XUẤT GIA LÀ MỘT LOẠI NGHỀ NGHIỆP Ư?
Tác giả: Thích Thánh Khải
(1970, hậu tiến sĩ, giáo sư nghành triết học đại học Thanh Hoa — hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, phó viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Trung Quốc, luận án ‘ưu tú’: Nghiên cứu Nhiếp luận học phái 2 quyển)
Thích Trung Nghĩa dịch
Xuất gia, quả thật là một loại chức nghiệp (职业 nghề nghiệp) ư?
Xuất gia là một loại nghề, rất nhiều người đều nói như vậy. Thế nên, cạo đầu, đắp ca-sa, tụng kinh, ngồi thiền trở thành một loại “nhu cầu của nghề nghiệp” rồi. Do đó, hiện nay rất nhiều người kêu người xuất gia rõ ràng sản sinh một loại nghề khác — “nghề nghiệp Hòa thượng” đối với người xã hội.
Nhưng mà, chúng ta làm thế nào để xác định thuộc về phạm vi “nghề nghiệp”? Bởi vì “nghề nghiệp” ý vị là một loại phương thức công tác, cũng là trong lúc công tác, bạn cần phải tuân thủ đạo đức, chế độ, quy định v.v. của nghề nghiệp. Vì thế, mặc đồng phục công tác là một loại nhu cầu của nghề nghiệp; ngoài ra công tác xí nghiệp, nói ngoại ngữ v.v. là nhu cầu nghề nghiệp, ...... Nhưng mà, thông thường nghề nghiệp đều có thể đi làm và tan làm, cuối tuần, kì nghỉ, lúc ngày cũng chẳng có nhu cầu nghề nghiệp, mà là bước vào phương thức đời sống riêng; sau khi đi làm về có thể về nhà, cuối tuần có thể thư giãn, kì nghỉ có thể trải qua du lịch thắng cảnh nổi tiếng nào đó, lúc đó bất kể nghề nghiệp nào đã không thể trở thành một thứ trói buộc, từ đó mà trở thành tự thân của cá nhân. Do đó, sau khi giám đốc của công ty tan làm, về nhà trở thành thân thuộc trong nhà, trở thành bạn bè của bạn bè; sau khi tỉnh trưởng tan làm, cũng là một người bình thường.
Xuất gia, đó là chọn một đời, không có tan làm, cuối tuần, kì nghỉ, nghỉ hưu. Tu hành là nguyện vọng của đời đời kiếp kiếp, đó là thế giới nội tâm của chúng ta sinh khởi một loại tự mình thăng tiến, tự mình giác ngộ. Khi mọi âm thanh tịch tĩnh, tiếng chuông thâm sâu mà trường viễn từ trong sơn cốc truyền đến, một ngọn lửa đèn rất sáng tự viện, tiếng tụng kinh trong trẻo xuyên thấu bầu trời, biến thông bồng bềnh trong ngọn núi lớn. Lúc bóng mây mới dăng rọi bóng mặt trời, sau khi rõ vài tiếng bảng phát ra tiếng, người xuất gia đã dùng cơm, trong chén chỉ có dưa cải và cháo trắng.
Chùa lần lượt còn các loại âm thành, dáng vẻ vách gạch trong ngoài lay động vẩy rì rào, sinh mạng lực trầm tịch mới hiển lộ ra một cách chầm chậm. Cầm lên cây chổi rất lớn, dùng quyét lá rụng trên dãy núi cao; cá nhân mình bộc lộ hy vọng mặt trời ban mai mọc lên trên biển một cách chầm chậm, hiện bày suy ngẫm thần bí của sinh mạng; sự mở ra của cửa chùa vừa ôn hậu vừa trang trọng, đốt lên mùi hương thanh nhã đu đưa, nghinh đón thiện nam tín nữ mười phương; về đến phòng nhỏ an tĩnh, mở ra Phật điển ngàn năm khó gặp, dụng tâm chuyên nhất nghiên cứu đọc xem; thâu hạt tâm tán loạn trỗi dậy, ngồi trong thiền đương thanh u tịch tĩnh mà còn thần bí, quán chiếu bản chất của sinh mạng......
Rồi đêm vắng, người đến chùa thắp nhang, du khách đi xong, nhang trong lò nhang còn cháy, mọi tiếng rất ồn mà loạn tạp của ngày và đêm đều vắng bặt sau đó, chùa lại trở về trạng thái tịch tĩnh. Mỗi một người xuất gia, biểu lộ đôi mắt ngủ thiếp đi, và sự dao động một cách liên tục cùng bất an của sinh mạng đều ngưng sau đó, an trụ trong cảnh giới thiền; hoặc là mọi người miệng tụng danh hiệu các đức Phật và đại bồ-tát, từ trong chỗ rất sâu của nội tâm mà nãy sinh truy cầu về sinh mạng và thế giới tốt đẹp; hoặc là khổ tâm nghiên cứu giáo lý, hy vọng có thể đem trí tuệ Phật pháp truyền bá đến trong tâm của người thế gian, tịnh hóa mảnh bụi trần chao động.
Cách chọn này là chọn một loại nghề nghiệp ư? Thực ra, nghề nghiệp, công tác là vi cuộc sống, đi làm là vì tan làm, công tác năm ngày là vì cuối tuần, công tác một năm là vì kì nghỉ, công tác vài năm là vì có thể lúc nghỉ hưu có sinh tồn căn bản của cuộc sống. Nhưng mà, đời sống tự viện là vì cái gì? Vì sinh mạng, giải thoát, chúng sanh. Mọi lao động và tu hành trong chùa, đều là một loại phương thức đời sống, là phương thức đời sống của người xuất gia truy cầu.
Do đó, xuất gia không phải một loại nghề nghiệp, mà là một loại phương thức đời sống. Đó là thông qua đời sống của đoàn thể, đem sinh mạng của cá thể và đời sống đại chúng dung hợp, trong đời sống đại chúng đề cao chất lượng của sinh mạng, thực hiện giải thoát cho sinh mạng; đồng thời thông qua sức phóng xạ của đoàn thể, đem sinh mạng trí tuệ truyền đạt cho người thế tục, thúc đẩy cá thể và xã hội tiến bộ chung.
Chọn xuất gia, cũng đã biểu lộ ý vị một loại phương thức đời sống, cho nên cũng cần phải chiếu theo loại phương thức này để sinh hoạt, đó là một điều “chọn không thể rút lui”, chọn cũng hiện bày ý vị tự nguyện, do đó chẳng có thành phần bắt ép nào, nguyện ý tiếp thụ loại phương thức thế này, thì thanh quy giới luật cũng không phải một kiểu hạn chế, mà là thực hiện bảo chứng lý tưởng. Khi chọn loại phương thức đời sống này, cũng cần phải vứt bỏ phương thức đời sống khác, chỉ có buông bỏ chấp trước trước dây, sinh mạng mới có thể có khai thỉ mới, tiến bộ mới.
Do đó, xuất gia không phải là một loại nghề nghiệp, mà là một loại phương thức đời sống, thanh tịnh mà còn khổ nhọc.