Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 23/12/2011
Khi con đói và khát, bà cho con thức ăn và uống, khi con lạnh, là áo quần; khi con không có gì, bà cho con mọi thứ đáng giá. - Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim[1]
***
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
Trong bước thứ hai này chúng ta quán chiếu trên sự ân cần mà những người khác ban cho chúng ta một cách cá nhân khi qua dòng diễn biến của những kiếp sống, họ đã là cha mẹ chúng ta và ta là một đứa con. Áp dụng sự quán chiếu này đến mỗi lần chạm trán, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đã biểu lộ lòng ân cần một cách bình đẳng đến chúng ta hoặc là trong kiếp sống này hay trong những kiếp sống khác.
Thiền quán
Trong bước trước, chúng ta quán tưởng và nhận ra những người khác như những thân hữu của chúng ta, và bây giờ có thể trở nên chính niệm về lòng ân cần của họ khi họ là những thân hữu bậc nhất của chúng ta. Một lần nữa, có thể dễ dàng nhất cho chúng ta bắt đầu với chính bà mẹ của chúng ta trong kiếp sống này, vì bà hầu như là người nuôi dưỡng chính yếu của chúng ta. Nhưng nếu bà ta không làm thế, hay nếu mối quan hệ của chúng ta phức tạp, hãy liên hệ đến bất cứ người nào có công nhất trong việc làm cho chúng ta trưởng thành trong kiếp sống này như một biểu tượng để quán chiếu, quy vào sự thiền tập theo đây như thích đáng:
1- Quán tưởng bà mẹ của hành giả hay người nuôi dưỡng chính, một cách sinh động trước mặt hành giả.
2- Nghĩ:
Người này đã là bà mẹ của tôi nhiều lần qua sự tương tục của các kiếp sống. Thậm chí chỉ trong kiếp sống này, bà đã ban cho tôi một thân thể đã hổ trợ một đời sống triển vọng mà qua nó tôi có thể tiến triển tâm linh. Bà đã mang tôi trong bào thai của bà trong chín tháng, trong thời gian mà bà không thể ăn ở như bà mong ước nhưng phải chú ý một cách đặc biệt đến gánh nặng mà bà mang trong thân thể của bà, làm thân thể bà nặng nề và khó khăn di chuyển. Mặc dù những cử động của tôi sẽ làm cho bà đau đớn, nhưng bà vui sướng với những điều ấy, nghĩ đứa con của bà mạnh khỏe như thế nào, hơn là trở nên giận dổi và chú ý với sự đau đớn ấy. Cảm giác thân tình và yêu mến của bà là to lớn.
Hãy dừng lại một lúc với tư tưởng này, cảm nhận sự tác động của nó.
3- Làm sâu sắc hơn việc đánh giá của chúng ta bằng việc lưu ý đến những chi tiết:
Trong khi sinh nở, bà đã khổ sở vô cùng, và sau đó, bà liên tục quan tâm với lợi ích của tôi, tự hỏi tôi đã sống như thế nào, coi trọng đứa trẻ sinh ra từ thân thể của bà cao hơn bất thứ gì khác. Sau này, bà đã chịu đựng tôi trong cung cách tuyệt hảo nhất mà bà có thể biểu hiện. Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi cho tôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà và không bực mình khi tôi cắn vú bà. Ngay cả khi bà bị phiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôi là tột cùng trong tâm tư bà. Cách này không chỉ trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, trái lại đối với hầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấy rầy.
Nếu chúng ta đang sử dụng một kiểu mẫu khác hơn bà mẹ của chúng ta, hãy nhớ lại những chi tiết về sự tử tế này của họ mà họ đã dành cho ta.
4- Nhận thức rõ chúng ta đã lệ thuộc như thế nào:
Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờ hay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sự ân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấng tôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quý giá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.
Cảm kích sự ân cần tử tế mà chúng ta đã đón nhận. Khi chúng ta lưu tâm một cách cẩn thận sự ân cần của bà trong những cách này, không có cách nào không xúc động.
5- Gia tăng phạm vi sự cảm kích của chúng ta đến những kiếp sống khác:
Bà đã tử tế không chỉ trong kiếp sống này mà thôi nhưng cũng trong những kiếp sống khác như một con người hay như một con vật, vì hầu hết thú vật chăm sóc con cái của chúng trong những cách tương tự.
Hãy để sự tác động của nhận thức mới này thâm nhập, và không vội vả vào giai đoạn kế tiếp nếu như điều này chỉ là một bài tập nông cạn [chưa được sâu sắc].
6- Đã thấu hiểu lòng ân cần của người nuôi dưỡng chính trong kiếp sống này, hãy mở rộng điều này cảm nhận sự thấu hiểu một cách dần dần đến những người thân hữu khác. Nghĩ về việc họ đã là bà mẹ của ta hay những người thân hữu tốt nhất, họ đã bảo vệ chúng ta với lòng ân cần to tát, giống như người nuôi dưỡng chính yếu của ta đã làm. Quán chiếu một cách chậm rãi và thận trọng về sự ân cần của họ, bắt đầu với người thân hữu nhất kế tiếp và lưu tâm như chúng ta đã làm ở trên:
Con người này đã là mẹ tôi trong nhiều lần trong sự tương tục của đời sống. Ngay cả trong kiếp sống này, bà đã ban cho tôi một thân thể đã hổ trợ một đời sống thịnh vượng qua đó mà tôi có thể tiến hành quá trình tâm linh. Bà đã mang tôi chín tháng trong thân bà, trong thời gian mà bà không thể cư xử như bà mong muốn nhưng phải lưu tâm một cách đặc biệt đến gánh nặng mà bà mang trong thân thể, làm cho thân thể bà nặng nề và khó khăn chuyển động. Mặc dù, chuyển động của tôi có thể làm bà đau đớn, nhưng bà lấy đó làm vui, nghĩ đứa con của bà khỏe mạnh như thế nào, thay vì trở nên giận hờn và tập trung trên sự đau đớn của bà. Cảm nhận thân thương và yêu mến của bà là to lớn.
Trụ lại một lúc với tư tưởng này, cảm nhận tác động của nó. Sau đó, làm sâu sắc hơn sự cảm kích của chúng ta bằng việc lưu tâm đến những chi tiết:
Trong khi sinh nở, bà đã khổ đau vô cùng, và sau đó bà liên tục quan tâm với lợi ích của tôi, tự hỏi tôi dã sống như thế nào, đánh giá đứa con của bà cao hơn bất cứ thứ gì khác. Sau này, bà đã nuôi dưỡng tôi trong cách tốt đẹp nhất mà bà có thể.
Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi cho tôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà và không bực mình khi tôi cắn vú bà. Ngay cả khi bà bị phiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôi là tột cùng trong tâm tư bà. Cách này không chỉ trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, trái lại đối với hầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấy rầy.
Nhận ra vấn đề chúng ta lệ thuộc như thế nào, cảm kích sự ân cần của người khi người ấy là mẹ hay người nuôi dưỡng chính của chúng ta.
Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờ hay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sự ân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấng tôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quý giá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.
Cảm thấy sự tác động của về cái nhìn con người này như đã từng ân cần tử tế trong những cách này. Rồi thì gia tăng phạm vi sự cảm kích của chúng ta trong những kiếp sống khác.
Điều này đúng không chỉ trong kiếp sống này mà cũng trong những kiếp sống khác như một con người và như một con vật, vì hầu hết thú vật cũng chăm sóc con cái của chúng trong những cách tương tự.
Trụ với những cảm nhận này, và đánh giá đúng sự nâng cao thái độ tích cực của chúng ta đối với người ấy.
7- Khi năng lực của sự quán chiếu này đã được cảm nhận, di chuyển đến người thân hữu kế tiếp, thiền quán trong cùng thái độ, chậm rãi quan tâm đến tất cả những người thân hữu của chúng ta.
Những Người Trung Tính (không thù không thân)
Rồi thì quan tâm đến một người trung tính, một người nào đấy không giúp ích cũng không tổn hại cho ta trong kiếp sống này - ngay cả một người nào đấy chúng ta thấy trong một tấm hình, về ai đấy chúng ta chỉ biết chút ít hay không biết gì cả - trong cùng cách (bắt đầu với phần 6 phía trước trang ...). Khi chúng ta đã làm như thế, trụ lại với nhận thức đã thay đổi này, cho phép những cảm nhận ấm áp này lớn lên. Sau đó, từng phần một quan tâm đến những người trung tính khác cho đến khi thái độ tích cực bao quát tất cả họ.
Những Kẻ Thù
Bây giờ chúng ta đến phần khó khăn nhất. Đã quen với việc lưu tâm đến những người thân hữu và những người trung tính cách này, chúng ta đã sẳn sàng quán chiếu trên những người đã làm tổn hại một cách cố ý hay không cố ý chúng ta và những người thân hữu của chúng ta trong kiếp sống này. Với những người thân hữu và những người trung tính, chúng ta biết cảm nhận như thế nào trong việc thay đổi quan điểm của chúng ta trong một phương hướng tích cực hơn, là điều làm cho chúng ta dễ dàng hơn để bảo đảm việc thiền tập của chúng ta không trở thành chỉ là những ngôn ngữ suông mà thôi, bây giờ chúng ta đang quan tâm đến những ai đã làm tổn hại chúng ta.
Quán tưởng một người thù rõ ràng ngay trước mặt chúng ta, hãy cảm nhận sự hiện diện của người này và nghĩ:
Thứ nhất: Con người này đã là mẹ tôi nhiều lần trong sự tương tục của đời sống. Ngay cả trong kiếp sống này bà đã ban cho tôi một thân thể đã hổ trợ cho một đời sống quý giá mà qua đó tôi có thể phát triển tâm linh. Bà đã mang tôi trong bụng bà trong chín tháng, mà trong thời gian ấy bà không thể cử xử như bà muốn mà phải chú ý đặc biệt đến gánh nặng mà bà đang mang trong thân thể, làm cho bà nặng nề và khó khăn cử động. Ngay cả sự chuyển động của tôi cũng làm bà đau đớn, nhưng bà đã vui mừng vì đó, nghĩ đứa con của bà khỏe mạnh như thế nào, hơn là trở nên giận dữ và tập trung trên sự đau đớn của bà. Cảm nhận thân thương và yêu mến của bà là to tát.
Thứ hai: Trong khi sinh nở, bà khổ sở vô cùng, và sau đó bà liên tục quan tâm đến lợi ích của tôi, tự hỏi tôi đã sống như thế nào, đánh giá đứa con sinh ra từ thân thể của chính bà cao hơn bất cứ điều gì khác. Sau này, bà đã chịu đựng tôi trong một cung cách tuyệt hảo nhất mà bà có thể.
Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi cho tôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà và không bực mình khi tôi cắn vú bà. Ngay cả khi bà bị phiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôi là tột cùng trong tâm tư bà. Cách này không chỉ trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, trái lại đối với hầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấy rầy.
Thứ ba: Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờ hay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sự ân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấng tôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quý giá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.
Thứ tư: Điều này đúng không chỉ trong kiếp sống này mà cũng trong những kiếp sống khác như một con người và như một con vật, vì hầu hết thú vật cũng chăm sóc con cái của chúng trong những cách tương tự.
Kết luận: Do thế, mặc dù con người này hiện hữu đến với tôi trong kiếp sống này như một kẻ thù tìm cách làm tổn hại thân thể và tâm hồn tôi, trong những kiếp sống quá khứ bà là người thân hữu nhất của tôi, bà mẹ của tôi, hy sinh thân thể và tâm hồn của chính bà cho tôi. Những lần bà đã làm như thế là vô số.
Bằng việc thiền quán trong thái độ này, có thể xác định ngay cả một kẻ thù như vào lúc nào đó đã là người nuôi dưỡng của chúng ta và đã cực kỳ tử tế ân cần. Hãy mở rộng sự thấu hiểu này đến những kẻ thù khác từng người một trong cùng phương pháp. Lưu tâm mỗi người trong một thời gian tối đa cho đến khi cảm giác của chúng ta giống như ta dành cho người nuôi dưỡng gần gũi nhất của chính ta. Vì không có sự khác biệt cho dù một người đã tử tế đến ta mới đây hay lúc trước, hãy quyết định rằng tất cả chúng sinh đã ân cần tương tự như vậy đối với chúng ta qua phạm vi của nhiều kiếp sống.
Sự thay đổi quan điểm về những mối quan hệ của chúng ta như vậy với những người khác cho đời sống của chúng ta một ý nghĩa mới. Thiền quán trong cách này là đáng giá suốt cả cuộc đời mến yêu. Cuối cùng, những gì chúng ta đã thiền quán sẽ phát sinh một cách tự phát.
KỶ THUẬT HỔ TRỢ ĐỂ TRỞ NÊN TỈNH THỨC VỀ LÒNG ÂN CẦN VÔ TƯ
Để làm sâu sắc thái độ của chúng ta đối với mọi người, thật hữu ích để quán chiếu trên lòng ân cần vô tư của những ai dã cung ứng vật phẩm và phục vụ mà không nhất thiết biết về tên tuổi hay mặt mũi của ai mà họ đã phụng sự. Chúng ta sống trong sự phụ thuộc đối với những người không có một động cơ đặc biệt để giúp chúng ta.
Khi chúng ta muốn mưa và trời mưa, chúng ta cảm kích mặc dù không có động cơ thúc đẩy về phần của cơn mưa để giúp chúng ta. Cũng thế, nếu chúng ta muốn có những cây to để lang thang trong ấy, chúng ta vui vẻ để có sự lớn mạnh ấy và hiểu rõ giá trị của nó mặc dù sự sừng sửng của các cây cối tự nó không có mục đích để phục vụ. Tương tự thế, chúng sinh cung ứng những sự cần thiết cho đời sống của chúng ta; tất cả đang giúp chúng ta một cách đặc biệt mà không hề biết chúng ta một cách đặc thù như thế nào. Trong kiếp sống này, có quá nhiều điều kiện thuận tiện mà chúng ta hưởng thụ - những tòa nhà, đường xá, xinh đẹp, v.v... - được hình thành bởi những người khác. Như chúng ta thấy, hàng nghìn con người trong kiếp sống này, những người chúng ta có thể không bao giờ gặp gở, đang biểu lộ lòng ân cần đến chúng ta.
Đây là một số đề mục quán chiếu kiểu mẫu:
1- Nghĩ về tất cả thực phẩm trong một siêu thị và tất cả những người liên hệ trong việc làm cho nó sẳn sàng - từ những người nông dân đến những người lái xe tải đến những người đã đặt chúng trên các kệ hàng.
2- Nhận thức rằng ngay cả một ly nước cũng lệ thuộc trên một mối quan hệ rộng rãi với những con người.
3- Quán chiếu rằng tất cả những điều kiện thuận tiện mà chúng ta sử dụng - những tòa nhà, đường xá, v.v.... - được sản xuất bởi những người khác.
Cung cấp những sự phục vụ là một hình thức của tử tế ân cần, của việc nuôi dưỡng bất chấp động cơ có thể là gì. Khi chúng ta trải nghiệm mối quan hệ ân cần này trong một cung cách sâu xa, thì chúng ta trở nên có thể mở rộng sự cảm kích này thậm chí đến những kẻ thù của chúng ta.
Bao Gồm Những Kẻ Thù
Hầu hết những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta được phát sinh trong sự tiếp hợp với những người khác. Như tôi sẽ giải thích trong chương sau cùng, sự thực tập những đức tính tốt như việc cho là lệ thuộc gần như toàn bộ trên những chúng sinh khác. Tương tự thế, việc lựa chọn để từ bỏ những hành vi tổn hại như giết hại và trộm cướp gần như được hoàn thành trong mối liên hệ đến những chúng sinh khác.
Hậu quả tệ hại nhất của việc không chính niệm về sự ân cần vô tư của người khác trong quan điểm khi chúng ta xem họ như những kẻ thù. Không có những kẻ thù, chúng ta không thể hoàn toàn dấn thân trong việc thực tập nhẫn nhục - tha thứ và nhường nhịn. Chúng ta cần những kẻ thù, và nên cảm kích họ. Từ quan điểm của việc rèn luyện trong lòng vị tha, một kẻ thù thật sự là một vị guru, giáo viên, chỉ một kẻ thù mới có thể dạy chúng ta lòng khoan thứ và chịu đựng. Một kẻ thù là một vị thầy tuyệt nhất về lòng vị tha, và vì lý do ấy, thay vì thù hận, chúng ta phải tôn trọng vị ấy.
Chúng ta đã học rằng không nhất thiết với người nào đó có một động cơ tốt đẹp đối với chúng ta nhằm để cho chúng ta tôn trọng và yêu mến con người đó. Thí dụ, chúng ta tìm kiếm việc làm nhẹ bớt khổ đau, và mặc dù việc làm khuây khỏa đau khổ tự nó không có bất cứ mục đích nào cả, nhưng chúng ta yêu mến, hiểu rõ, và tôn trọng nó một cách cao độ. Sự hiện diện hay vắng mặt động cơ không làm nên sự khác biệt trong dạng thức của điều gì đó hay người nào đấy có thể hữu ích trong việc tích tập những năng lực tích cực hay không cho việc định hình tương lai, là những gì Đạo Phật gọi là "phước đức". Chỉ trong mối quan hệ với những ai mong ước chúng ta bị tổn hại - những kẻ thù - mà chúng ta mới có thể thật sự trau dồi đạo đức xứng đáng cao độ của nhẫn nhục. Do vậy, kẻ thù thật sự là cần thiết. Không có nhẫn nhục, chúng ta không thể phát triển từ ái và bi mẫn chân thật bởi vì chúng ta là đối tượng của tình trạng bị chọc tức.
Lòng từ ái và bi mẫn thật sự mở rộng ngay cả đến những ai mà động cơ của họ là làm tổn hại chúng ta. Hãy cố gắng để tưởng tượng rằng những kẻ thù nổi cơn giận dữ có chủ tâm nhằm để giúp chúng ta tích tập phước đức. Nếu đời sống chúng ta diễn tiến một cách quá dễ dàng, chúng ta sẽ trở nên mềm yếu. Những hoàn cảnh tai họa giúp chúng ta phát triển sức mạnh nội tại, lòng can trường để đối diện với chúng mà không đổ gãy xúc cảm. Ai sẽ dạy điều này? Không phải bạn bè thân hữu chúng ta mà là những kẻ thù của chúng ta.
Thiền Quán
Đây là việc làm mở rộng phạm vi cảm kích kể cả những kẻ thù:
1- Quán chiếu rằng nhằm để cho chúng ta trở nên giác ngộ, việc thực tập nhẫn nhục là cần yếu.
2- Hãy thấy rằng nhằm để thực tập nhẫn nhục, chúng ta cần một kẻ thù.
3- Hãy thấu hiểu rằng trong cách này, những kẻ thù là rất đáng giá cho những cơ hội mà họ cung ứng.
4- Hãy quyết định rằng thay vì nổi giận với những ai ngăn trở mong ước của chúng ta, thì chúng ta hãy đáp ứng một cách nội tâm với lòng biết ơn.
Điều này rất khó khăn nhưng rất xứng đáng. Quan tâm đến vấn đề một cách sâu xa hơn, và chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả những kẻ thù nặng ký, những người có xu hướng làm tổn hại chúng ta cũng mở lòng ân cần rộng lớn đến chúng ta. Chỉ khi đối diện với hành động của những kẻ thù chúng ta mới có thể thật sự thấy sức mạnh nội tại.
Trong cuộc đời của chính tôi, các thời điểm khó khăn nhất là những lúc thu thập lớn nhất trong kiến thức và kinh nghiệm. Qua một thời điểm khó khăn chúng ta có thể học hỏi để phát triển sức mạnh nội tại, quyết tâm, và can đảm để đối diện rắc rối. Nếu chúng ta trở nên mất nhuệ khí, đó thật sự là thất bại, chúng ta đã đánh mất một cơ hội đáng giá để phát triển. Để duy trì quyết tâm tự nó là một thắng lợi. Trong một thời điểm khó khăn, chúng ta có thể đến gần hơn với thực tại, để lột trần tất cả những kỳ vọng. Khi mọi việc diễn tiến trơn tru, đời sống có thể trở nên dễ dàng như một buổi lễ chính thức trong nghi lễ của nó, như chúng ta nói như thế nào và chúng ta nói như thế nào, là quan trọng hơn nội dung. Nhưng vào lúc khủng hoảng, những thứ này là vô nghĩa - chúng ta phải đối phó với thực tế và trở nên thực tiển hơn.
Những kẻ thù cho chúng ta các cơ hội này. Cũng thế, khi chúng ta nghĩ trong những dạng thức của sự thực hành nhẫn nhục, một kẻ thù là người hổ trợ rộng lượng nhất. Qua việc trau dồi nhẫn nhục, công đức chúng ta tăng trưởng; vì vậy, kẻ thù là những người khởi xướng việc phát triển tâm linh.
HỌC HỎI TỪ THẢM HỌA
Nếu thấy rằng một tình cảnh hay một người nào đó sắp làm cho chúng ta đau khổ, thật quan trọng để tiến hành trong những kỷ năng để tránh nó; nhưng một khi khổ đau đã bắt đầu, không nên đón nhận như một gánh nặng mà như điều gì đó hổ trợ chúng ta. Chịu đựng những đau khổ nho nhỏ trong kiếp sống này có thể tịnh hóa nghiệp chướng của nhiều hành động xấu ác đã tích tập trong những kiếp trước. Tiếp nhận quan điểm này sẽ giúp chúng ta thấy những bất hạnh của cõi luân hồi, và càng làm điều này chúng ta sẽ càng không thích dấn thân trong những hành vi phi đạo đức. Khó khăn cũng giúp chúng ta thấy những lợi lạc của giải thoát. Thêm nữa, qua những kinh nghiệm của chúng ta về khổ đau, chúng ta sẽ có thể thông cảm với nổi đau của kẻ khác và phát sinh nguyện ước để làm điều gì đó cho họ. Do vậy, được thấy trong cách này, khổ đau có thể cung cấp một cơ hội cho việc thực hành nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn.
Theo quan điểm này, kẻ thù là những vị thầy của sức mạnh, can đảm, và quyết định nội tại. Điều này không có nghĩa là chúng ta nhượng bộ những ai làm tổn hại mình. Tùy thuộc vào thái độ của kẻ thù, chúng ta có thể phải tự vệ một cách mạnh mẽ, nhưng sâu trong đáy lòng hãy cố gắng duy trì sự tĩnh lặng của chính mình bằng việc nhận ra rằng, giống như chúng ta, kẻ ấy là một con người cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Thật khó để tin, nhưng dần dà, chúng ta có thể khai triển một thái độ như vậy. Dưới đây là việc thực hành điều ấy như thế nào:
Quan tâm đến cái gọi là kẻ thù. Bởi vì tâm thức của người này không được thuần hóa, người ấy tiến hành trong những hành vi để đem sự tổn thương đến cho chúng ta. Nếu sân giận - mong ước làm tổn hại - ở trong bản chất của người này, thì nó không thể bị thay đổi trong bất cứ cách nào, nhưng như chúng ta đã thấy, thù ghét không tồn tại trong bản chất của một người. Và ngay cả nếu bản chất của con người là thù ghét, thế thì giống như chúng ta không thể nổi giận với ngọn lửa cháy trên tay ta (chính bản chất của lửa là đốt cháy), vì thế chúng ta không nên nổi giận với một người biểu lộ bản chất của họ. Điều này nói rằng, thù ghét thật sự thuộc ngoại biên hay thứ yếu đối với bản chất con người. Vì vậy, giống như khi một đám mây che phủ mặt trời, chúng ta không nổi giận với mặt trời, vì thế chúng ta không nên nổi giận với cái gọi là kẻ thù, nhưng thay vì thế hãy để cảm xúc phiền não của người ấy chịu trách nhiệm.
Chính chúng ta đôi khi hành động trong thái độ xấu, không phải thế chứ? Tuy thế, hầu hết chúng ta không nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn tệ hại. Chúng ta nên nhìn vào người khác cùng cách như vậy. Kẻ thật sự gây ra rắc rối không phải con người, mà chính là cảm xúc phiền não của người ấy.
Khi chúng ta đánh mất sự bình tĩnh, chúng ta không do dự với việc nói những lời cay độc ngay cả đến một người bạn thân. Sau đó, khi chúng ta dịu xuống, chúng ta cảm thấy ngượng ngùng về những gì đã xảy ra. Điều này cho thấy rằng chúng ta, như những cá nhân, không muốn dùng những ngôn ngữ độc địa như vậy, nhưng bởi vì chúng ta đánh mất năng lực của mình, và chúng ta bị khống chế bởi sân giận, điều gì đấy xảy ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Một ngày nọ, người tài xế của tôi ở Tây Tạng đang làm việc dưới chiếc xe của tôi và va đầu vào sườn xe, ông nổi giận dữ dội, và ông ta cụng đầu một lần nữa vào chiếc xe vài lần nữa giống như để trừng phạt chiếc xe, nhưng dĩ nhiên ông chỉ tự làm tổn thương mình thôi.
Như tôi đã đề cập trước đây, chúng ta có thể học để tách biệt một góc của tâm thức từ những cảm xúc mạnh mẽ như thù ghét và nhìn nó; điều này biểu thị rằng tâm thức và thù ghét không phải là một; con người và thù ghét không phải là một.
TÁC ĐỘNG CỦA THIỀN QUÁN THÀNH CÔNG
Khi qua thiền quán chúng ta gặt hái sự hiểu biết hơn về cả cho những sự ân cần chủ động ban cho chúng ta bởi những người bạn, kẻ thù, và những người trung tính trải qua phạm vi của những kiếp sống và cho những sự tử tế vô tư của những cung cấp thiết yếu mà chúng ta cần đến hàng ngày, thì chúng ta sẽ góp phần đến một xã hội lành mạnh hơn. Không có sự đánh giá đúng về lòng ân cần, xã hội sẽ đổ vở. Xã hội con người tồn tại bởi vì nó không thể sống trong một sự cô lập hoàn toàn. Chúng ta lệ thuộc liên đới tự bản chất, và vì chúng ta phải sống với nhau, chúng ta nên hành động như thế với một thái độ tích cực về sự quan tâm cho nhau. Khuynh hướng của xã hội loài người phải là sự tiến triển lòng từ bi của tất cả từ kiếp sống này đến kiếp sống tới.
Như những đứa bé chúng ta lệ thuộc rất nhiều trên sự ân cần của cha mẹ chúng ta. Một lần nữa, về tuổi già chúng ta lại tùy thuộc vào sự tử tế của những người khác. Giữa tuổi thiếu nhi và tuổi già, chúng ta tin tưởng một cách sai lầm rằng chúng ta độc lập, nhưng điều này không phải thế.
Nguyên tác: Appreciating Kindness - The Second Step trích từ quyển How to Expand Love Ẩn Tâm Lộ ngày 11-02-2012Bài liên hệ:
[1] Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ