Ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ

16/11/20143:14 SA(Xem: 25655)
Ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ
BA ĐIỂM TINH YẾU CỦA ĐƯỜNG TU GIÁC NGỘ
Je Tsongkhapa
LUẬN GIẢI
Choden Rinpoche
Gyalten Deying chuyển Việt ngữ
Thanh Liên, Mai Tuyết Ánh và Chân Thông Tri hiệu đính

 

blank
Je Tsongkhapa

Giới thiệu tổng quát

Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh. [Tuy nhiên], nếu như chỉ nỗ lực vì những sinh hoạt hiển nhiên trong cuộc đời này, chẳng hạn như để [có được] thực phẩmy phục, ta sẽ không khác với loài thú bao nhiêu, vì ngay cả thú vật cũng có cách tránh được sự đói lạnh. Vì đã có được một thân người, ta nên hành động khác với loài thú. Ta sẽ khác với loài thú nếu có thể kiến tạo lợi lạc cho những kiếp sau, bằng cách hành trì Phật pháp. Khi thực hành Pháp, ta cũng có được lợi lạc trong kiếp này. Tuy nhiên, [119] bất cứ bạn bè, tài vật và sự giàu sang nào ta có được trong kiếp này chỉ có mặt với ta trong khoảng thời gian của cuộc đời này mà thôi. Bởi vì ta phải tiếp tục hành trình sang kiếp sau, chỉ có Pháp là điều duy nhất làm lợi lạc cho những kiếp tương lai, [cũng như trong kiếp này].

Ta phải thấu hiểu giáo pháp để thực hành Pháp. Để hiểu được Pháp, ta phải tu học. Thêm vào đó, giáo pháp phải đầy đủ và không sai lạc. Nếu giáo pháp mà [ta nương tựa vào] sai lầm và không đầy đủ, sự nương tựa của ta sẽ không thích đáng.

Tôi sẽ thuyết giảng Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ngộ mà Đức Văn Thù Sư Lợi đã trao truyền cho Je Rinpoche, người đã làm sáng tỏ giáo pháp này1.

Ba [điểm] tinh yếu của đường tu giác ngộlà (i) tâm xả ly; (ii) bồ đề tâm; và (iii) tri kiến chứng ngộ tánh Không.

Dù trên thực tế, Je Rinpoche chính là hiện thân của Đức Văn Thù Sư Lợi, nhưng về mặt phàm thân, ngài đã sanh ra ở Tsongkha, tại Amdo. Ngài khác hẳn với những đứa trẻ khác và đã dấn thân vào Phật pháp từlúc trẻ. Ngài đã đến miền Trung Tây Tạng để theo đuổi sự học và đã hoàn tất việc tu học tất cả các hệ thống kinh sách thuộc về Kinh điểnMật điển. Sau khi tu tập những giáo pháp này, ngài đã có những linh kiến về Đức Văn Thù Sư Lợi và [120] lãnh giáo toàn bộn hững lời khuyên từ Đức Văn Thù Sư Lợi, giống như trực tiếp gặp gỡ một người. Ngài quảng bá giáo lý của Phật đà về mặt giảng giảihành trì viên mãn. Đức Thế Tôn cũng đã tiên đoán [về Je Rinpoche]:
pdf_download_2

XEM TIẾP: Choden Rinpoche - Ba Điểm Tinh Yếu của Đường Tu Giác Ngộ

 
BÀI ĐỌC THÊM: Đại Sư Tông Khách Ba (1357-1419)
blank

 

BA ĐIỂM TRỌNG YẾU

TRONG TU TẬP PHẬT ĐẠO

Bản Việt dịch dưới đây là nội dung lá thư của ngài Tông-khách-ba 宗喀巴 (tib. Tsong kha pa Blo bzang grags pa, 1357~1419) – một hành giả học giả vĩ đại trong Phật giáo Tây Tạng, khai tổ của phái Cách-lỗ 格魯派 (tib. dge lugs pa) – gửi cho đệ tử của ngài. Trong thư, ngài Tông-khách-ba đã thuyết minh tóm tắt 3 điểm trọng yếu mà người muốn tu học Phật đạo cần phải chú ý, hay nói cách khác, ngài đưa ra 3 nhân tố căn bản của con đường hướng đến giác ngộ. Đó là,

- tâm xuất ly mong muốn thoát khỏi luân hồi

- bồ-đề tâm nguyện mong bản thân nỗ lực thành Phật để cứu độ nhất thiết chúng sinh

- giải Không tính như là hình thức chính xác của sự vật

Cho nên, có thể nói đây là bản văn rất quen thuộc được tụng đọc hàng ngày đối với phái Cách-lỗ. Ba điểm trọng yếu này cũng trở thành yếu chỉ của Lam rim chen mo (菩提道次第大論 Bồ-đề đạo thứ đệ đại luận) một tác phẩm lớn của ngài Tông-khách-ba, đã giải thuyết tường tận phương pháp tu hành Phật đạo. Có nghĩa là, trong 3 loại người tu hành Phật đạo gồm thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm thì Lam rim chen mo chủ yếu thuyết về phương pháp tu hành của 2 loại người tu tập trung phẩmthượng phẩm. Trong đó nói rằng người tu tập trung phẩm cần lấy tâm xuất ly làm chủ, còn người tu tập thượng phẩm thì cần tu tập chủ yếu bồ-đề tâmchính kiếngiải Không tính.

Lá thư này cực kỳ giản khiết cho nên về sau có rất nhiều bản chú giải ra đời, và để có thể lý giải một số chỗ ý nghĩa khó hiểu chỉ bằng dịch văn không thôi, chúng tôi mạn phép thêm vào trong khả năng những giải thích (= ) và những bổ sung [ ]. Mục đích đưa ra bản Việt dịch này để qua đó giới thiệu 3 điểm trọng yếu trong tu tập Phật đạo mà ngài Tông-khách-ba chủ trương.

Phần Việt dịch

Ba điểm trọng yếu trong tu tập Phật đạo là trước tác của Pháp vương chí tôn Đại sư Tông-khách-ba.

Je Tsongkhapa

Xin kính lễ bậc chí tôn Bồ-tát Văn-thù [và các vị tôn sư].

Lời dẫn

Trong giới hạn năng lực của mình, tôi sẽ thuyết minh [về ba điểm trọng yếu trong tu tập Phật đạo đóng vai trò] là chân tủy của hết thảy thánh ngônThắng giả (= Phật) đã thuyết, là Đạo mà các chân đệ tử của Thắng giả (= Bồ-tát) tán thưởng, là cửa vào [hướng đến giác ngộ] cho những người có hạnh vận nguyện mong đắc giải thoát.

Hãy lắng nghe bằng tâm thanh tịnh, này những người được ơn hạnh vận như vầykhông chấp trước vào bất kỳ một an lạc nào của luân hồitinh tấn nỗ lực để làm cho việc được sinh ra ở cảnh ngộmay mắn về thời gianhạnh vận [tu hành Phật đạo] trở nên có ý nghĩa, khởi lòng tin vào Đạo mà có thể làm cho Thắng giả hoan hỉ.

Khi tâm xut ly

Nếu không [khởi] tâm thanh tịnh muốn xuất ly khỏi luân hồi, sẽ không có phương pháp trấn áp dục vọng mong mỏi khoái lạc thực tại [nhất thời] của biển lớn [gọi là] luân hồi.

Việc chấp trước vào luân hồi cũng sẽ trói buộc bọn sở hữu thân thể (= chúng sinh) trong mọi giới hạn [của luân hồi]. Cho nên, điều trọng yếu trước tiên, là hãy truy cầu tâm xuất ly [quyết thoát ra] khỏi luân hồi.

Việc được sinh vào cảnh ngộ [có thể tu học Phật đạo] là khó khăn, và [cho dù đã được sinh vào cảnh ngộ như vậy đi nữa] luôn khắc ghi trong tâm rằng một đời [thì ngắn] không dư dả [thời gian vô ích], bởi như vậy mới có thể tránh khỏi dục vọng trước mắt đối với thế gian này.

Hãy luôn nghĩ đi nghĩ lại trong tâm rằng, [bất cứ] hành vi nào cũng như quả báo của nó là không thể dối gạt, và [quả báo như thế trong] luân hồi tất thảy đều khổ. Nếu làm vậy, thì có thể dứt bỏ được dục vọng trước mắt mong đợiđời sau.

Chính nhờ lập đi lập lại khắc ghi trong tâm như vậy đó, mà tâm khao khát hạnh phúc trong thế giới luân hồi sẽ không khởi lên dù chỉ trong chốc lát, ngày cũng như đêm, nếu lúc nào lòng cầu đắc giải thoát

cũng sinh ra, thì chính lúc đó là lúc tâm xuất ly khỏi luân hồi được sinh ra.

Khi b-đề tâm 

Tuy nhiên, tâm muốn xuất ly khỏi luân hồi đó, nếu không được chống đỡ bằng việc khởi bồ-đề tâm thanh tịnh, thì sẽ không thể trở thành nguyên nhân mang lại an lạc hoàn toàn của giác ngộ vô thượng, cho nên, các vị có trí tuệ, hãy khởi bồ-đề tâm tối cao.

[Con người] bị cuốn đi bởi dòng chảy của bốn con sông hung bạo [gọi là chấp trước (dục 欲 kāma), sinh tồn (hữu 有 bhava), vô minh (無明 avidyā), và kiến giải sai lầm (kiến 見 dRSTi)]

bị trói buộc bằng dây thừng cứng chặt của Nghiệp (= hành vi) khó kháng cự được,

bị tóm bắt vào trong lồng thép Ngã chấp,

bị bao phủ khắp nơi bởi sự tối tăm dầy đặc Vô minh

Trong luân hồi vô tận cứ sinh rồi lại sinh, ở đó [con người] bị hành hạ không thôi bởi ba loại khổ đau [1].

Tưởng tượng tâm cảnh của những người mẹ [2] [của mình] rơi vào trạng huống như vậy, hãy khởi bồ-đề tâm tối cao [để cứu họ khỏi khổ đau đó].

Lý gii chính xác Không tính

Nếu không tập đắc được trí tuệ ưu việt lý giải trạng huống chân thực của sự vật (= Không tính) thì cho dẫu đã thành thục với tâm xuất ly khỏi luân hồibồ-đề tâm cũng không thể cắt đứt luân hồi tận gốc rễ. Cho nên, hãy nỗ lực để có thể lý giải Duyên khởi.

Người mà thấy rằng chuỗi nhân quả của tất cả mọi tồn tại gì đi nữa trong khoảng từ luân hồi cho đến niết-bàn, tuyệt không thể nào dối gạt (tức lý giải chính xác Duyên khởi) và đối tượng mà ý thức hướng đến [được nắm bắt sai lầm là nó thực tại như một thực thể] tất cả đều bị tiêu diệt (tức lý giải chính xác Không tính),chính người như thế đó đã bước vào con đường mà khiến cho Phật hoan hỉ [3].

[Lý giải rằng mọi tồn tại không có thực thể đơn giản chỉ là] hiện tượng và là thứ duyên khởi, đó là sự việc không có dối trá, và [lý giải rằng] Không thì lìa khỏi [tất cả] phán đoán chủ trương, cả hai cách lý giải này, khi vẫn còn xuất hiện như là từng thứ riêng biệt [trong tâm] thì [anh] vẫn chưa lý giải được tư tưởng của Thích-ca mâu-ni.

Khi nào đó, [hai lý giải này] không thay thế nhau [hiển hiện] mà [hiển hiện] đồng thời, và hiểu rằng Duyên khởituyệt đối xác thực, nếu như thái độ nhận thức đối với đối tượng khách quan mà trước nay vẫn cho rằng là xác thực, bị tiêu diệt hoàn toàn, chính lúc đó, có thể nói rằng phân tích về kiến giải [chính xác Không tính = Duyên khởi] được hoàn thành.

Hơn nữa, dựa vào việc [lý giải rằng] ‘Hiện tượng’ [tức là Duyên khởi thành lập do bởi Không] mà cố chấp Thực tại luận (= suy nghĩ cực đoan cho rằng ‘sự vật là tồn tại’) bị loại bỏ, dựa vào việc [lý giải rằng] ‘Không’ [là bản chất của thứ Duyên khởi] mà cố chấp Hư vô luận (= suy nghĩ cực đoan cho rằng ‘sự vật là không tồn tại’) bị bài trừ, nếu hiểu luận lý rằng ngay chính ‘Không’ xuất hiện như là Nhân Quả (= thứ Duyên khởi), thì chuyện [anh] bị tóm lấy bởi kiến giải mang tính triết học cố chấp thiên một phía [Thực tại luận hay Hư vô luận] tuyệt không xảy ra.

Như những gì trình bày, khi bản thân đã lý giải trọn vẹn bản chất của ba điểm trọng yếu trong tu tập Phật đạo, này con trai, hãy đi đến nơi nhàn tĩnh và phát sinh sức mạnh quyết tinh tấn tu hành minh tưởng, hãy nhanh chóng thành tựu chí nguyện tối hậu.

[Nội dung] trên đây đó là lời dạy của nhân vật vĩ đại gọi là tì-kheo đa văn Lobsang Drakpa (= Tông-khách-ba) giảng thuyết cho Ngawang Drakpa hành giả ẩn dật xứ Tsako.

———————-

[1]   – khổ khổ 苦苦: cái khổ của cảm giác đau khổ, không vui

- hoại khổ 壞苦: cái khổ của cảm giác thứ yêu thích bị phá hoại, biến hóa

- hành khổ 行苦: cái khổ có trong tất cả mọi thứ thuộc quan hệ nhân quả

[2] Chúng ta cứ sinh rồi lại sinh từ vô hạn quá khứ, cho nên hết thảy chúng sinh trong một đời nào đó chắc chắn đã là cha mẹ của mình. Bởi vậy, hãy nghĩ rằng chúng sinhcha mẹ của mình mà khởi bồ-đề tâm cứu lấy cha mẹ ân nghĩa sâu nặng, chính ý nghĩa đó nên ở đây mới nói ‘những người mẹ’ là vậy.

[3] Phật đã giảng thuyết Đạo để chỉ dẫn cho chúng sinh. Đệ tử lý giải và tu tập Đạo theo lời dạy đó sẽ làm vị giáo sư là Phật hoan hỉ vui vẻ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.