Thư Viện Hoa Sen

NGHỆ THUẬT SỐNG Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Thupten Jinpa Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

7/15/20254:41 AM(View: 86)
NGHỆ THUẬT SỐNG Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Thupten Jinpa Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
nghe thuat song


PDF icon (4)NGHỆ THUẬT SỐNG

MỤC LỤC

Lời Người Dịch. 5

Lời Đầu Sách. 7

Sống Vui, Sống Khỏe Và Toại Nguyện. 10

Đối Diện Với Cái Chết Và Chết An Lành. 28

Đối Phó Với Sân HậnCảm Xúc. 44

Cho Và Nhận. 62

Tương Thuộc , Tương Liên  Và Bản Chất Của Thực Tại 83

Thách  Thức Của Nhân Loại: Phát Biểu Về Liên Tôn. 108

Các Bài Cùng Chủ Đề. 115

Tin Tưởng Một Chân Lý Hay Nhiều Chân Lý. 116

Nhiều Niềm Tin, Một Chân Lý. 118

Thử Thách Của Những Tôn Giáo Khác. 124

Thiết Lập Hòa Hiệp Trong Sự Đa Dạng Tôn Giáo. 131

Hòa Hiệp, Từ Bi Tôn GiáoHồi Giáo. 144

Sự Hợp Tác Giữa Những Tôn Giáo Thế Giới 154

Nói Với Người Phật Tử Phương Tây. 166

Những Giá Trị Của Lý Trí, Khoa Học, Và Tâm Linh. 186

Đi Tìm Hòa Bình Nội Tại Và Hiện Thực. 202

Đạt Đến Bình An Qua An Bình Nội Tại 213

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí 232

Từ Bi Cội Nguồn Của Hạnh Phúc. 238

Vài Nét Về Tác Giả & Dịch Giả. 249

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Mùa hè năm nay tôi được mời dự lễ Vu Lan ở chùa Quán Âm, Kansas City, tiểu bang Missouri.  Khi đến nơi tôi thấy trên bàn của phòng có quyển sách The Art of Living.  Ngoài những thời gian thăm viếng các chùa như Phổ Hiền, Pháp Hoa, ...và một vài nơi ở thành phố Kansas như Country Plaza cùng Limestone Kansas City, và thăm một số nhà Phật tử, thời gian còn lại tôi đã dịch ngay chương đầu của quyển sách này (12/08/2011), ngay trong thời gian ở chùa Quán Âm.  Sau ba ngày ở Kansas City tôi chia tay với thành phố này và anh Quảng Tịnh Đạt, hội trưởng chùa Quán Âm đã tặng tôi quyển sách này.  Thế là tôi mang theo và dịch luôn trọn quyển sách.

 

Quyển sách rất dày in rất đẹp nhưng rất nhiều hình nên chữ nghĩa cũng ít thôi, bao gồm 6 chương, nói đến những vấn đề chúng ta đối diện với chính mình và chương cuối cùng nói về vấn đề liên tôn  giáo.

 

Tôi vốn thường dịch những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma nên rất thích thú khi thấy quyển sách này trong phòng, có lẻ vì trước đây anh Quảng Tịnh Đạt đến tu viện Kim Sơn đã được tôi tặng cho quyển Con Đường đến Tĩnh Lặng và Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù.  Nhưng nhờ thế tôi có thêm một quyển sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma để dịch.

 

Sau khi dịch và đăng chương Sống Vui, Sống Khỏe và Toại Nguyện trên Thư Viện Hoa Sen vài tuần sau tôi đăng chương tiếp theo Đối Diện với Cái Chết và Chết An Lành, dù đăng sau vài tuần và cho đến bây giờ số người đọc chương Đối Diện với Cái Chết và Chết An Lành vẫn nhiều hơn.  Tại sao lại nhiều độc giả quan tâm đến chương nói về cái chết hơn là chương nói về sự sống đã đăng trước?

 

Rõ ràng chúng ta vẫn quan tâm đến cái lúc kết cuộc của chúng taChúng ta muốn biết lúc ấy như thế nào, và chúng ta phải chuẩn bị như thế nào để đối diện với cái chết.  Nhưng nếu chúng ta quan tâm đến cái chết của chúng ta như thế mà lại không quan tâm nhiều hơn đến việc chúng ta sống như thế nào thì quả là chúng ta chỉ nghĩ đến tương lai mà quên đi hiện tại.  Và thực tế rằng dù chúng ta học hỏi tìm hiểu để lúc chết chúng ta phải làm gì, phải chuẩn bị như thế nào, mà trong đời sống hàng ngày chúng ta quên lãng, hay không chú ý đến thì những chuẩn bị cho một giấc ngủ nghìn thu an lành quả là quá phiến diện.  Vì rõ ràng những chuẩn bị cho cái chết phải được chuẩn bị hàng ngày, như Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói là ngài quán chiếu về điều ấy hàng ngày.  Và những sự chuẩn bị ấy không tách rời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta để có một sống hạnh phúc và chết cát tường.  Dầu sao thì sự quan tâm của độc giả với chương Đối Diện với Cái Chết và Chết An Lành cho thấy chúng ta rất quan tâm đến đời sống tâm linh, không chỉ trong kiếp sống này và cả những kiếp sống tiếp theo.  Những chương tiếp theo cũng có những chỉ dẫn của Đức Đạt Lạt Ma với những cư xử với chính mình trong đời sống hàng ngày và vì tựa đề của quyển sách là Nghệ Thuật Sống nên chính là những chỉ dẫn cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

 

Vì quyển sách gồm 6 chương nhưng hình ảnh rất nhiều nên nếu in ra chỉ năm bảy chục trang vì vậy tôi đã thêm vào một số bài cũng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng và tôi chuyển ngữ cũng cùng chủ đề.

 

Mong rằng quyển sách được in ấn và mọi người được dịp đọc và suy tư những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma đề làm lợi lạc cho mình cho người trong lúc sống và lúc lâm chung.

 

Nam mô A Di Đà Phật

 Tu viện Kim Sơn ngày 3-5-2012

Tuệ Uyển, Thích Từ-Đức  hiệu Tuệ Không

 

 

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là lãnh tụ tâm linh của đồng bào Tây Tạng.  Ngài cũng được xem như một lãnh tụ Phật Giáo nổi tiếng nhất và là hóa thân của Quán Thế Âm, Đức Phật Từ Bi.

 

Một  học giả và một người của hòa bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma du hành khắp thế giới, không chỉ nêu lên sự tỉnh thức quốc tế về nổi khổ vô hạn của người Tây Tạng, mà cũng nói về Đạo Phậtnăng lực của từ bi.

 

Từ năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong ở Dharamsal, Ấn Độ, sau khi Hồng Quân Trung Cộng đè bẹp cuộc Đồng Khởi Toàn Quốc Tây Tạng chống lại sự cai trị Bắc Kinh ở Tây Tạng.  Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng trong những năm 1949 - 50.

 

Trong năm  1989, Đức Thánh Thiện đã đoạt giải Nobel Hòa Bình vì sự đấu tranh bất bạo động của ngài cho sự giải phóng Tây Tạng.  Từ khi phải  lưu vong, ngài đã gặp nhiều lãnh tụ chính trị và tâm linh của thế giới.  Ngài đã chia sẻ với những lãnh tụ này quan điểm của ngài về mối quan hệ tương duyên của loài người, và sự quan tâm của ngài về sự buôn bán vũ khí, những đe dọa đến môi trường, và tính bất khoan dung.

 

Đức Thánh Thiện đã diễn tả ngài như một thầy tu Phật Giáo giản dị.  Trong những bài diễn thuyết và các chuyến du hành, ngài đã chiếm trọn lòng thính chúng với sự giản dị, tiếu lâm, và ấm áp vô biên của ngài.  Khắp mọi nơi, thông điệp của ngài là như nhau - tầm quan trọng của từ ái, bi mẫn và tha thứ.

 

Những bài trong quyền sách này được rút ra từ một loạt những buổi diễn thuyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Trung Tâm Hội Nghị Wembley ở Luân Đôn, Anh Quốc, vào tháng Năm 1993.  Văn phòng Tây Tạng rất hoan hỉ có thể cống hiến những từ ngữ này của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến độc giả khắp thế giới.

 

Trong những bài diễn thuyết nguyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày bằng tiếng Anh nhưng cũng được thông dịch viên chính của ngài chuyển sang tiếng Tây Tạng.  Cuộc thăm viếng tháng Năm 1993được bảo trợ bởi Tổ Chức Tây Tạng ở Luân Đôn.

 

Văn phòng Tây Tạng muốn cảm ơn Jane Rasch và Cait Collins vì hai vị đã mất nhiều thời gian để ghi chép lại từ băng ghi âm.  Chúng tôi cũng muốn cảm ơn thông dịch viên của ngài, Geshe Thupten Jinpa, và Heather Wardle những người đã nhuận sắc bản văn để in thành sách.

 

Mrs Kesang Y Takla

 

Nguyên đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Luân Đôn

Add a posting
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.