Thư Viện Hoa Sen

Khi Tôn Giáo Bị Lợi Dụng

21/06/20244:28 SA(Xem: 1897)
Khi Tôn Giáo Bị Lợi Dụng

KHI TÔN GIÁO BỊ LỢI DỤNG

Giảng viên Nguyễn Thanh Huy
Trường Đại học Khánh Hòa

 

chua phat quang
Ảnh minh họa: Chùa Thiền Tôn Phật Quang Núi Dinh Bà Rịa hay tổ chức khóa tu dành cho trẻ em gieo mầm mống mê tín


(Nhân các vụ thuyết giảng sai giáo lý
truyền bá mê tín dị đoan và tổ chức các khóa tu Phật giáo đối với trẻ em)

Theo Marx, “Tôn giáo là một liều thuốc phiện của nhân dân”. Đây là một quan điểm có phần cực đoan xuất phát từ chỗ ông đang đứng trên lập trường của người vô thần.

Nhưng quan điểm này sẽ rất đúng và mãi còn giá trị khi mà tôn giáo bị chính con người lợi dụng. Đó là lúc những giá trị thiện lương bị tước bỏ và những đức tin nguyên sơ trong sáng đã bị vấy bẩn. Mà thay vào đó cái ác và nỗi sợ được gieo rắc, đức tin biến thành những niềm tin siêu hình mù quáng.

Trong lịch sử nhân loại, các tôn giáo cũng đã trải qua không ít lần bị thao túng, lợi dụng bởi một nhóm người, một tổ chức hầu nắm lấy quyền lực tối thượng, khi ấy họ sẽ có tất cả, và tín đồ vô hình trung trở đã thành nô lệ trong tay họ. Không chỉ là quá khứ, đến hôm nay tôn giáo tiếp tục được sử dụng như một cánh tay thần quyền với sức mạnh vô song. Nếu điều đó không diễn ra ở nơi này thì lại có ở nơi khác, và cứ thế, nó như một vòng lặp, một chu kì không có hồi kết.

Có thể nói, một khi tà quyền kết hợp với thần quyền, sức mạnh của nó thật đáng sợ. Vì lẽ, nó sẽ vượt lên cả chân lý, pháp lý, đạo lý; và khi đó con người dễ bị khuất phục trong vô thức, toàn bộ thân tâm như mềm nhũn ra, dật dờ vô hại. Nếu may mắn còn đủ lý trí thì cũng sẽ không đủ sức để phản kháng trước sự khống chế bởi sức mạnh to lớn của lưỡng quyền ấy.

Đạo Phật ở nước ta vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Trước khi con đường truyền đạo - Bắc truyền từ Trung Hoa sang Đại Việt, sử sách ghi lại Phật giáo đã đến với chúng ta bằng con đường Nam truyền và còn sớm hơn cả đến với Trung Hoa.

Thời kỳ rực rỡ của đạo Phật kéo dài trong suốt 2 triều đại Lý - Trần, từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 14. Thời kỳ này đạo Phật được xem là quốc giáo và có những đóng góp, ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tâm linh và văn hoá dân tộc.

Điểm qua như vậy để có sự đối sánh với những diễn tiến của đạo Phật đương lúc này. Tất nhiên, sự phát triển của kinh tế xã hội ngày nay và sự cách nhau nhiều thế kỷ thì hẳn diện mạo đạo Phật ngay lúc này được bề thế hơn, mở rộng hơn về mặt qui mô cũng như số lượng tín đồ.

Nhưng những giá trị tinh thần, bản sắc văn hoá dân tộc, và tính nguyên thủy của chánh pháp có còn được như xưa?

Chúng ta chưa thể có những đánh giả, kết luận đầy đủ. Việc ấy sẽ được lịch sử dân tộc ghi lại và hậu thế sẽ công bằng phán xét.

Điều mà ta có thể thấy rõ đó là những vấn để nổi cộm trong thời gian vừa qua. Một số ma tăng, xàm tăng không giữ đúng giới luật nhà Phật, bày ra những trò lừa gạt, mị nhân. Đặc biệtthuyết giảng xằng bậy, lấy nhân quả ra hù dọa đủ điều, trong khi mắt trần của họ cũng đui mù; lấy vong hồn, oan gia ra nói như đúng rồi, trong khi cái thân họ còn đầy trần tục nhục cảm; lấy nghiệp báo ra để bịa đặt tội phước, trong khi chính họ đầy tội lỗi, thân ý khẩu đang tạo ác nghiệp. Từ những mưu ma đó họ vẽ ra cách hoá giải bằng tiền bạc cúng dường, tiền to thì phước lớn, tiền nhỏ thì tội vân to… Kết quả là nhiều người trở nên nợ chồng nợ chất, sống trong u mê, bế tắc, không lối thoát. Rõ ràng đó là tội ác, nó ác không kém những tội xâm hại đến thân thể.

Những việc làm tày đình này trời người đều biết. Vậy mà Giáo hội chỉ xử lý một cách hời hợt, qua quýt như để đối phó với dư luận, đối phó trước làn sóng tẩy chay ma tăng, và đối phó trước niềm tin vào chùa chiền đang bị sa sút nghiêm trọng.

Đối với ma tăng, những mức kỷ luật như thế khác gì gãi đúng chỗ ngứa cho họ, có khi giờ họ đang mỉm cườitha hồ ung dung hưởng thụ với số tiền có thể ăn chơi mấy đời không hết.

Cách làm này chẳng những không mang lại tác dụng gì, mà còn kéo theo một làn sóng chỉ trích mới còn lớn hơn, mạnh hơn. Điều này có lẽ Giáo hội cũng cần lắng nghe hơn để có những bước đi chính xác, thuận lòng dân, lấy lại niềm tin của chúng Phật tử.

Song, đáng lo ngại nhất, là nổi liên hiện tượng tổ chức các khóa tu, quy tụ lên đến con số hàng trăm, hàng ngàn thiếu nhi tham gia. Nếu như những người lớn đã bị họ dùng tà thuyết thao túng, điều khiển là hại một, thì với trẻ em sẽ là hại mười. Vì trẻ em, nhận thức còn non nớt, tâm hồn còn trong trẻo, nhân cách đang hình thành, trải nghiệm lại ít; thì thử hỏi, làm sao các em có đủ khả năng phân tích, đánh giá đúng sai? Làm sao các em có bản lĩnh phòng vệ, ngăn chặn trước những luận điệu tà thuyết?

Vậy, nếu họ cố tình tiêm nhiễm cái xấu, cái ác hay gieo rắc những ảo tưởng tiêu cực, bất thiện vào đầu các em bằng các thủ đoạn tẩy não, nhồi sọ thì hậu quả sẽ như thế nào? Thực sự không dám nghĩ tới!

Với những dã tâm họ đã làm đối với người lớn thì không lấy gì dám tin họ tốt với trẻ em. Trái lại, sợ rằng mức độ còn khủng khiếp hơn.

Qua những gì đã thấy, tôn giáo, thay vì làm chỗ dựa cho tâm hồn, khiến cho đời sống nội tâm thêm phong phú; thì người ta đã biến cho nó thành một công cụ đáng sợ, có thể cướp đi linh hồn người khác, hoặc có thể biến con người thành những con nghiện như cách Karl Marx đã nói. Mà một khi con người đã bị nghiện, tức sẽ mất hết kiểm soát, điều đó còn tồi tệ hơn nhiều lần so với cái khổ bởi tâm tham si sinh khởi.

Như vậy, nếu một thế hệ mầm non, một thế hệ kế thừa, khi họ chưa đủ nhận thức mà đã sớm bị dẫn dắt, điều khiển, thì dân tộc ta, tương lai sẽ đi về đâu?

——-

Nha Trang, 19/06/2024

Giảng viên Nguyễn Thanh Huy

Trường Đại học Khánh Hòa





Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).