28-bất Thọ Bất Tham

02/06/201012:00 SA(Xem: 13452)
28-bất Thọ Bất Tham

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 28

ÂM:

BẤT THỌ, BẤT THAM.

Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phước đức?

- Tu-bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.

DỊCH:

KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC.

Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sông Hằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đức nhẫn nhục, thì Bồ-tát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước, vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?

- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọphước đức. 

GIẢNG:

Trước hết đức Phật dùng hình ảnh người đem của báu đầy cả số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí. Quí vị thử tính xem bao nhiêu của báu? Không thể tính nổi. Của báu đầy dẫy thế giới mà mỗi thế giới là một hột cát của sông Hằng, như thế không biết bao nhiêu thế giớivà cũng không biết bao nhiêu của báu. Lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, thành được đức nhẫn nhục. Như thế là có hai đức, đức thứ nhất là trí tuệ, do trí tuệ thấy tất cả pháp không có tự thể. Vô ngã là không có tự thể, do thấy các pháp duyên hợp, không có tự thể nên thực hành hạnh nhẫn nhục được viên mãn, đó là đức thứ hai. Đức Phật bảo: Vị Bồ-tát dùng trí biết tất cả pháp vô ngã, nên thực hành được hạnh nhẫn nhục, được công đức nhiều hơn vị Bồ-tát đem của báu đầy dẫy số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí. Ngài hỏi: Vì cớ sao? Rồi Ngài giải thích: Bởi do các vị Bồ-tát đó không thọ phước đức. Thế nào gọi là không thọ phước đức? Bởi vì chúng ta thấy tất cả pháp vô ngã, vô ngã thì không có chủ tể, nghĩa là không có mình, dù cho làm tất cả hạnh nhẫn nhục hay tất cả công đức gì mà không thấy có mình thật thì không có thọ. Đây là đức Phật đặt trí tuệ lên hàng đầu. Công đức của chúng ta được viên mãntừ trí tuệ không thấy có ngã, bởi không thấy ngã nên không thọ, không thọ nên phước đức mới lớn. Thế nên ở đây chủ yếu là nói không thọ, mà không thọ gốc từ trí tuệ vô ngã. Dù bố thí của báu bao nhiêu đi nữa cũng không bằng do trí tuệ Bát-nhã dẫn đầu tu được hạnh nhẫn nhục. Người như thế được công đức vô kể, vì người đó không có ngã. Như chúng ta hiện nay tu hạnh nhẫn nhục thì hạnh nhẫn nhụ�c của mình hữu ngã hay vô ngã? Như quí phật tử hoặc tăng ni biết đạo chút ít, đều thầm nghĩ mình là người biết đạo thì không bao giờ nên sân, không bao giờ có niệm ác với kẻ khác. Nhưng giả sử có người chạm tới quyền lợi của mình, quyền lợi nhỏ thôi, lúc đó mình nghĩ: Đây là chạm đến quyền lợi mình, nhưng là phật tử hay là người tu thì rán nhịn. Đến quyền lợi kha khá một chút, khả dĩ còn rán được. Nhưng khi họ chạm đến quyền lợi thật to của mình, lúc đó chắc hết nhẫn nổi. Đó là chưa nói đến khi họ làm nhục, đánh đập, lúc đó mình nhẫn nổi không?


Thế nên nhẫn nhục mà còn ngã, dù ngoại tài hay nội tài, cũng khó đến ba-la-mật. Vì thế muốn nhẫn nhục ba-la-mật trước phải có trí tuệ Bát-nhã thấy rõ các pháp là vô ngã. Đã không có ta thật thì còn ai làm khổ ta, ai hại ta?. Khi ấy mới nhịn được tất cả những điều khó nhịn. Thế nên đức Phật dạy, trước hết phải biết các pháp là vô ngã rồi mới thực hành hạnh nhẫn nhục. Đó là điều tiên quyết, vì nhẫn mà không có trí tuệ Bát-nhã thì không bao giờ viên mãn. Hiểu như thế nên khi người nhẫn được tất cả điều khó nhẫn, đến công đức người đó cũng không thọ nhận. Tại sao? Vì nhẫn nhục mà không thấy mình nhẫn nhục nên không thọ phước đức. Còn chúng ta mỗi lần nhẫn được thì khoe khắp mọi người phải không? Thành ra vì chúng ta có ngã nên làm điều gì cũng thấy có thọ nhận cả. Trong đoạn này đức Phật đề cao công đức hay phước đức bất thọ, và phước đức bất thọ đó cũng do trí tuệ vô ngã mà ra. Thế nên khi ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật: Thế nào là không thọ phước đức thì đức Phật bảo: Bồ-tát làm phước đức không tham trước nên gọi là không thọ phước đức. Sở dĩ chúng ta làm mà tham trước là vì có ngã, nếu vô ngã còn tham trước cái gì? Thế nên nói rằng không tham trướcphước đức lớn nhất.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :