Thư Viện Hoa Sen

Không dính mắc

12/07/20174:05 SA(Xem: 13501)
Không dính mắc
KHÔNG DÍNH MẮC
Quảng Tánh

khat_thuc_01
Thọ dụng mà không dính mắc đối với người tu tưởng dễ
thực ra không dễ chút nào - Ảnh minh họa
Ai cũng biết câu ‘Có thực mới vực được đạo’. Muốn lạc nghiệp cần phải an cư, muốn tu hành thăng tiến thì những nhu cầu tối giản cho đời sống như bốn vật dụng (cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, thuốc men) phải tạm đủ. Thọ dụng mà không dính mắc đối với người tu tưởng dễ mà thực ra không dễ chút nào. Bởi những tham ái phiền não ngủ ngầm bên trong sẽ chờ thời cơ trỗi dậy, chỉ cần một chút sơ suất mất chánh niệm thì tâm liền dính mắc.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nay Ta sẽ nói: Có người như sư tử và có người như dê. Các thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó. Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn. Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng:

Người kia tại sao mà giống sư tử? Ở đây, Tỳ-kheo! Có người được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Người đó được rồi liền tự ăn uống, không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu. Cho dù không được lợi dưỡng, cũng không khởi loạn niệm, không có tâm tăng giảm. Ví như sư tử ăn thịt thú nhỏ. Bấy giờ vua loài thú ấy cũng không nghĩ rằng: ‘Cái này tốt, cái này chẳng tốt’, không có tâm dính mắc, cũng không dục ý, không khởi các tưởng. Người này cũng lại như thế. Nếu được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men, trị bệnh, người này được rồi liền tự ăn uống, không khởi ý dính mắc; ví dù không được cũng không có các niệm.

Ví như có người nhân người cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, được rồi liền ăn uốngkhởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếuGiả sử không được, người ấy hằng sanh tưởng niệm này. Người ấy được cúng dường rồi, hướng về các Tỳ-kheo, mà tự cống cao hủy báng người khác: ‘Chỗ ta hay được y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Các Tỳ-kheo này không hay được’. Ví như có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn. Con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: ‘Nay ta được ăn ngon, các con dê này không hay được ăn’. Đây cũng như thế, nếu có một người được lợi dưỡng y phụcẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, khởi các loạn tưởng, sanh tâm dính mắc, người ấy liền hướng về các Tỳ-kheo mà tự cống cao: ‘Ta hay được cúng dường, các Tỳ-kheo này chẳng hay được cúng dường’. Thế nên, các Tỳ-kheo hãy học như vua sư tử, chớ như dê. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm20.Thiện tri thức
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.340)

Trên bước đường tu, mỗi người có một phước báo khác nhau. Có người được tín thí cúng dường hậu hĩ, dư dật nhưng cũng có người kém duyên, ít phước, chỉ tạm đủ sống qua ngày. Dù dư dả hay thiếu thốn thì người tu cũng là những ‘kẻ ăn xin’ (khất sĩ) mà thôi. Trớ trêu là, hiện có không ít người tu có biểu hiện tự hào, thậm chí cống cao về phước báo hữu lậu; thành quả ‘ăn xin’ của chính mình. Nếu thọ dụng nhiều rồi ‘khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếu’ thì cũng nên suy ngẫm về ảnh dụ ‘có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn, con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: Nay ta được ăn ngon’ của Thế Tôn.

Dĩ nhiên khi chưa qua sông, ta rất cần chiếc bè. Cũng vậy, người tu cần thọ dụng để làm phương tiện tiến tu. Tuy nhiên cần thọ dụng trong tinh thần ‘không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu’. Người tu không chết vì sự thiếu hụt mà ngược lại thường bị ngộp trong sự đủ đầy. Thế nên, khi thọ dụng của cúng dường, người tu cần chánh niệm thẩm sát để luôn tự tại trong mọi hoàn cảnh.

Quảng Tánh

Tạo bài viết
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.