Thư Viện Hoa Sen

Dòng Dõi

24/09/201012:00 SA(Xem: 20125)
Dòng Dõi

Dòng dõi

Gyaltses Lodro Taye (Đức Kalu Rinpoche), người được thừa nhậnHóa Thân Hoạt động để điều phục chúng sinh, là một trong nhiều hiện thân trí tuệ kỳ diệu của Jamgong Kongtrul Rinpoche. Tiền thân của Jamgong Kongtrul Rinpoche là A La Hán Ananda (A Nan), đệ tử thân thiết nhất của Đức Phật. Ngài là đại dịch giả Vairocana; là vị Thầy uyên bácthành tựu Khyungpo Naljor; là Sakya Pandita, Jonang Taranata, và Rikdzin Terdak Lingpa. Toàn bộ dòng tâm của các ngài là một hiện thân, được Đức Phật tiên tri trong Kinh Samadhiraja (Kinh Định Vương) và Mahaparinirvana (Kinh Đại Bát Niết Bàn), và được Urgyen Chenpo Padmasambhava (Đức Liên Hoa Sanh) tiên tri trong nhiều pho sách kho tàng (terma). 

Jamgong Kongtrul (1818-1899) sinh ở Derge thuộc vùng Do-Kham. Từ Sechen Pandita Gyurma Thutop Namgyal, từ Jamyang Khyentse Wangpo Thấu suốt Mọi sự, và từ Lạt ma gốc phi thường Situ Pema Nyinche cùng hơn năm mươi vị Thầy khác, ngài đã thọ nhận đại dương trí tuệ các giáo lý Kinh điển và tantra (Mật điển), là những điều ngài đã nghe và suy niệm một cách viên mãn. Trong kinh nghiệm thiền định của ngài, ngài đã thọ nhận thật rõ ràng dấu hiệu ấm áp của sự thành tựu. Các tác phẩm của ngài gồm có Kho tàng Trí tuệ Toàn khắp, Kho tàng những Giáo lý Kim Cương thừa, Kho tàng những Giáo lý Thì thầm bên tai, Kho tàng những Kho tàng Quý báu, và Kho tàng Phi thường kể cả Kho tàng những Giáo lý Bao la của nó. Nhờ công hạnh liên tục làm thuần thụcgiải thoát của ngài trong việc sáng tác những tác phẩm này - những pho sách Năm Kho tàng Vĩ đại, ngài đã làm hồi sinh các giáo lý của các truyền thống, Cổ, Tân và Chiết trung đang ở thời điểm suy tàn. Ngài đã thành tựu những lợi lạc vĩ đại cho Giáo lý và cho chúng sinh. Ở tuổi tám mươi bảy ngài thị tich vào Pháp giới an bình. Hiện vẫn còn lưu lại một tiểu sử khá đồ sộ của ngài. 

Kalu Rinpoche, hóa thân của Jamgong Kongtrul, sinh ra trong gia đình Ratak ở Beru, tại Hor Treshe vào năm Thủy Tị Nữ (1905). Thân phụ của ngài là Lekshay Drayang (Ratak Tulku), được gọi là Pema Norbu, một yogi (hành giả) thành tựu và là một thầy thuốc nổi danh. Ratak Tulku là hóa thân thứ mười ba của Ratak Palsang và là đệ tử trực tiếp của hai Đạo sư vĩ đại Jamyang Khentse và Jamgon Kongtrul Rinpoche, những vị Thầy khởi xướng phong trào không bộ phái (Rime). Thân mẫu của ngài đã hiến mình cho việc tu tập Phật Pháp từ khi còn rất nhỏ. Bà được gọi là Drolkar (Tara Trắng Nhỏ), một danh hiệu do Đạo sư Jamgon Kongtrul ban cho. Ngoài năm trăm ngàn thực hành chuẩn bị, bà đã hoàn tất một trăm triệu lần trì tụng thần chú Vajra Guru (Đạo sư Kim cương), hai trăm triệu thần chú Mani (Sáu Âm), một trăm triệu thần chú Amitabha (A Di Đà) và một trăm triệu thần chú Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Từng dấn mình vào những tích tập rộng lớn về đức hạnh và tịnh hóa, bà bỏ lại thân xác vào tuổi bảy mươi tám tại Bumthang (Bhutan).

Khi Rinpoche ra đời, những vòm cầu vồng chói ngời và tuyết đổ thật nhẹ như một trận mưa hoa trên không trung và xung quanh căn nhà. Thân mẫu và những người thân của Rinpoche thuật lại rằng ngay khi sinh ra, cậu bé nhìn xung quanhmỉm cười rạng rỡ, không hề lộ vẻ sợ hãi hay bẽn lẽn. Cậu nói về việc truyền bá giáo lý của dòng Kagyu và lập lại Thần chú Sáu-Âm. Cha mẹ cậu và mọi người trong vùng hết sức hoan hỉ, và việc cậu bé ra đời được báo trước như sự đản sinh của một hóa thân vô cùng kỳ diệu

Thân phụ của Rinpoche có nhiều giấc mơ cho thấy Kalu Rinpoche là một hóa thân của Kongtrul Rinpoche. Đặc biệt là ngài Tubten Choskyi Dorje, Dzogchen Rinpoche thứ năm, đã dâng nhiều món cúng dường tâm linh, ba vật linh thánh, một con ngựa tuyệt hảo, và những vật cúng dường khác. Ngài bảo Ratak Tulku rằng con trai ông chắc chắnhóa thân của Jamgong Kongtrul, và cậu bé cần được dâng cúng cho Tu viện Dzogchen. Ratak Tulku không đồng ý với điều đó nhưng giữ lại các tặng vật. Kalu Rinpoche nói rằng con ngựa rất ích lợi cho ngài và nói ngài cưỡi nó đi khắp mọi nơi.

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 111310)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).