Đức Đạt Lai Lạt Ma: KHÔNG CÓ NGƯỜI KHỦNG BỐHỒI GIÁO Carol Kuruvilla Associate Religion Editor | Tịnh Thủychuyển ngữ
“Bất cứ ai thích thú với bạo lực thì không phải là người Phật tửchân chính hay người Hồi Giáochân chính.”
Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, sử dụngtôn giáo để biện minh cho bạo lực không phải là người của tôn giáo.
Trong chuyến thăm Nghị viện Âu Châu ngày Thứ Năm tuần qua, vị lãnh đạotinh thầnPhật giáo Tây Tạng đã chỉ ra rằng kể từ khi tất cả các tôn giáo rao giảng hòa bình, kêu gọi ai đó là "khủng bố Hồi giáo" hay "khủng bố Phật giáo" là một điều nghịch lýđơn giản.
"Khủng bố Phật giáo. Khủng bốHồi giáo. Những lời lẽ đó là sai, "Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho biết trong một cuộc họp với Ủy ban Ngoại giao của Nghị Viện Âu Châu tại Strasbourg, Pháp. “Bất cứ ai thích thú với bạo lực thì không phải là người Phật tửchân chính hay người Hồi Giáochân chính, bởi vì giáo lýHồi giáo dạy rằng một khi bạn tham gia vào một cuộc đổ máu, bạn không còn là một hành giảchân chính của đạo Hồi."
Lời phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhằm trả lời một câu hỏi từ thính chúng về cuộc đàn ápcộng đồngHồi giáo Rohingya tại Miến Điện (Myanmar), đã được thổi bùng bởi các nhà sưPhật giáo theo chủ nghĩa dân tộc.
Trong quá khứ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của Myanmar hãy giảm bớtcăng thẳng giữa hai nhóm này, và đã nói rằng Đức Phật sẽ bảo vệ người Hồi giáo của đất nước này.
Ngài nhắc lại thông điệp của sự hợp tác liên tôn và hài hòa trên hôm thứ Năm.
"Tất cả các truyền thốngtôn giáo lớn mang cùng một thông điệp: một thông điệp của tình yêu, lòng từ bi, sự tha thứ, bao dung, sự mãn nguyện, và tính tự giác kỷ luật - tất cả các truyền thốngtôn giáo," ngài nói. "Đây là những điểm chung, và thực hành chung. "Trên mức đó, chúng ta có thể xây dựng một sự hài hòa chân chính, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, và ngưỡng mộ lẫn nhau."
Vị khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình này đã đặt việc hòa giải và hòa hợptôn giáo là một trong những cam kết của chính mình trong cuộc sống.
Đây không phải là lần đầu tiên ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đã nói ra như là một đồng minh của người Hồi giáo. Khi ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nhắc lại lời kêu gọi không cho người Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mặc dù các ứng cử viên được quyền có ý kiến riêng của mình, song việc đổ lỗi(*scapegoat) cho tất cả người Hồi giáo cho những hành động của một số ít là "sai trái".
(*) Trong Kinh thánh, scapegoat là một trong hai con dê đực được cứu sống trong ngày Lễ chuộc tội (Day of Atonement). Con dê đực còn lại bị giết để làm tế lễ chuộc tội cho người dân Isarel. Theo Kinh thánh, trước khi cho thả con dê đực scapegoat vào sa mạc, Chúa đặt hai tay lên đầu con dê, xưng nhận tất cả gian ác và vi phạm của người dân Isarel, rồi để các tội lỗi đó trên đầu con dê. Xuất phát từ nguồn gốc như vậy, từ scapegoat giờ đây được sử dụng với nghĩa: ‘bắt những ai đó giơ đầu chịu báng’, hay ‘sử dụng ai làm vật tế thần’. Ở Việt Nam, dê kiểu như scapegoat được nuôi khá nhiều mà con scapegoat phổ biến nhất Việt Nam chính là con dê biết đánh máy! (mọi thứ cứ đổ lỗi cho nhân viên đánh máy là xong!)
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati)
Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.