khắc hiện tại liên hệ với thực tập Thiền Chánh Niệm, một nhà Vật Lý Lượng Tử khác, Schrodinger, phát biểu: “Chỉ có thời gian vĩnh viễnthiên thu là khoảnh khắc hiện tại, Bây Giờ, Hiện tại là một điều DUY NHẤT không có thời điểm cuối cùng” Nói giản dị, khoảnh khắc bây giờ là Ngoài Thời Gian (Timeless) như Kabat Zinn nói. Ngồi Thiền năm ba phút không phải như là năm ba phút như kim đồng hồ, mà là timeless (có thể dịch thoátthiên thu). Điều này cho thấy thêm sức mạnh của Chánh niệm! Vì thế trước khi thực tập Chánh Niệm, quý vị nên nói là “không có chỗ nào khác để đi, không có chuyện gì khác để làm, không có gì để đạt đến, như trong Tâm Kinh, thực hành Chánh niệm là điều quan trọng nhất mà quý vị đang làm bấy giờ”

Chánh niệm là “vô tác, vô vi” nhưng vô vi nhưng vô bất vi, không phải là không làm gì cả! Anh ngữ gọi nhân loại là Human Beings, chúng ta có thể gọi nhân loại là Human Doing, từ lúc mới sinh chúng ta đã hối hả cho đến ngày xuống mộ, hối hả ngày đêm, hết chuyện này đến chuyện khác, quý vị thử dừng lại trong một khắc tất cả các công việc khác và sống trong Chánh Niệm, ngừng lại, đứng yên ở đó, khoan hay đừng làm gì cả!

Nếu quý vị vẫn còn nghi ngờ khả năng thực hành Chánh Niệm của mình, và nếu quý vị có thể theo dõi chú ý được những gì mình đang làm, tức là quý vị đã làm “đúng” (trong ngoặc kép) vì không có cách thực hành Chánh Niệm nào có thể gọi là “đúng”. Cách thức quý vị đang thực hành là cách đúng nhất (ít ra là cho quý vị). Lại thêm một nghịch lý khác để quý vị suy nghĩ hay tự mỉm cười. Đứng yên ngoài hàng dậu, em mỉm nụ nhiệm mầu (Thơ Quách Thoại)

Sở dĩ quý vị cần thực tập đều đặnChánh Niệm trong tiếng Pali là Chánh NiệmBhavana là một thuật ngữ canh nông: cần gieo hạt giống, cần tưới nước và bảo vệ các cây con cho đến khi chúng trưởng thành và tự sống được.

Như giải thích ở trên Chánh Niệmpháp môn căn bản của Đạo Phật, nhưng không phải chỉ dành riêng cho Phật tử thực tập mà thôi. Ai có Tâm và Não đều có thể thực tập nếu muốn, nếu phân biệt thì giá trị cứu khổ của Đạo Phật bị giới hạn. Đức Phật không có kỳ thị “tôn giáo’ trong số các đệ tử của Ngài vì có nhiều người trước đó theo Ấn Giáo (kể cả Ma Ha Ca Diếp!). Nhưng khi thực hành quý vị phải sống theo nguyên tắc đạo đức Đạo Phật, trước hết là không làm tổn hại chúng sinh khác (Ahimsa), hữu tình hay vô tình. Thế thì dành độc quyền làm chi để mang tiếng “kỳ thị tôn giáo”! Một câu hỏi khác thường được hỏi là lúc nào là lúc tốt nhất để thực tập, Khi quý vị dành một khoảng thời gian nào đó để thực tập FORMAL, lúc đó là lúc ‘tốt nhất’.

Có nhiều vị thắc mắc là tư thế thực hành nào đúng. KHông có tư thế nào đúng cả. Kabat Zinn đưa ra hai đề nghị: Oai nghithoải mái. Zinn không đưa ra một định nghĩa về Oai nghi mà để cho chúng ta tự hiểu. Oai nghi vì không thể ngồi “lôi thôi” vỉ Thực hiện Chánh Niệm là một sự kiệnảnh hưởng

Tư thế ngồi Thiền

đến mức an lạc của chúng ta. Thoải mái quá thì chúng ta dễ bị buồn ngủ, Không thoải mái thì chân tay đau nhức khó lòng giữ được chú ý! Thực hành Chánh Niệm không phải là hành xác hay để thỏa mãn lòng kiêu hãnh ngấm ngầm của cái Tôi, có thể ngồi kiết già hay bán già trong cả tiếng đồng hồ. Khi để ý thấy cái tôi ngọ nguậy thì nhận diện chúng ngay A-hah, cái Cống Cao ngã mạn đó phải không? Hello, hello!  

Nguồn: Hình các tư thế ngồi Thiền: Hồng Quang, Thiền Sức Khỏe: Chuyển Hóa Xã Hội, pp30 & 31

(http://thuvienhoasen.org/a4235/cach-ngoi-thien-dung-phuong-phap)

blank      blank
                   Ngồi kiết gìa                                             Ngồi bán già
blank      blank

       Ngồi kiểu Miến Điện                                          Ngồi kiểu Nhật Bản

bodoan
Gối ngồi Thiền  Zafu phổ thông nhất cho các hành giả Tây Phương

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77572)
25/12/2015(Xem: 16914)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.