Vì sao nên có thuyết về đời sau

13/09/20164:26 CH(Xem: 12191)
Vì sao nên có thuyết về đời sau

Bài này gồm 4 phần: (1) Vì sao nên có thuyết về đời sau (2) Những cách hiểu sai lầm về Đạo Phật (3) Tác hại của việc không tin có nhân quả (4) Lợi ích của việc tin có đời sau

 

VÌ SAO NÊN CÓ THUYẾT VỀ ĐỜI SAU 

Tác giả; Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến

Khuyên người tin sâu nhân quảChuyện đời trước đời sau khác nào như ngày lại ngày qua, mặt trời mọc lặn; chúng sinh lặn ngụp trong luân hồi vốn là sự thật như thế, hoàn toàn không phải do nhà Phật mà có. Ví như các cơ quan lục phủ ngũ tạng đều là sẵn có trong người bệnh nhân, lẽ đâu chỉ vì nghe những tên gọi ấy được nói ra từ miệng thầy thuốc rồi lại cho rằng những thứ ấy hẳn nằm trong giỏ thuốc?

Nếu người ta thật khôngđời sau, không lưu chuyển luân hồi, ắt là trong thế gian phải thấy có lắm sự bất bình, mà bao nhiêu luận thuyết của các bậc thánh hiền thảy đều không đủ bằng chứng để tin nhận. Chẳng hạn như đức Khổng tử nói rằng: “Người có lòng nhân được sống lâu”, rồi ngài cũng hết lời ngợi khen Nhan Hồi là người có lòng nhân, thế nhưng Nhan Hồi lại yểu mạng!(1) Kẻ trộm cướp tàn độc như Đạo Chích thật hết sức bất nhân, nhưng lại được sống lâu! Thế thì bậc hiền nhân độ lượngnỗ lực làm người hiền thiện cũng chỉ luống công vô ích, mà những kẻ xấu xa nhỏ mọn lại vui mừng hể hả làm người xấu ác. Như vậy có còn gì là nề nếp, trật tự trong đời?

Chỉ nêu lên thuyết về đời sau mới giải tỏa được tất cả những điều đó, vì như vậy thì kẻ làm thiện mới được khuyến khích, kẻ làm ác mới bị trừng trị; trời xanh cũng không mang tiếng là bất công hồ đồ, mà Khổng tử cũng không bị chê bai là người vô trí. Lớn lao thay, chỉ một câu “trải qua mười bảy đời” do Đế Quân nói ra đã nêu rõ thuyết ấy!

NHỮNG CÁCH HIỂU SAI LẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Giáo thuyết “hư vô tịch diệt”, rỗng không vắng lặng của nhà Phật, chẳng phải là chỗ đau đớn căm hận của nhà Nho đó sao? Vì đã căm hận, nên không thể tự mình học hỏi noi theo. Ngày nay, những người mang giáo lý nhà Phật ra giảng giải để khuyên dạy người đời ắt thường nói rằng: “Làm việc thiện được hưởng phước báo, làm việc ác phải gặp tai họa, rõ ràng có nhân có quả, trong chỗ vô hình thật có quỷ thần. Những gì đã qua, ấy là kiếp trước; tương lai chưa đến, ấy là đời sau.” Từng bước từng bước trình bày như thế, đều là có căn cứ đúng thật. Nhưng thử hỏi, đối với hai chữ “hư vô” làm sao có thể thêm gì vào đó?

Những người bài bác đạo Phật thường cho rằng thiên đường địa ngục chỉ là hoang đường bịa đặt, kiếp trước kiếp sau thật mơ hồ mù mịt không thể biết, rằng thân này khi sinh ra chẳng quan hệ gì đến trước đó, chết đi cũng chẳng để lại dấu vết gì. Bình tâm suy xét kỹ, cách nghĩ như thế thật trùng khớp với căn bệnh đã nằm ngay trong hai chữ “hư vô”.

Người học Phật thực sự nói rằng: “Thân tứ đại này tuy có hư hoại, nhưng chân tánh không hề có sinh tử.” Những người bài bác đạo Phật lại nói khác đi rằng: “Không có kiếp trước, chẳng có đời sau.” Phàm khi nói rằng bỏ thân này ắt thọ thân khác, ấy là tuy có “tịch” nhưng không phải dứt mất, tuy có “diệt” nhưng chẳng phải hoại diệt hoàn toàn. Nếu như bỏ một thân này mà sau không thọ thân khác, thì đó là một lần “tịch” sẽ mãi mãi dứt mất, một lần “diệt” sẽ vĩnh viễn không còn. Bình tâm tự xét lại, thử hỏi hai chữ “tịch diệt” đó, rốt cuộc thì ai là người thọ nhận? Than ôi! Thân hình quá to lớn cục mịch, trở lại chê trách phòng lớn của người là nhỏ hẹp, thật sai lầm thái quá!

TÁC HẠI CỦA VIỆC KHÔNG TIN CÓ ĐỜI SAU

Cầm dao giết người, bất quá cũng chỉ chém được vào da thịt người. Nếu nói rằng không có đời sau, đó chính là chặt đứt mạng căn trí tuệ của người khác. Chém vào da thịt thì chỉ làm hại một kiếp sống này thôi, nhưng chặt đứt mạng căn trí tuệ là giết người trong nhiều đời nhiều kiếp. Cho nên phải biết rằng, khuyên người bỏ ác làm lành là chuyện thứ yếu, mà trước tiên cần phải biện minh làm rõ rằng có đời nay ắt phải có đời sau, đó mới là căn bản thiết yếu nhất.

Nếu kẻ xấu ác tiểu nhân nói ra lời phản bác rằng không có đời sau, ắt người nghe thảy đều khinh thường bỏ qua. Cũng giống như kẻ muốn hại người nhưng đem thuốc độc bỏ vào thức ăn đã bốc mùi ôi thiu, ắt chẳng mấy ai chịu ăn, nên tai hại cũng không đáng kể.

Nhưng nếu những lời phản bác không có đời sau lại do người có uy tín học thức nói ra, ắt sẽ có nhiều người tôn trọngtin theo. Cũng ví như đem chất kịch độc mà bỏ vào các món cao lương mỹ vị, ắt phải có nhiều người ăn, nên tác hại thật là ghê gớm. Như người có khả năng biện bác cứng cỏi rành mạch, một bề giữ tâm cứu người giúp đời, quyết không hùa theo những lời như thế, ắt sẽ được công đức hết sức lớn lao.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TIN CÓ ĐỜI SAU

Những người từng học sách Nho, không khỏi vẫn còn ảnh hưởng trong tâm tính. Vì thế, khi nghe nói đến thuyết luân hồi, bất luận có tin theo hay không cũng chẳng tự mình nói ra. Nay được nghe thuyết “trải qua mười bảy đời” được ghi trong chính những lời giáo huấn của Đế Quân, quả thật như trải cả gan ruột mà nói với người đời.

Vì sao vậy? Chỉ nói đối với những người không biết có đời sau, bấm đốt tay tính đếm tương lai, ắt thấy chẳng còn sống được bao lâu. Nay nghe biết rằng thân xác thịt này tuy có chết nhưng chân tánh không diệt mất, có thể ngay đó hiểu rằng tuổi thọ của ta từ xưa đến nay thật dài lâu như trời đất. Cho nên, có thể thay đổi từ thọ mạng ngắn ngủi trở thành trường thọ, chính là thuyết “trải qua mười bảy đời” này.

Lại nói đối với những người không biết có kiếp trước, ắt khi nhìn qua các bậc thiên đế, thiên tiên, đế vương, khanh tướng... trong đời, tự nhiên quay lại thấy mình thật quá nhỏ nhoi hèn kém. Nay được nghe biết có sáu đường(2) luân hồi, cao thấp qua lại lẫn nhau, thì biết rằng những cảnh hào quý cao sang hẳn mình cũng đã từng trải qua trong bao kiếp trước. Cho nên, có thể làm cho phú quý với bần tiện được bình đẳng như nhau, chính là thuyết “trải qua mười bảy đời” này.

Lại nói đối với những người không hiểu được là mọi việc đều có nhân từ trước, hẳn mỗi khi gặp điều trái ý đều không khỏi sinh tâm oán hận. Nay hiểu ra được rằng mọi điều vinh nhục, được mất... trong đời đều do nghiệp đã tạo từ trước mà có, thì cho dù có gặp phải những điều trái nghịch nhiều hơn nữa, cũng có thể an nhiên nhẫn chịu. Cho nên, có thể làm tiêu tan sự tức tối oán hận mà khiến tâm được an hòa bình ổn, chính là thuyết “trải qua mười bảy đời” này.

Lại nói đối với những người không hiểu chuyện họa phước nên không từ bất cứ việc xấu ác nào, nay biết được rằng làm việc thiện thì tự thân được an vui, gây hại cho người khác chính là tự hại mình, ắt là trong chỗ tối tăm mù mịt tự nhiên khởi tâm run sợ trước việc ác, mà ưa thích làm điều lành. Cho nên, có thể biến kẻ tham ác hung tàn thành người lương thiện, chính là thuyết “trải qua mười bảy đời” này. Lại nói đối với những người không tin nhân quả, nên khi thấy người hiền gặp tai họa, kẻ ác được phước lành, liền cho rằng đạo trời chẳng công bằng. Nay nếu suy xét kỹ chuyện kiếp trước đời sau, ắt sẽ thấy rằng mọi việc thiện ác, phúc họa, căn bản đều không một mảy may sai lệch. Cho nên, có thể chuyển hóa ngu si thành trí huệ, chính là thuyết “trải qua mười bảy đời” này. Quả thật là: Một lời, hiểu thấu ý chân thật, Đâu cần nhọc sức học muôn câu?

Trích từ sách:

An Sĩ Toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
Nguyễn Minh Tiến dịch
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015

Chú thích:

1 Nhan Hồi, tức Nhan Uyên, là một học trò giỏi và đức hạnh vượt trội của đức Khổng tử, thường được ngài ngợi khen. Tuy nhiên, Nhan Hồi chết khi còn rất trẻ, chỉ mới 31 tuổi.

2 Sáu đường, tức lục đạo, bao gồm các cảnh giới chư thiên, loài người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷsúc sinh.










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.