Thư Viện Hoa Sen

Tới Tu Viện Kopan

24/09/201012:00 SA(Xem: 19568)
Tới Tu Viện Kopan

Tới Tu viện Kopan

Như vậy Lama Konchog đã nhập thất nghiêm nhặt trong núi cả thảy 26 năm. Ngài đã tới Kathmandu một vài lần và gặp Lama Yeshe (Thầy của Lama Zopa Rinpoche), bạn cũ của ngài ở Tu viện Sera, và mặc dù Lama Yeshe đã vài lần yêu cầu ngài ở lại Kopan, Lama Konchog đã không chấp thuận mà luôn luôn trở về Tsum. Có một lần ngài đi cùng Lama Yeshe tới phi trường ở Kathmandu, khi ấy Lama Yeshe đang thực hiện một chuyến du hành ở ngoại quốc. Trên đường đi, có người cúng dường Lama Yeshe một đôi giày. Lama Konchog cảm thấy buồn bã vì ngài nghĩ rằng sẽ không gặp lại Lama Yeshe nữa… Cuối cùng vào năm 1985, một năm sau khi Lama Yeshe thị tịch, Lama Konchog tới cư trú ở Kopan. Khi Thầy Tenzin Zopa hỏi ngài điều gì đã khiến ngài tới Kopan, Lama Konchog chỉ nói rằng Lama Zopa Rinpoche đã thực hiện một lễ puja Chokyong (Hộ Pháp) để “móc” ngài tới giúp Tu viện Kopan và FPMT (Tổ chức Bảo tồn Phật Giáo Đại thừa)! 

Thầy Tenzin Zopa cũng nói rằng để trả lời cho câu hỏi tại sao ngài tới Kopan, Geshe Lama Konchog nói đó là bởi tất cả những gì ngài đã làm trong quá khứ, tất cả những gì ngài đang làm trong hiện tại, và tất cả những gì ngài sẽ làm trong tương lai. Đó cũng do bởi thiện nghiệp của chúng ta!

Lama Zopa Rinpoche thuật lại rằng khoảng năm 1990-1991, Lama Konchog bị vấp ngã trên các bậc thang ở Tu viện Kopan và đập đầu vào bê tông. Lập tức ngài có một cảm thức mạnh mẽ về sự giải thoát và ngài vô cùng hoan hỉ vì đã nhận lãnh những chướng ngại của Lama Zopa Rinpoche và Tu viện Kopan. Ngài cảm thấy hết sức hài lòng. Thay vì Kopan phải kinh qua những chướng ngại thì ngài đã trải nghiệm chúng và vì thế ngài hài lòng.

Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.

Trong chuyến Lama Zopa và Lama Konchog hành hương Tây Tạng (năm 1987), các ngài tới thăm hồ Palden Lhamo. Hồ này trông giống một chiếc TV – nó có thể tiên đoán cuộc đời của con người. Nó đã tiên đoán và xác nhận Hóa Thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Lama Zopa Rinpoche thuê đủ ngựa cho cả đoàn hành hương nhưng Geshe Lama Konchog từ chối không đặt chân lên ngựa. Đó là dấu hiệu của một Bồ Tát. Ngài không muốn mang lại phiền não hay đau khổ cho con ngựa. Mặc dù ngài không khỏe, ngài đã luôn luôn đi bộ.

Thầy Tenzin Zopa kể: “Năm 1999, tôi ở trong phòng của ngài tại Kopan để phục vụ trà bơ cho ngài và người bạn học của ngài là tu viện trưởng Tu viện Samdeling. Các ngài chọc ghẹo nhau bằng nhiều cách, và bất ngờ tu viện trưởng nói với ngài: “Nhớ lại đi, từ khi còn thơ ấu chúng ta đã sống với nhauĐại học Sera ở Tây Tạng. Khi chúng ta còn trẻ ngài rất khác biệt với chúng tôi. Ngài đã thực hành nghiêm nhặt mọi con đường Kinh thừa và Mật thừa. Ngài luôn luôn là người nhiệt tình và được yêu mến nhất để nhận những nhập môn Mật thừa và thực hành các nhập thất nghiêm nhặt. Ngài không bao giờ để lỡ mọi cơ hội này… Chúng ta thường ở cạnh nhau và suốt đêm ngài không để cho chúng tôi ngủ yên. Ngài làm ồn cả đêm bằng những thực hành cúng dường Cho (1) và những bài tập Sáu Yoga của Naropa, đập ầm ầm khắp nơi. Ha ha… Và ngài cũng là một trong những triết gia/ người thảo luận lỗi lạc nhất; và ngài đặc biệt xuất sắc về môn Madhyamika (Trung Đạo) và những học thuyết về tánh Không. Ngài nhớ không, ngài luôn là một người lãnh đạo các cuộc thảo luận và ngay cả những học giả thâm niên cũng tìm đến ngài để học hỏi những kiến thức phi thường của ngài, nhưng ngài thường hết sức khiêm tốn. Vì thế những bậc trưởng thượng của chúng tôi tặng cho ngài biệt danh “Lama Konchog (Lama Quy y). Khi chúng ta nghĩ về quá khứ thì nó là những kỷ niệm hết sức vui vẻ và thật đáng ngạc nhiên, phải không? Và bây giờ chúng ta đã già. “Hô! Hô! Ha! Ha!” “Lama Konchog, nếu ngài mất chắc chắn là ngài sẽ trở thành một hóa thân, phải không Rinpoche?” Đại Thành tựu giả Geshe Lama Konchog cười ha hả và nói: “Dĩ nhiên, chắc chắn là tôi sẽ trở lại và được thăng chức rất lớn. Ha! ha!” 

Lama Konchog đã làm lễ thọ giới cho nhiều Tăng đoàn và nhờ ngài nhiều chúng sinh đã được giải thoát. Khi ở Kopan, ngài đã giảng dạy nhiều giáo lý triết học, giáo lý Kinh thừa và Mật thừa, các luận giảng, các lễ nhập môn cho các Tăng đoàn và những đệ tử người ngoại quốc. Ngài đã du hành tới nhiều quốc gia để ban tất cả những Pháp bảo này trong cả bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 111310)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).