Thư Viện Hoa Sen

'Tập Cận Bình Là Nhà Lãnh Đạo Tinh Thần Của Tôi': Động Lực Giáo Dục Của Trung QuốcTây Tạng

14/06/20213:08 CH(Xem: 5729)
'Tập Cận Bình Là Nhà Lãnh Đạo Tinh Thần Của Tôi': Động Lực Giáo Dục Của Trung Quốc Ở Tây Tạng

'TẬP CẬN BÌNH LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO TINH THẦN CỦA TÔI':
ĐỘNG LỰC GIÁO DỤC CỦA TRUNG QUỐCTÂY TẠNG
Chuyến tham quan truyền thông do chính phủ tổ chức tới Cung điện Potala ở Lhasa
Tác giả Martin Quin Pollard 11/6/2021 5:15 AM | Reuters
Tịnh Thủy chuyển ngữ

A man stands in front of a sign marking 70 years since Chinese rule over Tibet Credit Reuters Photo
A man stands in front of a sign marking 70 years since Chinese rule over Tibet Credit Reuters Photo

LHASA, Trung Quốc (Reuters) - Dưới bầu trời trong xanh, những đỉnh núi hiểm trở và Cung điện Potala ngoạn mục, một hình ảnh phổ biến ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng: chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo đồng cấp.

Trong một chuyến công du hiếm hoi dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ tới khu vực này vào tuần trước, một nhà báo của Reuters đã nhìn thấy những bức chân dung trong lớp học, đường phố, cơ sở tôn giáo, nhà ở và phòng ngủ của một nhà sư Phật giáo.

Hơn một chục phóng viên khác cũng có mặt trong chuyến đi.

Trung Quốc đang mở rộng chiến dịch giáo dục chính trị khi nước này kỷ niệm 70 năm chiếm đóng Tây Tạng.

Các quan chức Trung Quốc nói rằng chiến dịch này là chìa khóa cho tương lai của Tây Tạng, một khu vực chiếm hơn 12% diện tích đất của Trung Quốc nhưng chỉ là nơi sinh sống của 3,5 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Tây Tạng.

Thường dân và các nhân vật tôn giáo mà chính phủ sắp xếp phỏng vấn trong chuyến đi 5 ngày đã cam kết trung thành với Đảng Cộng sản và ông Tập Cận Bình.

Khi được hỏi lãnh tụ tinh thần của ông là ai, một nhà sư tại ngôi đền Jokhang lịch sử của Lhasa tên là Xi.

"Tôi không say rượu ... Tôi nói chuyện tự do với bạn," nhà sư tên Lhakpa nói từ bên trong sân nội viện dưới sự giám sát bởi camara và các cán bộ theo dõi.

Chân dung của ông Tập Cận Bình có thể nhìn thấy ở hầu hết các địa điểm mà Reuters ghé thăm trong chuyến đi đến Tây Tạng, nơi các nhà báo bị cấm ra ngoài lịch trình chuyến công du như vậy. Không rõ các áp phích và cờ được treo lên khi nào.

Robert Barnett, một học giả kỳ cựu về nghiên cứu về Tây Tạng tại the University of London's School of Oriental and African Studies. (Trường Đông Phương và Châu Phi Học thuộc Viện Đại học London), cho biết: “Các tấm áp phích trùng hợp với một chương trình giáo dục chính trị khổng lồ được gọi là ghi ơn nền giáo dục của đảng (Trung Quốc)'.

Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Kinh tế và xã hội Tây Tạng đã đạt được những thành tựu to lớn dưới sự chăm lo của chính quyền trung ương Trung Quốc và sự ủng hộ mạnh mẽ của mỗi người dân Trung Quốc.

"Quyền tự do tôn giáo của tất cả các nhóm dân tộc ở Tây Tạng được bảo vệ bởi Hiến pháppháp luật."

Trong chuyến thăm, các quan chức chính phủ cho rằng những hình ảnh như vậy, cùng với những lá cờ nhỏ của Trung Quốc được treo trên nhiều con đường ở thành phố, là một dấu hiệu của "lòng yêu nước" ở Tây Tạng.

Bắc Kinh nói rằng họ đã "giải phóng một cách hòa bình" Tây Tạng vào năm 1951, sau khi quân đội Trung Quốc tiến vào đất nước lúc bấy giờ và tiếp quản chính quyền của nước này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, đã rời khỏi Tây Tạng vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống lại sự cai trị của Trung Quốc, và kể từ đó đã thành lập một chính phủ lưu vong có trụ sở tại Dharamsala, Ấn Độ.

Bắc Kinh đã gán cho ông ta là một kẻ ly khai nguy hiểm và tuyên bố khi ông ta qua đời, chính phủ sẽ chọn người kế nhiệm cho chính họ.

Reuters không thấy bất kỳ hình ảnh nào của Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong chuyến đi từ ngày 31/5 đến 5/6 mà trước đây thường xuất hiện trong các ngôi nhà trên khắp Tây Tạng, Theo các nhóm bảo vệ quyền lợi và người Tây Tạng, những người đã rời khỏi khu vực hiện đã bị nghiêm cấm chụp ảnh nhà lãnh đạo tinh thần.

Theo các nhóm bảo vệ quyền lợi và người Tây Tạng, những người đã rời khỏi khu vực hiện đã bị nghiêm cấm chụp ảnh nhà lãnh đạo tinh thần.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại lập trường của Trung Quốc rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang "cố gắng tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc."

Fan Chunwen, giám đốc Sở Giáo dục Tây Tạng cho biết: “Kể từ khi Đức Đạt Lai đào tẩu, ông ấy đã không làm bất cứ điều gì tốt cho người dân Tây Tạng.

HỌC CHÍNH TRỊ

Trong trường Cao đẳng Phật giáo của Tây Tạng, một trường đào tạo tôn giáo lớn ở ngoại ô Lhasa, cờ Trung Quốc tung bay trên đỉnh các ngôi đền và hình ảnh của ông Tập Cận Bình xuất hiện nổi bật trong mọi ký túc xá và lớp học mà Reuters đến thăm.

Kelsang Wandui, phó giám đốc của trường cho biết: “Chúng tôi đang ở Tây Tạng vùng đất được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tất nhiên, chúng tôi phải học về chính trị.

Wandui cho biết, khoảng 40% chương trình học của trường được dành cho giáo dục chính trị và văn hóa, đồng thời cho biết thêm các nhà sư sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản vào ngày 1 tháng 7 sắp tới.

Cơ quan Quản lý Trung ương Tây Tạng (CTA), tên của chính phủ Tây Tạng lưu vong, nơi giám sát trên 150.000 người Tây Tạng lưu vong, cho biết "chiến dịch cải tạo chính trị đã được kích thích trở lại để Tây Tạng hóa Tây Tạng."

Bắc Kinh luôn bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyềnTây Tạng và nói rằng người dân ở Trung Quốc được tự do thực hành các tôn giáo đã được phê duyệt, bao gồm cả Phật giáo.

Trong một lớp học tư tưởng chính trị của trường trung học Lhasa mà Reuters đến thăm, một giáo viên đã thuyết giảng về lợi ích của chính sách của Trung QuốcTây Tạng và hướng dẫn học sinh hát bài ca đồng tình.

Wang Zhen, Giám đốc Sở Giáo dục Tây Tạng cho biết: “Những người trẻ của chúng tôi phải yêu mến đảng, lắng nghe đảng và được lãnh đạo bởi đảng cùng là trung thành với Tây Tạng mới tươi đẹp của chúng tôi”.

Theo Reuters
Bản gốc tiếng Anh: https://www.reuters.com/world/asia-pacific/xi-jinping-is-my-spiritual-leader-chinas-education-drive-tibet-2021-06-11/



tibetLễ thượng cờ Trung Cộng tại quảng trường Potala Palace
I4S3B35VH5KPTPSK6IT62SWW6E4XO6V3QIMBLTJBPF7ITJPGRVGMSinh viên Tây Tạng trong một buổi lễ tốt nghiệp.



methode_sundaytimes_prod_web_bin_bc14f02e-3d06-11e9-ba2e-dde2c82db60a
Các quan chức cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho người Tây Tạng thay bàn thờ Phật trong nhà của họ bằng hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình, người dân đã được hướng dẫn lễ lạy trước "các bàn thờ Tập Cận Bình" trong một hành động tôn trọng thường dành cho Đức Phật, Bồ Tát đáng kính.

Bản gốc tiếng Anh: https://www.thetimes.co.uk/article/tibetans-told-to-put-buddha-aside-and-worship-at-altar-of-xi-jinping-zj6ltbtj3




Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 5136)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).