Giữ tâm chánh niệm

18/06/20184:01 SA(Xem: 13524)
Giữ tâm chánh niệm
GIỮ TÂM CHÁNH NIỆM
Quảng Tánh

ngoi thienPhòng hộ các căn là pháp tu căn bản khi người tu đối duyên xúc cảnh. Nhất là đối với những duyên trần đẹp đẽ, khả ái, dễ khởi tâm ưa thích thì sự phòng hộ càng cẩn mật hơn. Nên trước khi nàng Am-la, một giai nhân tuyệt sắc của thành Tỳ-xá-ly đến cúng dường, Thế Tôn phải nhắc các Tỳ-kheo tân học tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh trí, chánh niệm

Thế Tôn đã chỉ dạy thật rõ ràng, tu tập không nhất thiết phải cố trốn chạy cuộc đời với cảnh trần hấp dẫn mà cần đối diện, tiếp xúc với ba sự phòng hộ “tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh trí, chánh niệm”. Bởi “ý dẫn đầu các pháp” nên phòng hộ đích thực không phải là nhắm mắt, bịt tai mà là làm chủ tâm ý.

“Một thời, Phật trú tại Bạt-kỳ, du hành trong nhân gian, đến nghỉ trong vườn Am-la, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ có nàng kỹ nữ Am-la nghe tin Đức Thế Tôn du hành từ Bạt-kỳ đến ở trong vườn Am-la, liền sửa soạn đánh xe ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đến chỗ Thế Tôn cung kính cúng dường. Khi đến cửa vườn Am-la, xuống xe đi bộ, từ xa trông thấy Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng đang vây quanh. Thế Tôn thấy nàng Am-la sắp đến, bảo các Tỳ-kheo:

Này các Tỳ-kheo, các ông nên tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh trí, chánh niệm. Nay có cô gái Am-la đến, nên phải giáo giới các ông.

Thế  nào  là  Tỳ-kheo  tinh  cần  nhiếp tâm an trụ? Nếu Tỳ-kheo nào đối với pháp ác bất thiện đã sinh thì nên đoạn trừ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn,  nhiếp  tâm;  đối  với  pháp  ác  bất thiện nếu chưa sinh, thì đừng để sinh. Đối với pháp thiện chưa sinh thì nên làm cho phát sinh; nếu pháp thiện đã sinh, thì khiến an trụ không để mất. Tu tập đầy đủ, phát khởi ý chí, phương tiện, tinh tấn, nhiếp tâm. Đó gọi là Tỳ-kheo tinh cần an trụ nhiếp tâm.

Thế  nào  gọi  là  Tỳ-kheo  an trụ chánh  trí? Nếu Tỳ-kheo nào trong những oai nghi tới, lui, thường theo chánh trí; quay nhìn, trông, ngắm, co, duỗi, cúi, ngước, cầm y bát, đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thức, nói, im lặng, đều an trụ với chánh trí. Đó là chánh trí.

Thế nào là chánh niệm? Nếu Tỳ-kheo nào an trụ chánh niệm quán thân trên nội thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian; an trụ chánh niệm quán thọ, tâm, pháp trên pháp, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là Tỳ-kheo chánh niệm. Cho nên, các ông hãy tinh cần nhiếp tâm an trụ, chánh trí, chánh niệm. Nay có cô gái Am-la đến, nên phải giáo giới các ông…”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 622 [trích])

Khởi đầu của phòng hộ là an trụ tinh cần. Cụ thểác pháp đã sinh thì đoạn trừ, ác pháp chưa sinh thì không cho phát sinh, thiện pháp chưa sinh thì làm cho phát sinh, thiện pháp đã sinh thì khiến cho tăng trưởng. Tinh cần như người làm vườn chuyên tâm nhổ cỏ dại, cắt cành sâu thì vườn tâm chỉ còn hoa thơm trái ngọt.

An trụ chánh trí ở đây chính là rõ biết, thấy trọn, giác tỉnh trong mọi oai nghi, hành động. Tỉnh thức trong mọi oai nghi sẽ kiểm soát chặt chẽ và làm chủ được hành vi trong đời sống hàng ngày. Nhờ sự rõ biết, thức tỉnh trọn vẹn về thân hành nên tâm được an trụ, không buông lung, phóng dật.

An trụ chánh niệm tức quán niệm sâu sắc về Tứ niệm xứ thân, thọ, tâm, pháp. Nếu một Tỳ-kheo tân học nỗ lực phòng hộ đúng theo chỉ dạy của Thế Tôn thì khi đối duyên xúc cảnh tâm luôn an trụ, định tĩnh, tự tại, không bị cuốn theo trần.

Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác (Hoang Phong dịch)
Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở (Hoang Phong dịch)
Chánh Niệm (Liên Thủy dịch)
Sự Quan Trọng của Chánh Niệm (Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch)
Chánh niệm - nghệ thuật sống tỉnh thức (Liên Trí)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18737)
16/01/2016(Xem: 15524)
06/10/2016(Xem: 15473)
17/12/2016(Xem: 25208)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :