Thư Viện Hoa Sen

IV. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā)

02/07/20173:52 SA(Xem: 2496)
IV. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ tư.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [1]

 

IV. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā)

        “Ngôn Tịnh Luận” (Vacanasodhanā), vacana (lời, nói) + sodhanā (rửa sạch, tịnh hoá). Trong “Ngôn Tịnh Luận” này, (Tự) dùng đến phép quy nạp như đã bàn ở trước và cũng tiến một bước phê phán chặt chẽ hơn, nội dung chủ yếu là mối quan hệ giữa “thời gian” và “hữu”, không phải đem chúng quy làm một khối. (Tự) làm cuộc khảo sát từ “thời gian hữu”, “hữu và thời”, kể cả “thời và thời”, rốt cuộc rồi cái nào có trước, có sau, là ba thời đều có chung chung, làm sao an bài xuôi thứ tự? (Tự) Thông qua thuận luận và phản luận lấy sự biến động của tam thời và tồn hữu để suy vấn qua lại, phản bác “tam thời thật hữu” của Hữu bộ, vấn đáp ở dưới:

  

        1. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā) [1]

   I. (Tự): Quá khứ là cái chẳng phải có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nếu “quá khứ là chẳng phải có”, nói “quá khứ là có” tức là sai lầm. Còn nếu “chẳng phải quá khứ là có” thế thì “quá khứ là có” tức là sai lầm.

   II. (Tự): Vị lai là cái chẳng phải có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nếu “vị lai là chẳng phải có” thế thì “vị lai là có” tức là sai lầm. Còn nếu “chẳng phải vị lai là có” thế thì “vị lai là có” tức là sai lầm.[1]

   (C.S.) Atītaṁ nvatthīti? Āmantā. Hañci atītaṁ nvatthi, atītaṁ atthīti micchā. Hañci vā pana atthi nvātītaṁ, atthi atītanti micchā .

   Anāgataṁ nvatthīti? Āmantā. Hañci anāgataṁ nvatthi, anāgataṁ atthīti micchā. Hañci vā pana atthi nvānāgataṁ, atthi anāgatanti micchā.

 

    Luận I. Phản luận 

  1. Quá khứ chẳng phải có đúng không? (A~B)

(Tha): Phải!

  1. Nếu nói chuyện “quá khứ” chẳng phải “có”  (atītaṁ nvatthi) (A~B),

Chủ trương: “quá khứ hữu”(atītaatthi) (A ͻ B) là sai.

Vả lại, nếu nói rằng “có” chẳng phải “quá khứ” (atthi nvātītaṁ) (B~A),

Chủ trương: “hữu là quá khứ” (atthi atīta) (B ͻ A) cũng sai.

Luận II. Phản luận

  1. Vị lai chẳng phải có đúng không?  (A~B)

(Tha): Phải!

  1. Nếu nói rằng “vị lai” chẳng phải “có”   (anāgataṁ nvatthi) (A~B),

Chủ trương: “vị lai hữu”  (anāgataatthiti) (A ͻ B) là sai.

Vả lại, nếu nói rằng “hữu” không phải “vị lai”  (atthi nvanagatam) (B~A),

        Chủ trương: “hữu là vị lai” (atthi anāgata) (B ͻ A) cũng sai.

        Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Nếu quá khứ chẳng phải có, “quá khứ” cũng tốt, “có” cũng tốt đều sai.[2] Điểm đáng chú ý chính là từ thảo luận ở trước qua (Tự) dùng khẳng định để suy vấn, ví như: quá khứ là có ư? Trong “Ngôn Tịnh Luận” này bắt đầu nêu câu hỏi từ phủ định, ví như: quá khứ chẳng phải có ư? Hai cái Hữu bộ đều đáp là phải. Theo người viết đọc hiểu thì vấn đề thứ nhất có thể lí giải dễ dàng, bởi vì Hữu bộ bản thân đã chủ trương rằng “quá khứ hữu”, vậy làm sao tiếp nhận “quá khứ phi hữu”, điều này khả năng là Hữu bộ cho rằng “hữu” không chỉ xác định ở “quá khứ”, mà “vị lai” và “hiện tại” cũng phải xác định là “hữu”, cho nên khi bị hỏi đến quá khứ là không có, chỉ là xác định “quá khứ” đơn độc [trước có nêu ra thời gian sẽ bị xả bỏ] chứ không phải toàn bộ ba thời, vì thế (Tha) mới đáp là phải. Vấn đề này trong Chương thứ năm sẽ rõ ràng hơn chủ trương của Hữu bộ cho rằng “hữu” bao hàm “quá khứ” và “phi quá khứ” (xem Chương thứ năm: Cú Tịnh Luận). Luận điểm ở trên phân tích rằng: luận thứ I. , nếu nói là tiếp nhận “quá khứ” chẳng phải “hữu” thế thì chủ trương “quá khứ hữu” là sai; và ngược lại, nếu như tiếp nhận “quá khứ” chẳng phải “hữu” thế thì cũng nên tiếp nhận “hữu” chẳng phải “quá khứ”, vì vậy tiếp sau (Tự) mới dùng phản luận tiếp tục phê phán, nếu nói “hữu” chẳng phải “quá khứ”, chủ trương “hữu là quá khứ” lại càng không đúng điệu. Luận thứ II. , luận điểm ngoại lai cũng giống vậy.

 

        2. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā) [2]

   I. (Tự): Vị lai cuối cùng lại là hiện tại ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Cái giống vị lai tức là hiện tại ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   II. (Tự): Cái giống vị lai tức là hiện tại ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Hữu cuối cùng thì hữu, lại hữu cuối cùng là hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): Hữu cuối cùng thì hữu, lại hữu cuối cùng là hữu ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Không có hữu cuối cùng thì phi hữu, lại hữu không cuối cùngphi hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[3]

   (C.S.) Anāgataṁ hutvā paccuppannaṁ hotīti? Āmantā. Taññeva anāgataṁ taṁ paccuppannanti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   taññeva anāgataṁ taṁ paccuppannanti? Āmantā. Hutvā hoti hutvā hotīti? Na hevaṁ  vattabbe …pe…

   hutvā hoti hutvā hotīti? Āmantā. Na hutvā na hoti na hutvā na hotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

 

Luận I. Phân → Hợp

  1. (Cái tồn hữu) trước hết có vị lai lại có hiện tại phải không? (A → B)

(Tha): Phải!

  1. Vị laihiện tại là đồng nhất ư? (AB)

(Tha): Không!

Luận II. Hợp → Phân

  1. Vị laihiện tại là đồng nhất ư? (AB)

(Tha): Phải!

  1. (Cái tồn hữu) có (vị lai) lại có (hiện tại) (A → B),

có (hiện tại) lại có (vị lai) (B→A) ư?

(Tha): Không!

Luận III. Thuận → Phản

  1. (Cái tồn hữu) có (vị lai) lại có (hiện tại) (A → B),

có (hiện tại) lại có (vị lai)  (B → A) phải không?

(Tha): Phải!

  1. (Cái tồn hữu) không có (vị lai) lại không có (hiện tại) (~A) → ( ~B),

không có (hiện tại) lại không có (vị lai) (~ B) → (~ A) ư?

(Tha): Không!

        Phân tích luận điểm ở trên, trong luận thứ I. (cái tồn hữu) trước tiênvị lai lại chuyển thành hiện tại phải hay không? (Tha) đáp là lỡ nếu bị hỏi đến, vị laihiện tại là đồng nhất ư? (Tha) bèn phủ định. Vì sao phủ định? Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: (Tha thuyết) phủ định bởi vì thời gian bất đồng giai đoạn, trong thời vị lai không có tính hiện tại tồn tại.[4] Vì vậy mới đáp là không. Nhưng mà luận thứ II. (Tha) tiếp nhận vị laihiện tại đồng nhất, vì sao tiếp nhận? Ngài Buddhaghosa giải thích: Vấn đề thứ hai (Tha thuyết) tiếp nhận bởi vì cho rằng vị lai đã có trước rồi, lại có hiện tại phơi bày ra rồi.[5] Cách đọc hiểu của người viết là luận thứ II. (Tự) hỏi trước: “vị lai” và “hiện tại” là đồng nhất sao? (Tha) đáp phải, tiếp theo (Tha) bị hỏi: trước có (vị lai) lại có (hiện tại), vả lại cũng có thể trước có (hiện tại) lại có (vị lai) phải không? (Bởi vì cả hai chúng nó là đồng nhất cho nên bất luận cái nào có trước sau cũng giống vậy) nhưng (Tha) đáp không. Hai đáp án này (Tha) cũng tự mâu thuẫn nhau, vì từ “có” hay “không có” cũng cần phải sắp xếp giống hệt như trên, thế nhưng đáp án lại xuất hiện tình trạng chọi nhau.

        Suy nghĩ logic của Ấn Độsuy nghĩ người hiện đại chúng ta không quá giống nhau, Kinh điển thường hay xuất hiện thông thường trước nêu quá khứ, vị lai, sau cùng là hiện tại (Atītānāgatapaccuppanna), nhưng suy nghĩ của người hiện đại chúng ta lần lượt thì là quá khứ, hiện tại, vị lai. Trong trình tự ba thời lấy “tam thời thật hữu” thì càng đảo ngược hơn, trở xuống sẽ tham thảo, ý kiến loại này trước có vị lai, hiện tại, sau cùng là quá khứ, khả năng là đứng trên lập trường “tam thời đồng nhất”. Tóm gọn lại, nói bảo là lấy “quá khứ” khảo sát “đã có” thì không khả năng nói “hiện có” hay “chưa có”; nếu nói lấy “hiện tại” khảo sát “hiện có” cũng không khả năng nói “đã có” hoặc “chưa có”; nếu nói lấy “vị lai” khảo sát “chưa có” càng không khả năng nói “hiện có” hoặc “đã có”.       

 

        3. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā) [3]

   I. (Tự): Hiện tại cuối cùng lại là quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Cái giống hiện tại tức là quá khứ ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   II. (Tự): Cái giống hiện tại tức là quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Hữu cuối cùng mà cái hữu, hữu cuối cùng lại hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   III. (Tự): Hữu cuối cùng mà cái hữu, hữu cuối cùng lại hữu ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Không có hữu cuối cùng thì cái phi hữu lại hữu không cuối cùngphi hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.[6]

   (C.S.) Paccuppannaṁ hutvā atītaṁ hotīti? Āmantā. Taññeva paccuppannaṁ taṁ atītanti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   taññeva paccuppannaṁ taṁ atītanti? Āmantā. Hutvā hoti hutvā hotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   hutvā hoti hutvā hotīti? Āmantā. Na hutvā na hoti na hutvā na hotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

 

Luận I. Phân → Hợp

  1. (Cái tồn hữu) có hiện tại lại có quá khứ phải không? (A → B)

(Tha): Phải!

  1. Hiện tạiquá khứ là đồng nhất ư? (AB)

(Tha): Không!

Luận II. Hợp → Phân

  1. Hiện tạiquá khứ là đồng nhất ư? (AB)

(Tha): Phải!

  1. (Cái tồn hữu) có (hiện tại) lại có (quá khứ) (A → B),

có (quá khứ) lại có (hiện tại)  (B → A) ư?

(Tha): Không!

Luận III. Thuận → Phản

  1. (Cái tồn hữu) có (hiện tại) lại có (quá khứ) (A → B),

có (quá khứ) lại có (hiện tại)  (B → A) ư?

(Tha): Phải!

  1. (Cái tồn hữu) không có (hiện tại) lại không có (quá khứ) (~A) → (~B),

Không có (quá khứ) lại không có (hiện tại)  (~ B) → (~ A) ư?

(Tha): Không!

        Luận này cũng giống hệt theo đoạn trên bàn qua, điểm đáng chú ý chính là nếu cho rằng đồng nhất, bất luận quá khứ, vị lai, hay hiện tại, cái nào có trước sau đều thuộc một cả, vì là đồng nhất. Thế nhưng về thứ tự trước sau như thế thì dẫn đến sự đồng nhất không thể thành lập, bởi vì đồng nhất và trước sau là có mâu thuẫn, ở trong biện luận chúng ta có thể nhìn thấy Hữu bộ tiếp nhận đồng nhất, lại tiếp nhận sự trước sau của ba thời, vì vậy khi bị hỏi đến trước sau và đồng nhất thời liền nảy sinh đáp án tự mâu thuẫn nhau.

 

        4. Ngôn Tịnh Luận (Vacanasodhanā) [4]

   I. (Tự): Vị lai cuối cùng lại là hiện tại, hiện tại cuối cùng lại là quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Cái giống vị lai tức là hiện tại, cái giống tức là quá khứ ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   II. (Tự): Cái giống vị lai tức là hiện tại, cái giống tức là quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Hữu cuối cùng là cái hữu, lại hữu cuối cùng mà hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): Hữu cuối cùng là cái hữu, lại hữu cuối cùng mà hữu ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Hữu không cuối cùngphi hữu, lại không có hữu cuối cùngphi hữu ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[7]

   (C.S.) Anāgataṁ hutvā paccuppannaṁ hoti, paccuppannaṁ hutvā atītaṁ hotīti? Āmantā. Taññeva anāgataṁ taṁ paccuppannam tam atitanti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   taññeva anāgataṁ taṁ paccuppannaṁ taṁ atītanti? Āmantā. Hutvā hoti hutvā hotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   hutvā hoti hutvā hotīti? Āmantā. Na hutvā na hoti na hutvā na hotīti? Na hevaṁ vattabbe.

 

    Luận I. Phân → Hợp

  1. (Cái tồn hữu) có vị lai lại có hiện tại, có hiện tại lại có quá khứ phải không? (A → B → C)

(Tha): Phải!

  1. Vị lai, hiện tại, quá khứ là đồng nhất ư? (ABC)

(Tha): Không!

Luận II. Hợp → Phân

  1. Vị lai, hiện tại, quá khứ là đồng nhất ư? (ABC)

(Tha): Phải!

  1. (Cái tồn hữu) có (vị lai) lại có (hiện tại, quá khứ) (A) → (B, C),

có (hiện tại, quá khứ) lại có (vị lai) (B、C) → (A) ư?

(Tha): Không!

Luận III. Thuận → Phản

  1. (Cái tồn hữu) có (vị lai) lại có (hiện tại, quá khứ) (A) → (B, C),

Có (hiện tại, quá khứ) lại có (vị lai)  (B, C) → (A) ư?

(Tha): Phải!

II.    (Cái tồn hữu) không có (vị lai) lại không có (hiện tại, quá khứ) (~ A) → (~B, ~C), không có (hiện tại, quá khứ) lại không có (vị lai) (~B, ~C) → (~ A) ư?

        (Tha): Không!

        Hai cái thảo luận trước (xem: Ngôn Tịnh Luận [2], [3]), chỉ nhắm vào hai thời gian, nhưng ở đây là nhắm vào ba thời, phương pháp ra một đòn như trên. Luận thứ I. (Tự) lấy ba thời chia ra để hỏi: trước có “vị lai” lại có “hiện tại”, có “hiện tại” lại có “quá khứ” phải không? (Tha) đáp phải. Lại rồi (Tự) lấy thời gian hợp lại để hỏi: vị lai, hiện tại, quá khứ là đồng nhất ư? (Tha) đáp không. Hữu bộ tiếp nhận phân nhưng không tiếp nhận hợp, điều này có mâu thuẫn. Nhưng luận thứ II. (Tự) lấy ba thời hợp lại để hỏi: vị lai, hiện tại, quá khứ là đồng nhất ư? (Tha) đáp phải, tiếp nhận ba thời là đồng nhất, tiếp theo (Tự) chia ra hỏi thì (Tha) đáp không, cũng lại có mâu thuẫn. Bởi vì luận một trên tiếp nhận phân không tiếp nhận hợp, nhưng luận thứ II. lại tiếp nhận hợp không tiếp nhận phân. Luận thứ III. (Tha) tiếp nhận (cái tồn hữu) có vị lai → qua hiện tại → qua quá khứ, hoặc từ có hiện tại → qua quá khứ → qua vị lai đều được, nhưng không tiếp nhận (cái tồn hữu) không có từ vị lai → qua hiện tại → qua quá khứ hoặc từ hiện tại → qua quá khứ → qua vị lai.

        Luận này, chủ yếu bị (Tự) phê phán là nếu tiếp nhận “tam thời thật hữu” lấy “cái hữu” trong bộ phận ba thời bất luận là bắt đầu từ phương diện nào cũng đều đồng nhất không sai khác, nhưng (Tha) bắt đầu tiếp nhận (Tự) lấy ba thời chia làm trước, sau, như thế là trái ngược với đồng nhất rồi, vả lại tiếp nhận đồng nhất thì phải được kiểm tra chứng minh tính đồng nhất, bất luận trong ba thời bắt đầu từ phương diện nào cũng là đồng nhất, như thế bị suy vấn năm điều luận từ có → không, phân → hợp, hợp → phân, thuận → phản, phản → thuận, (Tha) đều có đáp án tự mâu thuẫn nhau.      



   [1] (P.T.S.) Kvu. p. 125; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 138 (bản chữ Hán).

   [2] (P.T.S.) KvuA. pp. 45~46: Tattha hañci atītaṁ nvatthīti yadi atītaṁ no atthīti attho. Atītaṁ atthīti micchā ti atītañ ca taṁ atthi cā ti micchā eva.

   [3] (P.T.S.) Kvu. p. 125; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 138 (bản chữ Hán).

   [4] (P.T.S.) KvuA. p.46: Tañ he’va anāgataṁ taṁ paccuppannan ti puṭṭho anāgatakkhaṇeyev’ assa paccuppannatāya abhāvaṁ sandhāya kālanānattena paṭikkhipati.

   [5] (P.T.S.) KvuA. p.46: Dutiyaṁ puṭṭho yaṁ uppādato pubbe anāgataṁ ahosi, tassa uppannakāle paccuppannattā paṭijānāti.

   [6] (P.T.S.) Kvu. p. 125 – 126; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 139 (bản chữ Hán).

   [7] (P.T.S.) Kvu. p. 126; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 139 (bản chữ Hán).

Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 45666)
03/09/2014(Xem: 28728)
24/11/2016(Xem: 17627)
29/05/2016(Xem: 8534)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên "Thích Nhất Hạnh Way" tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Được quý vị quan tâm thương tưởng cho tâm nguyện cứu trợ của chúng con, hôm nay 10. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Mynamar đợt 3.