Kinh Mật Hoàn (Song ngữ Vietnamese-English)

22/10/20233:58 SA(Xem: 916)
Kinh Mật Hoàn (Song ngữ Vietnamese-English)

KINH MẬT HOÀN
KINH TRUNG BỘ SỐ 18: MADHUPINDIKA SUTTAM 
Trích từ tập san LIỄU QUÁN  - HUẾ của Cố Hòa Thượng Thích Chơn Thiện

Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

I TÓM TẮT NỘI DUNG

   Kẻ du hành dòng họ Thích Ca tại vườn Đại Lâm, Kapilavatthu, tìm hiểu quan điểm, chủ thuyết của Đức Phật, hỏi rằng: Sa-môn Gotama có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Câu hỏi hàm nghĩa đợi chờ câu trả lời về triết lý nhân sinhvũ trụ. Nhưng Sakka, kẻ du hành lại nghe Đức Thế Tôn dạy:...Không có tranh luận với một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh, vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ, do dự với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với Hữu và Phi Hữu

   Sakka thất vọng lắc đầu, bỏ đi do không nắm được nghĩa lý của lời dạy.

   Tiếp đó Đức Thế Tôn đã cắt nghĩa cho các Tỳ kheo rằng: Do bất cứ duyên gì, một số hý luận ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thì như vậy là đoạn tận tham tùy miên, đoạn tận sân tùy miên, đoạn tận kiến tùy miên, đoạn tận nghi tùy miên, đoạn tận mạn tùy miên, đoạn tận hữu tham tùy miên, đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.

  Lời cắt nghĩa này vẫn còn hàm ẩn một số nội dung chưa khai tỏ, vẫn còn vắn tắt.

a/ Tôn giả Đại Ca Chiên Diên (Mahakaccana) diễn rộng lời dạy vắn tắt trên như sau:

   Do nhân con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ là có tưởng, những gì có tưởng thì có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức trong quá khứ, tương lai và hiện tại (tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy)

b/ Tôn giả Ananda đang hầu quạt Đức Thế Tôn, rất hân hoan nghe từng lời diễn rộng. Tôn giả, bậc đa văn đệ nhất, tán thán lời giảng rộng của Tôn giả Ca-chiên-diên là những lời pháp ngọt ngào như bánh mật. Do vậy, Đức Thế Tôn đặt tên kinh số 18 là Pháp Môn Bánh Mật.

II GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Hữu: Bhava (Becoming): Cõi hữu vi; hiện tượng giới; thế giới của sự tác thành do các duyên.

Phi hữu: Abhava (Non becoming; excellent becoming)

-       Một số quan điểm cho rằng cõi Phi hữu là cõi tối thắng, khác cảnh bất toàn của Hữu nên gọi là Phi hữu.

-       Có quan điểm lại cho rằng cảnh giới thật thì ở ngoài cõi Hữu, khác hẳn cõi Hữu, phủ nhận cõi Hữu nên gọi là Phi hữu.

Hai quan điểm trên chấp nhận cõi Hữu là thường hằng hay phủ nhận nó đều là thiên chấp về thường, đoạn. Ý nghĩa trung đạothế giới Duyên sinh.

Tham tùy miên: Raganusaya (A propensity to attachment): Khuynh hướng tham trước; xu hướng tham trước; tập khí tham trước.

Sân tùy miên: Bathanusaya (A propensity to repugnance): Khuynh hướng ghê tởm, chán ghét; xu hướng ghê tởm, chán ghét; tập khí sân hận trong tâm.

Kiến tùy miên: Ditthi-anusaya (A propensity to views): Khuynh hướng nắm giữ các kiến giải, quan điểm; xu hướng nắm giữ các kiến giải, quan điểm; tập khí nắm giữ quan điểm trong tâm.

Nghi tùy miên: Vicikicchanusaya (A propensity to perplexity): Xu hướng nghi ngờ, do dự, bối rối trước sự vật; tập khí do dự, nghi ngờ trong tâm.

Mạn tùy miên: Mananusaya (A propensity to pride): Xu hướng tự kiêu, tự hãnh; tập khí tự hãnh, tự kiêu, tập khí ngã mạn.

Hữu tham tùy miên: Bhavaraganusaya (A propensity to attachment to becoming): Xu hướng tham trước cõi Hữu, tập khí tham trước cõi Hữu ở trong tâm.

Vô minh tùy miên: Avijjanusaya (A propensity to ignorance): Tập quán vô minh; tập quán chấp thủ ngã; tập khí chấp thủ ngã khiến không nhận thức được sự thật Duyên khởi, Tứ Thánh Đế.

III BÀN THÊM

1.Từ xu hướng tư tưởng, triết lý của câu hỏi của chàng Sakka sẽ kéo theo các câu trả lời chuyên chở nội dung tương tự, một nội dung mà sẽ đẩy con người vào thế giới ngã tướng, đầy vọng tưởng, đầy ắp tham, sân, si, ngũ cái, đầy kiến thủ về Thường, Đoạn  (Hữu và Phi hữu). Đức Thế Tôn đã kéo Sakka và nhân thế ra khỏi thế giới ấy bằng câu lời đáp …không có tranh luận với một ai ở đời…bao hàm hai ý chính:

a/ Không tranh luận nghĩa là Ngài không chủ trương triết thuyết đầy ngã tướng, hý luận. Nắm giữ các triết thuyết, chủ thuyết, quan điểm, là nắm giữ tham áichấp thủ các ngã tướng, nuôi dưỡng các cấu uế của tâm, sẽ rơi vào luận tranh, đấu tranh, kháng tranh, chiến tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ chỉ dẫn đến khổ lụy cho mình và cho đời.

b/ Rời khỏi thế giới của hý luận, trở về theo dõikiểm soát tâm trước, xúc, thọ, tưởng, tư để đoạn tận các "tùy miên tham, sân, si, kiến, mạn, vô minh". Đây là chủ trương và thái độ giáo dục của Đức Thế Tôn.

2. Từ tinh thần giáo dục, sống rất hiện thựctrí tuệ trên, Tôn giả Ca-chiên- diên đã dựa vào dòng vận hành của mười hai chi phần Duyên Khởi để chỉ rõ dòng vận hành của hý luận dẫn đến khổ não rằng: Căn tiếp xúc trần, thức khởi (xúc, thọ, tưởng, tư v.v… ) Đi ra khỏi thế giới hý luận với các ám ảnh của thế giới ấy, là đi ra khỏi tham, sân, si, kiến, mạn, vô minh tùy miên khiến minh khởi, vô minh diệt dẫn đến khổ diệt.

3. Pháp môn Bánh Mật chỉ là pháp môn hộ trì các căn, nuôi dưỡng giác tỉnh, dập tắt tham ái khởi lên từ các căn. Pháp môn ấy nghe rất giản dị nhưng rất tinh yếu, hàm ẩn điểm tinh yếu nhất của công phu giải thoát.   

 

SUTRA ON THE BALL OF HONEY
Suttas moyens18: Madhupindikasuttam
 Tâm Anh

 

I . SYNOPSIS

 1. The traveler of Shakya…family in Dai Lam garden, Shakyamuni, finds out the view and doctrines of the World's Honored One, asks what the monk Gotama's views are and what he preaches. The question implies waiting for an answer about the philosophy of humanity and the universe. But Sakka, the traveler listened to the Buddha's teachings…without arguing with anyone in this world; thoughts will not haunt you, because Brahman lives without the hindrances of desire, there is no doubt or hesitation to eliminate all mistakes, no craving for existence and not existence.

   Sakka shook his head in disappointment and left because he did not grasp the meaning of the teachings. Next The World - One explained to Bhikkhus that: Due to whatever conditions, some myths haunt a person. If there is nothing here worth rejoicing, worth celebrating, worth clinging to, then this is to annihilate greed delusion, to annihilate hatred delusion, to annihilate wrong views delusion, to annihilate doubt delusion, to annihilate ignorance delusion, to annihilate self - conceit delusion, to annihilate affliction of desire delusion, to annihilate ignorance delusion, the eradication of clinging to the staff, grasping at sword, fighting, avoiding disputes, arguing, resisting conflicts, separating gossip, lying. It is here that all these evil, unwholesome dharmas are destroyed, leaving no residue.

   This explanation still contains some undisclosed content and is still brief.

  1. Venerable Mahakaccana elaborated on the above brief teaching as follows

  Due to the cause of the eye and form - elements, the eye consciousness arises. The meeting of  these three dharmas is contact. Because of contact there is a feeling. What has feeling, there is perception, what has perception there is thinking, what has thinking there is discursive idea. Due to discursive ideas as the cause, some discursive ideas haunt a person, as for form elements perceived by the eyes in the past, future and present.(the same goes for the ears, nose, tongue, body and mind).

   This generous teaching was praised by The World's Honored One

  1. The Venerable Ananda was fanning the Buddha and was very happy to hear

every word explained. Venerable, who was the most well - educated person, was famed for his excellent memory and wide erudition, praised Maha - Katyayana's extensive teachings, which are as sweet as honey cakes. Therefore The World's Honored One named sutra number 18 is The method of Honey Cake.

II. EXPLANATION OF WORDS

Becoming (Bhara): The condition realm, gender phenomenon, the world of creation is due to conditions.

Non-becoming, excellent becoming  (Abhava)

-       Some viewpoints say that Non - becoming realm is the ultimate realm, different from the imperfect realm of existence, so it is called Non - becoming.

-       There is a viewpoint that the true realm is outside the realm of Becoming realm, completely different from the realm of Becoming, denying the realm of Becoming, so it is called Non - becoming.

The above viewpoints accepting The Realm of Becoming as eternal or denying it are both based towards permanence. The meaning of the middle path is the world of Conditionality (dependent origination)

A propensity to attachment (Raganusaya): The tendency to greed, the trend of greed, the habit of greed.

A propensity to repugnance (Pathanusaya): the tendency to be disgusted, horror; the trend to be disgusted, horror; the habit of anger in the mind.

A propensity to views: (Ditthi-anusaya) The tendency to hold interpretations and opinions; trend to hold interpretation and opinions; the habit of holding views in the mind.

A propensity to perplexity: (Vicikicchanusaya) The tendency to doubt, hesitate and be confused about things; habit of hesitation and doubt in the mind.

A propensity to pride: (Mananusaya) The tendency to be self- conceited, to be proud of oneself; habit of pride myself, self- conceited, habit of arrogance.

A propensity to attachment to becoming: (Bhavaraganusaya) The tendency to be greedy for becoming; habit of greed for becoming realm in the mind.

A propensity to ignorance: (Avijjanusaya) The habit of ignorance; the habit of clinging to self; the habit of clinging to self makes one unable to perceive the truth of Dependent Origination, the Noble Truths.

III. MORE DISCUSSION

1.From the ideological and philosophical trend of Sakka's question, answers carrying similar content with follow, a content that will push people into a world of ego full of delusion, full of greed, hatred and ignorance. The five covers are full of clinging to the view of permanence cessation (Becoming and Non becoming). The Blessed One pulled Sakka and the world out of that world with the answer…no argument with anyone in the world…contains two main ideas:

a/ No argument: That means He does not advocate philosophy full of ego and speculation. Holding onto philosophies, doctrines and viewpoints, means holding onto craying and clinging to ego appearances, cultivating impurities of the mind and will fall into dubate, struggle, resistance, war, separation of words, false speech only leads to suffering for yourself and for life.

b/ Leaving the world of speculation, return to monitoring and controlling the mind before contact, feelings and thoughts to eliminate "propensity, greed, anger, ignorance, views, arrogance and ignorance". This is the educational policy and attitude of the Buddha.

2.From the above spirit of education, realistic living and wisdom, the Venerable Cachiendien has introduced the flow of the twelve factors of dependent origination to clearly show the flow of logic leading to suffering: When exposed to objects, consciousness arises (touches, feelings, thoughts…) To go out of  the world of speculation, with its obsessions is to go out of greed, anger, ignorance, views, arrogance and unconsciousness which causes wisdom to arise, ignorance disappears leading to the cessation of suffering.

3.The method of Honey Cake is just a method that protects the senses, nurtures awareness and extinguishes that arises from the senses. That method sounds very simple but it is very essential, containing the most essential point of liberation.




 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2017(Xem: 11350)
27/03/2014(Xem: 24563)
06/08/2010(Xem: 40863)
14/12/2010(Xem: 231568)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.