Thư Viện Hoa Sen

Hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam Tông ở Tp. Hồ Chí Minh

22/10/20174:11 SA(Xem: 8024)
Hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam Tông ở Tp. Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG NHẬP THẾ
CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Thị Phương Lan

chùa Candaransi
Mặt tiền chùa nằm trên đường Hoàng Sa, bên kênh Nhiêu Lộc

Lời Ban Biên Tập

Nhân dịp Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. HCM Quận 3 tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập chùa Candaransi vào ngày  21-10 năm 2017 vừa qua, chúng tôi giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Ngô Thị Phương Lan nói về sự nhập thế của của chùa Candaransi. Chùa Candaraṅsi còn được gọi là chùa Miên, là một trong hai ngôi tự viện của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ở TP. Sài Gòn, được thành lập vào năm 1947. Chùa Candaraṅsi được đánh giá là ngôi chùa đầu tiên ở nửa đầu thứ kỷ thứ 20 của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trên vùng đất Sài Gòn. Trong suốt thời gian đó, chùa không những là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ đang làm ăn, sinh sống tại Sài Gòn mà còn là nơi chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử nước nhà. Đến nay, ngôi chùa đã trải qua 70 năm với hai đời trụ trìhiện có 1 vị Hòa thượng, 22 vị Đại đức và 3 vị Sa-di thường trụ tu học. Hiện nay, Chùa được TƯGH và Hệ phái chọn làm Văn phòng của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. 

Tóm tắt bài viết của tác giả

Phật giáo Nam tôngViệt Nam thường được gắn với tộc người Khmer ở Nam Bộ. Trong xu hướng nhập thế của Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tôngNam Bộ đã có những hoạt động tích cực để định hướng các giá trị sống cho các Phật tử nói riêng và người mến mộ Phật giáo nói chung. Tuy nhiên, khi đề cập đến sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo Nam tôngNam Bộ, các công trình nghiên cứu thường đề cập đến khu vực Tây Nam Bộít nói đến Thành phố Hồ Chí Minh do số lượng người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh không nhiều và do truyền thống tu tập theo Phật giáo nguyên thủy nên các sinh hoạt Phật giáo của người Khmer ở đây thường ít được đề cập đến và đôi khi thiếu vắng. Bài viết này trình bày hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam tông Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm khẳng định tính nhập thế theo truyền thống Phật giáo Nam tông trong bối cảnh hòa nhập với cộng đồng các dân tộc ở đô thị.

 Xem chi tiết nội dung:
pdf_download_2
Hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam Tông của người Khmer tại Tp. Hồ Chí Minh

(Trích: Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo - Các bài viết về Phật Giáo)

 

 

Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 9450)
08/10/2022(Xem: 4439)
02/04/2025(Xem: 51135)
01/12/2014(Xem: 12378)
08/01/2015(Xem: 12063)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).