Đạo Đức Phật GiáoHạnh Phúc Con Người

26/11/20233:55 SA(Xem: 1808)
Đạo Đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO &
HẠNH PHÚC CON NGƯỜI

Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU 2002
Bình Anson hiệu đính và trình bày Perth, Tây Úc 25/11/2023

Dao duc phat giao va hanh phuc con nguoiPDF icon (4)Đạo Đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần I

01. Đạo đức Phật giáohạnh phúc con người
02. Đạo đức Phật giáo

Phần II

03. Đạo đức và nền văn hóa Việt Nam
04. Đạo Phật thiết thựchiện tại
05. Tiến trình giải thoát của Đức Phật khi Ngài thành đạo
06. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp
07. Khất thực thanh tịnh hay an trú không tánh

Phần III

08. Sống đạo đứctrách nhiệm của mỗi người chúng ta
09. Kinh nghiệm tu học của Đức Phật qua kinh Thánh cầu
10. Giá trị hạnh phúc qua Đại kinh Ví dụ lõi cây
11. Tiếng rống con Sư tử
12. Kinh nghiệm giác ngộ giải thoát của Đức Phật phát xuất từ các suy tầm thiện và ác
13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thứctrách nhiệm
14. Ông Cấp Cô Độc trả lời các câu hỏi về các kiến của ngoại đạo
15. Pháp trí

Phần IV

16. Ý nghĩa lễ Vu Lan
17. Chữ Hiếu trong kinh tạng Pāli
18. Chữ Hiếu trong kinh tạng Hán văn
19. Thừa tự pháp
20. Đại kinh Ví dụ lõi cây (MN 29)

Phần V

21. Năm hạ phần kiết sử hay Đại kinh Māluṅkyaputta (MN 64)
22. Năm uẩn trong kinh Ví dụ con rắn(MN 22)
23. Kinh Sáu sáu (MN 148)24. Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết (MN 138)

25. Kinh Mật hoàn (MN 18)
26. Kinh Đa giới (115)
27. Kinh Ví dụ tấm vải (MN 7).
28. Một nếp sống an lành (MN 131)
29. Kinh Điềm lành tối thượng (Snp 2.4)

 

LỜI NÓI ĐẦU

 "Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người" là một tuyển tập gồm 29 bài nghiên cứuthuyết giảng cho Tăng Ni Phật tử, được rút ra từ rất nhiều bài báo, bài thuyết pháp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong vòng 10 năm qua, trong sự nghiệp 50 năm nghiên cứu Phật pháp, dịch thuật kinh điển, hoằng pháp, giáo dụctham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Hòa thượng.

Đạo đức học trong triết họcmôn học nhằm đánh giá hành động; từ đó nhận rõ con đường người ta phải theo để loại trừ những sai lầm, khổ đau, tiến đến hạnh phúc tối hậu. Trong ý nghĩa tổng quát và căn bản này, toàn bộ kinh sách Phật giáovô cùng phong phú, chi li, khúc chiết vẫn được xem là thuộc pháp môn để thực hành, để tu tập, tiến đến giải thoát, hạnh phúc miên trường, cứu cánh Niết-bàn; và như thế, Phật học rốt lại chính là đạo đức học. Đó là ý nghĩa thực tiễn nhất của giáo lý Phật giáo vậy.

Ở bài đầu mà tựa đề được chọn làm tựa đề của tập sách này, Hòa thượng đã viết: "Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc cho con người, đề cao giá trị con người; một nếp sống trong sạch, thanh tịnh lành mạnh, loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp; một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ, giải thoát các triền phược, các dục trưởng dưỡng; một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai trò then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người; một nếp sống vô ngã vị tha".

Rõ ràng đây là một minh hoạ về nếp sống đạo đức, về con người đạo đức Phật giáo đầy trí tuệ, thiện lành, tự tạivô ngã trong môi trường xã hộithiên nhiên hài hoà, an lạc. Các bài tiếp theo là 28 sự triển khai, giải thích, dẫn chứng bổ sung cho ý nghĩa trên của đạo đức học Phật giáo theo nhận định trên của Hòa thượng.

Theo yêu cầu đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử, chúng tôi tuyển chọn 29 bài cho nội dung tập sách này, trình Hòa thượng và được Hòa thượng đồng ý cho chúng tôi tiến hành thủ tục xin xuất bản và ấn hành. Mong sao như độc giả khả ý với những lợi lạc thực tiễn trong nội dung tập sách này.

Phật lịch 2546 TP. Hồ Chí Minh, ngày 14/11/2002
Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam



 



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/12/2016(Xem: 10372)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.