Thư Viện Hoa Sen

Tự Hào Là Phật Tử

05/09/20224:20 CH(Xem: 6105)
Tự Hào Là Phật Tử
TỰ HÀO LÀ PHẬT TỬ
Thích Trung Hữu

thich-trung-huu (2)
Thầy Thich Trung Hữu

Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.

Tôi không biết những tín đồ đạo Thiên Chúa có tự hào về tôn giáo của mình hay không, và tự hào đến mức nào, nhưng qua những người tôi đã gặp, họ rất thẳng thắn tuyên bốtín đồ của Chúa. Trong khi đó, những người theo đạo Phật thì dường như thích giấu đi tôn giáo của mình. Không kể những người theo đạo ông bà (mà ông bà thì theo đạo Phật), những người đi chùa và có thiện cảm, niềm tin nơi Phật pháp, mà ngay cả những người quy y Tam bảo hẳn hoi, khi khai trong sơ yếu lý lịch vẫn điền ở mục tôn giáo là “không” (điều này khiến cho việc thống kê số lượng tín đồ đạo Phật trên thế giới không được chính xác). Tôi cũng không hiểu vì sao Phật tử chúng ta lại ngại nói về tôn giáo, ngại nói mình là Phật tử. Chẳng lẽ những người Phật tử nghĩ rằng việc theo một tôn giáo là đáng xấu hổ, hay cản trở sự thăng tiến của họ trong công việc?

Tôi nghĩ rằng người Phật tử cần hiểu đúng về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Có lẽ do quan niệm cũ trước đây, rồi hình thành tâm lý cho rằng theo tôn giáoyếu đuối, ủy mị và mê tín; rằng tôn giáo chỉ có cúng kiếng và cầu nguyện cho nên chỉ thích hợp với người già. Đó là cái nhìn rất sai lầm về tôn giáo, nhất là Phật giáo. Một người đi theo một tôn giáo nào đó tức là xác định nhân sinh quan của mình. Nhân sinh quan là đường hướng, là lẽ sống, là lý tưởngý nghĩa của đời người. Con người sống không thể khôngnhân sinh quan. Sống mà không có nhân sinh quan thì như lục bình trôi sông, nước lớn trôi lên, nước ròng trôi xuống. Người không có nhân sinh quan là người sống mà không có lý tưởng, ai nói gì cũng nghe, cũng tin và chỉ quanh quẩn trong những nhu cầu vật chấtgiải trí bình thườnghiện tại. Quy y Tam bảo không chỉ là để tìm sự che chở của Phật-Pháp-Tăng mà trên hết là xác định nhân sinh quan của mình, rằng mình sẽ sống theo lý tưởng của đạo Phật, lấy Phật pháp làm kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động của mình.

Phật giáo là một tôn giáo cổ (trước cả Thiên Chúa giáoHồi giáo) nhưng tư tưởng của Phật giáo không hề cổ mà ngược lại rất hiện đại. Nói như nhận định được cho là của nhà vật lý học người Đức Albert Einstein, rằng “Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại mình để cập nhật những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ bất cứ quan điểm nào của mình để đi theo khoa học. Bởi, Phật giáo bao gồm khoa học và vượt xa khoa học”. Đó là vì những vấn đềĐức Phật đặt ra gần 3 thiên niên kỷ trước vẫn không hề bị lỗi thời trong thời đại ngày nay. Đó là vấn đề khổ đau và phương pháp diệt trừ khổ đau, vấn đề tà kiếnchánh kiến, từ bitrí huệ, yêu thươnghiểu biết, và nhất là chủ trương con người phải dựa vào chính bản thân mình để giải quyết các vấn đề của con người trên tinh thần duyên sinh vô ngã mang tính toàn cầu như hiện nay. Những vấn đề như thế có gọi là mê tín, là ủy mị được không?

Có một số tôn giáogiáo lý của họ không được các nhà khoa học đánh giá cao như Phật giáo, hoặc ở một vài giai đoạn lịch sử của họ đã có những hành vi có lỗi với nhân loại, ấy vậy mà tín đồ của họ không hề e dè tuyên bố mình là tín đồ của tôn giáo đó. Còn Phật giáo là một tôn giáo mà có thể nói là hoàn hảo cả về giáo lý lẫn hành trì thì chúng ta phải vô cùng tự hào tuyên bố mình là Phật tử mới phải, vì mình đã may mắn hơn những người khác gặp được Phật pháp và lấy Phật pháp làm lẽ sống của đời mình.

Phật tử chúng ta luôn làm điều gì đó để cúng dường Đức Thế Tôn. Và tôi cho rằng tự hào mình là Phật tử là một trong những cách cúng dường vô cùng ý nghĩa.

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).