SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
English Version by Ngọc Huyền
BÀI 1: SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
Bây giờ vẫn còn là mùa xuân. Tuy nhiên Cali nắng đã bắt đầu ấm hơn. Sáng sớm có hôm mặt trời chưa thức dậy, dãy núi xa biến mất trong màn sương mờ trắng đục. Nhưng tới trưa thì nắng lên, mùa hè như muốn về. Hai cây mai mấy tuần trước hoa đơm vàng thắm, nay thì lần lần hoa chuyển sang màu trắng, héo úa, nhưng nhất định không rơi. Thiền viện trên vùng đồi núi, những ngày gió lốc, lá tiêu tha hồ nhảy múa, mà sao hoa mai vẫn còn trên cành. Mấy cây đào trắng, đào hồng, hoa đã tàn, lá non xanh đã sớm chào mừng nắng hạ.
Bây giờ là tháng năm. Đức Phật đã giáng trần một ngày mùa xuân cách đây 26 thế kỷ. Ngài đạt tâm bất động trong một đêm mùa xuân, kiến giải tất cả những chân lý điều hành con người và thế gian. Đến rạng sáng sớm xuân ấy, 35 tuổi, ngài trở thành bậc Giác ngộ hoàn toàn, đồng với chư Phật mười phương ba đời. Rồi, cũng trong một đêm trăng tròn mùa xuân, ngài nhập niết bàn, năm 80 tuổi.
Do đó, cả thế giới Phật giáo hiện nay, đã cùng nhau tổ chức trang trọng lễ tưởng niệm Đức Phật vào tháng Vesak, tương ưng với ngày trăng tròn trong tháng năm. Tháng Vesak của Ấn Độ ngày xưa rơi vào tháng tư và tháng năm của dương lịch bây giờ.
Tại sao Đức Phật cũng là một người, bình thường như mọi người, không phải là một vị thần linh, lại được thế giới Phật giáo tôn vinh là cao quí, dù đã trải qua thời gian dài, hơn 26 thế kỷ ?
Ngài đã nghĩ gì, nói gì, làm gì trong suốt 80 năm của một kiếp sống ngắn ngủi đó?
Ngài đã lưu lại cho thế hệ đồng thời với ngài và những thế hệ sau, cái kho tàng minh triết của ngài, được kết tập trong hai bộ Tam Tạng kinh điển, bằng tiếng Pāli và tiếng Sanskrit, đã là nền tảng tu tập cho hai hệ thống Phật giáo lớn nhất: hệ Theravāda và hệ Phát Triển sau này.
Cái kho tàng minh triết đó được gìn giữ trang trọng, được trao truyền lại cho đời sau thật cẩn mật, mỗi vị Tổ phó chúc Chánh Pháp lại cho một vị đệ tử chính thức mà thôi. Mặc dù bấy giờ đã có Tam Tạng kinh điển rồi, có nghĩa là chánh pháp đã phổ biến, không che giấu, nhưng vị đệ tử truyền thừa đã trải nghiệm chánh pháp, nhận lãnh trách nhiệm giữ gìn giềng mối tu tập cho thế hệ sau.
Sự kiện truyền thừa này là đặc biệt trong Thiền tông Ấn Độ trải qua hơn 1000 năm, lần lượt từ vị Tổ thứ nhất là ngài Mahā Kassapa thế kỷ thứ V BC, truyền tới vị Tổ thứ 28 là ngài Bodhidharma, thế kỷ thứ VI AC. Tiếp theo là Thiền tông Trung Hoa khi ngài Bodhidharma sang Trung Hoa năm 520 AC, truyền tới ngài Lục tổ Huệ Năng thế kỷ thứ VII AC. Sau nữa, ngài Huệ Năng không truyền thừa cho một người đệ tử nào, vì bấy giờ đã có nhiều vị sáng đạo.
Theo chiều dài lịch sử Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa, sau khi Đức Phật nhập diệt, cho tới khoảng 12 thế kỷ tiếp theo, dòng Thiền tuôn chảy thật khiêm nhường, mỏng manh nhưng không bị đứt đoạn. Mặc cho những biến cố thăng trầm của cuộc đời, dòng minh triết đó vẫn uyển chuyển thích ứng với đời sống, vẫn thầm lặng vươn lên, đem lại nguồn an lạc hạnh phúc cho những ai biết đến.
Hình ảnh này khác nào dòng suối trong veo, dù cho có đá, có sõi, nước vẫn mát, vẫn trong, vẫn đem lại cho người đời nguồn sống an lạc, hạnh phúc.
Hôm nay, nhân mùa tưởng niệm công đức của đức Phật, chúng ta sẽ cùng nhau nhắc lại những giọt nước trong veo chảy từ suối nguồn minh triết của bậc Giác Ngộ.
Chúng ta, những người có thể cùng đi trên một con đường, là tìm về ngôi nhà xưa của mình, nơi an toàn nhất để mình có thể nương tựa, nơi không có buồn phiền đau khổ, không có già- bệnh và chết. Đó cũng là suối nguồn hạnh phúc của mình.
Loạt bài tiếp theo hi vọng sẽ là những giọt suối mát trong veo, xin dâng tặng cho các bạn thiền hữu duyên.
Thiền viện, ngày 10- 5- 2021
Sources of Happiness
Article 1: Sources of Happiness
It is still spring now. However, it’s warmer in California. Some early morning, when the sun had not yet wakened up, the distant mountain chain disappeared in the opaque whitish fog. But by noon the sunlight shows up and it sounds the summer returns. Some weeks ago, the two apricot trees with fresh, yellow flowers which now gradually turn white and wither, but they definitely cling to the trees. The Zen monastery locates in the mountainous area. On windy days, the pepper leaves dance freely, but how come the apricot blossoms still stay on the branches. Some white and pink peach trees, though flowers have faded, greet the summer sun with their young green shoots.
Now, it's May. The Buddha came to earth on a spring day 26 centuries ago. He achieved the unmovable mind in a spring night, and interpretated all the truths that manage human beings and the universe. Around the early dawn of that spring day, at the age of 35, he became the Entire Enlightened, equal to all the Buddhas in the ten directions of the three eras, past, present and future. Then, also at a full moon night in spring, he immersed himself in the nirvana. He was 80 then.
For those reasons, all the Buddhist world today together solemnly host the memorial ceremonies of the Buddha in the month of Vesak which corresponds to the full moon day of May. The ancient Indian Vesak month falls in April and May of the current Gregory calendar.
The Buddha was originally a normal human being, not a deity. But why has he been honored with the noble reverence by all Buddhists in the world for the long time of over 26 centuries? What did the Lord think, say and do in such a transient life of 80 years?
He handed down to his contemporaries and the subsequent generations the values of his wisdom that has been collected and stored up in the Tripitaka, one in Pali and the other in Sanskrit. Those have been the basic ground for mind practice in the two largest Buddhism schools: The Theravāda, the original Buddhism and the Mahayana, or the Development.
That treasure of invaluable sagacity is respectfully preserved and cautiously left to the next generation. Each Patriarch passed it on to only one official disciple. Though the Tripitaka, or the Righteous Dharma, were popular then, the disciple successors, well-experienced in it, took the responsibility in sustaining the roots and principles of the practice for the followers in the lineage.
That succession is special in the Indian Buddhist Meditation for over 1000 years, from the first Patriarch, Mahā Kassapa in the fifth century B.C. down to the 28th one, Bodhidharma, in the sixth century A.C. Then it was followed by the Chinese Buddhist Zen. In 520 A.C., when Bodhidharma went to China, he preserved that tradition. The Righteous Dharma was continuously passed on down to the Chinese Sixth Patriarch, Hui Neng, in the seventh century A.C. Since then, there was no more inheritor because many disciples achieved the enlightenment.
According to the long history of Indian and Chinese Zen Buddhism, around 12 centuries after the Buddha's Nirvana immersion, the Zen stream kept flowing humbly and gently but it was never cut off. No matter what ups and downs in life, that line of wisdom continues flexibly adapting itself to human life, quietly expanding and offering a source of inner peace and happiness to those who get it.
Those metaphors are similar to the image of the crystal spring whose water is always cool and clear and the beginning of spiritual well-beings for humans though stones and gravels are scattering in the current.
Hope the next articles in the series be the placid water that I’d warmly dedicate to the Zen practitioners who gather enough conditions.
Sunyata Monastery
May 10, 2021
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
English Version by Ngọc Huyền