LỜI PHẬT DẠY
VỀ PHÁP BỊ ĐỐT CHÁY
VÀ PHÁP KHÔNG BỊ ĐỐT CHÁY!
(Thích Tánh Tuệ)
VỀ PHÁP BỊ ĐỐT CHÁY
VÀ PHÁP KHÔNG BỊ ĐỐT CHÁY!
(Thích Tánh Tuệ)
Có pháp đốt cháy và pháp không đốt cháy.
Thế nào là pháp bị đốt cháy?
(Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói.)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh; người ấy về sau, khi khốn khổ bởi tật bệnh, nằm liệt trên giường, chịu nhiều đau đớn. Lúc bấy giờ, tất cả những việc làm ác trước kia người ấy đều nhớ lại hết.
Cũng như bóng núi lớn che ánh mặt trời Tây; cũng vậy, chúng sanh trước kia đã tạo ra mọi điều ác, những pháp ác bất thiện do thân, khẩu, ý nghiệp, đến lúc lâm chung, tất cả đều hiện ra, tâm sanh hối hận: ‘Than ôi! Than ôi! Vì trước kia không tu thiện, chỉ làm ác, nên sẽ đọa vào đường dữ, chịu nhiều khổ đau’. Sau khi nhớ lại rồi, tâm bị đốt cháy, tâm sanh hối hận. Khi sanh tâm hối hận nên không được chết với tâm thiện; đời sau tâm bất thiện cũng tiếp nối sanh. Đó gọi là pháp đốt cháy.
Thế nào gọi là pháp không bị đốt cháy?
Nếu người nam hay người nữ nào thọ trì tịnh giới, tu pháp chân thật, thân thành tựu nghiệp thiện; khẩu, ý thành tựu nghiệp thiện; khi lâm chung tuy thân gặp phải khổ nạn, nằm liệt trên giường bệnh, thân thể chịu nhiều đau đớn, nhưng tâm người ấy nhớ lại pháp thiện trước kia đã tu; thân, khẩu và ý đã thành tựu thiện hạnh. Lúc bấy giờ, duyên vào những pháp thiện, người ấy nghĩ rằng: ‘Thân, khẩu, ý ta đã tạo ra thiện hạnh như vậy, không làm các điều ác, sẽ sanh về đường thiện, không đọa vào đường ác, tâm không có gì hối hận’.
Do tâm không biến hối, nên mạng chung với thiện tâm, qua đời sau thiện vẫn tiếp tục. Đó gọi là pháp không đốt cháy (…).
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”. (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1244 [trích])
THIỀN CŨNG CÓ THỂ HIỂU LÀ ĐỐT CHÁY,
KHÔNG PHẢI ĐỐT CHÁY SỰ DƠ BẨN MÀ ĐỐT CHÁY CÁC THAM VỌNG, ẢO TƯỞNG, ĐỂ TRỞ VỀ VỚI HIỆN THỰC
Nhìn lại chính mình (ehipassiko)
thực tại là đây (opanayiko)
thấy ngay (sandiṭṭhiko)
không trải qua thời gian (akāliko)
mà người trí liền tự chứng (paccattaṃ veditabbo viññūhi).
Kiếp Hư Vân
Mới đó đà sang đến tháng Mười
Dòng đời cứ thế lẹ làng trôi
Ngày đi đêm tới không dừng nghỉ
Lưu dấu tàn phai trên mắt, môi.
Mới đó màu hoa nhạt úa rồi!
Tiếng cười tao ngộ.. chợt xa xôi.
Hân hoan, phiền muộn.. vời theo gió
Quyện áng mây thu dạt cuối trời.
- Ta đến nơi đây ắt vạn lần ?
Mộng gì.. rồi cũng hóa hư vân
Nằm mơ quán trọ là quê cũ
Nên trót vương mang lắm nợ nần.
- Sáng nay sờ sững nghe tin bạn
Đi vội, chưa chào giả biệt nhau
Hôm qua vừa gặp lời chưa cạn
Tháng Mười.. sao rớt giọt mưa ngâu!
Mới đó người đi, giấc mộng tàn
Vô thường hoài gõ nhịp nhân gian..
Bôn ba, tất bật rồi.. sương khói
Vạn sự vùi quên dưới mộ vàng.
Mới đó, nhìn gương tóc đã phai
Thôi chừ buông xuống.. nhẹ hai vai
Ta về kẻo chậm hoàng hôn xuống
Lỡ chuyến đò ngang khóc hận hoài..
Mới đó đà sang đến tháng Mười
Dòng đời cứ thế lẹ làng trôi
Ngày đi đêm tới không dừng nghỉ
Lưu dấu tàn phai trên mắt, môi.
Mới đó màu hoa nhạt úa rồi!
Tiếng cười tao ngộ.. chợt xa xôi.
Hân hoan, phiền muộn.. vời theo gió
Quyện áng mây thu dạt cuối trời.
- Ta đến nơi đây ắt vạn lần ?
Mộng gì.. rồi cũng hóa hư vân
Nằm mơ quán trọ là quê cũ
Nên trót vương mang lắm nợ nần.
- Sáng nay sờ sững nghe tin bạn
Đi vội, chưa chào giả biệt nhau
Hôm qua vừa gặp lời chưa cạn
Tháng Mười.. sao rớt giọt mưa ngâu!
Mới đó người đi, giấc mộng tàn
Vô thường hoài gõ nhịp nhân gian..
Bôn ba, tất bật rồi.. sương khói
Vạn sự vùi quên dưới mộ vàng.
Mới đó, nhìn gương tóc đã phai
Thôi chừ buông xuống.. nhẹ hai vai
Ta về kẻo chậm hoàng hôn xuống
Lỡ chuyến đò ngang khóc hận hoài..
Như Nhiên- Th Tánh Tuệ