Thư Viện Hoa Sen

Vô Tâm Là Đạo: Kinh Bahiya | Nguyên Giác

10/12/20244:30 SA(Xem: 995)
Vô Tâm Là Đạo: Kinh Bahiya | Nguyên Giác
VÔ TÂM LÀ ĐẠO: KINH BAHIYA

Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâmgiải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central.

Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.

Bahiya nói, vậy thì ai đang là A la hán, hoặc đã bước vào con đường trở thành một vị A-la-hán.

Vị cõi trời nói rằng Đức Phật, đang nơi thành Xá Vệ ở phía Bắc, là một vị A la hán và đang dạy pháp để trở thành một bậc A la hán.

Bahiya rời thị trấn Supparaka, đi khẩn cấp tới thành Xá Vệ, vào vườn Cấp Cô Độc, gặp một số nhà sư đang thiền hành ngoài trời. Bahiya hỏi, xin gặp Đức Phật, và được cho biết rằng Đức Phật đang đi khất thực.

Bahiya vào thành Xá Vệ, thấy Đức Phật đang đi khất thực, vẻ ngoài thanh thản, tĩnh lặng. Bahiya tới gần, quỳ lạy xuống đất, đầu chạm chân Đức Phật và xin được học Pháp.

Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Bahiya nói rằng vô thường nhanh chóng, chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Lần thứ nhì, Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Lần thứ ba, Bahiya nói rằng chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Đức Phật trả lời Bahiya, vậy thì phải tự rèn luyện như sau:

Này Bahiya, trong cái được thấy chỉ có cái được thấy, trong cái được nghe chỉ có cái được nghe, trong cái được cảm thọ chỉ có cái được cảm thọ, trong cái được thức tri chỉ có cái được thức tri. Do đó, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không bị dính mắc ở nơi đây hay ở kiếp sau, hay ở giữa hai cái đó. Chỉ như thế là chấm dứt đau khổ.
 
Khi nghe lời dạy ngắn gọn này, Bahiya lập tức giải thoát khỏi các lậu hoặc bằng cách không dính mắc. Không lâu sau khi Đức Phật rời đi, một con bò con đã tông vào Bahiya, và giết chết Bahiya.
 
Khi Đức Phật khất thực xong, quay lại, thấy Bahiya đã chết. Đức Phật yêu cầu các nhà sư đặt xác Bahiya lên chết, đốt và dựng tượng đài, vì đó là bạn đồng tu của các sư.
 
Các nhà sư làm xong, hỏi Đức Phật rằng đời sau của Bahiya ở đâu, là gì. Đức Phật đáp rằng Bahiya đã thực hành đúng Pháp và đã vào Niết bàn tối hậu.
 
Sau đó, Đức Phật đọc bài kệ:
Nơi nào nước, đất, lửa và gió không có chỗ đứng,
Nơi nào các vì sao không chiếu sáng, và mặt trời không có ánh sáng,
Nơi nào mặt trăng không tỏa sáng, và bóng tối không thể tìm thấy,
Khi một người tự mình biết điều này – một người thánh thiệntrí tuệ thực sự,
Khi đó, người ấy được giải thoát khỏi cả hình tướngvô tướng, xa lìa cả khoái lạc và đau khổ.
 
Video dài 4:24 phút:
https://youtu.be/lf-o7TTfmRY
   
.... o ....
 
NO-MIND IS THE WAY: BAHIYA SUTTA

Zen teaches that those who live with No-mind are liberated. Tran Nhan Tong, a renowned Vietnamese Zen master from the 13th century, once wrote that when encountering any phenomenon, if one can maintain No-mind, there is no need to inquire further about Zen. The Buddha previously taught the Dharma of No-mind in the Udana Sutra 1.10. This article will draw upon various English translations available on Sutta Central.


A hermit named Bahiya lived in the town of Supparaka. The townspeople revered Bahiya, offering him robes, a house, and many other gifts. Bahiya was confident that he had attained Arahantship or was on the path to becoming an Arahant. However, a deva, who had been a relative of Bahiya in a previous life, appeared to him and conveyed that he was neither an Arahant nor on the correct path to achieving Arahantship.
 
Bahiya stated that he was an Arahant or had embarked on the path to becoming one. The deva responded that the Buddha, who resided in the northern city of Savatthi, was indeed an Arahant and was teaching the Dhamma to help his disciples attain Arahantship.
 
Bahiya left the town of Supparaka, hurried to Savatthi, entered Anathapindika's garden, and encountered some monks engaged in walking meditation outdoors. Bahiya requested to see the Buddha but was informed that the Buddha was out on his alms round.
 
Bahiya entered Savatthi and saw the Buddha on his alms round, appearing serene and calm. Bahiya approached, prostrated himself on the ground, touched his head to the Buddha's feet, and requested to learn the Dhamma.
 
The Buddha replied to Bahiya that it was not yet the right time, as he was going into people's homes to beg for alms.
 
Bahiya stated that impermanence is swift, and since he did not know how long he would live, he felt an urgent need to learn the Dhamma.

The second time, the Buddha responded to Bahiya that it was not yet the appropriate moment, as he was going to people's homes to beg for alms.

The third time, Bahiya expressed that he did not know how long he would live, so he urgently needed to learn the Dhamma.

The Buddha advised Bahiya to train himself in the following manner.
 
"And since for you, Bahiya, in what is seen there will be only what is seen, in what is heard there will be only what is heard, in what is sensed there will be only what is sensed, in what is cognized there will be only what is cognized, therefore, Bahiya, you will not be with that; and since, Bahiya, you will not be with that, therefore, Bahiya, you will not be in that; and since, Bahiya, you will not be in that, therefore, Bahiya, you will not be here or hereafter or in between the two—just this is the end of suffering."
 
Upon hearing this brief teaching, Bahiya was immediately liberated from his defilements through non-attachment. Shortly after the Buddha departed, a young cow struck Bahiya, resulting in his death.
 
When the Buddha returned from his alms round, he discovered that Bahiya had passed away. The Buddha instructed the monks to place Bahiya's body on the ground, burn it, and erect a monument in his honor, as he was their fellow monk.
 
When the monks had finished, they asked the Buddha about Bahiya's next life and its destination. The Buddha replied that Bahiya had practiced the Dhamma correctly and had attained final Nirvana.
 
Then the Buddha recited the following verse:
Where water, earth, fire, and wind have no place,
Where the stars do not shine and the sun provides no light,
Where the moon does not shine and darkness cannot be found,
When one experiences this firsthand—a holy person possessing true wisdom—
Then one is liberated from both form and formlessness, transcending both pleasure and pain.
 
Video, 4:44 minutes long:
https://youtu.be/p4x9fLmm1VU

Reference:
https://suttacentral.net/ud1.10/en/sujato
https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti
Tạo bài viết
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!