TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC DỊCH GIẢI LÝ VIỆT DŨNG ( 895 trang) NXB MŨI CÀ MAU 2003
LỜI BẠT Kinh nói: “Vô Thiền bất Trí, vô Trí bất Thiền. Đạo túng Thiền Trí, đắc chí Nê-Hoàn” điều đó chứng tỏ Thiền và Trí là cốt tủy của Phật giáo. và những ai từng tích lũy căn lành trong nhiều kiếp mới hy vọng uống được ngụm nước đầu nguồn chánh pháp. Hình như ở đây có một cuộc tao phùng kỳ thú, qua một giấc mộng trùng lai, khiến nhân quả vừa thoáng đượm hương Thiền liền vứt bỏ việc đời dấn thân và Phật lý. Chấp nhận cuộc sống thanh bần, cặm cụi phiên dịch kinh điển Hán tạng, chủ yếu là ngữ lục Việt-Hoa. Quyển “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục” này được xem là đình cao của tư tưởng Thiền học Việt Nam, do Tuệ Trung Thượng Sĩ trước tác, mà Thượng sĩ là một vị Bồ tát đời Trần, mang cốt cách của Duy Ma tái thế, Bàng Uẩn lai sinh. Người xưa nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khi tương cầu”, phàm những người cùng một tần số tư tưởng thường dễ gặp nhau và thông cảm với nhau thâm thiết. Vì vậy mà ta đọc thấy trong quyển dịch giải này, tuy văn phong của dịch giả lời dung dị, ý hồn nhiên, mà kiến giải lại đầy nét sáng tạo, luận lý tương đối chuẩn xác, dường như lột tả được ý Thiền uẩn áo ở nguyên văn một cách thấu thoát do thanh khí càm thụ hơn là nhờ tài năng cùng học nghiệp. Bỉ nhân (người viết này) mạo muội nghĩ rằng dịch giả có cái trí “Vô sư tự ngộ” nên đã trực giải tự đáy lòng của mình rồi lưu xuất một cách tự nhiên những gì tâm đắc mà vẫn tương ứng với ý văn ở nội dung bộ lục, khiến người đọc cảm thấy thống khoái lạ thường. Ngoài ra, đi sâu vào chi tiết, thì với những gợi ý, chú giải và phụ lục mà dịch giả đã bỏ công mười năm cần cù biên soạn, có thể giúp cho hàng học Phật hậu tấn đỡ mất thì giờ tra cứu mà vẫn dễ dàng lĩnh hội được chỉ ý mật tàng của Thượng Sĩ nói riêng, và yếu lý nói chung của biển Thiền sâu thẩm. Có người hỏi, Thiền tông chủ trương “Không dùng văn tự, truyền ngoài giáo điển, phàm những gì có hình tướng đều là hư huyễn”, vậy thì còn dùng Ngữ Lục để làm gì? Thế nhưng, nếu ta “huyễn” được thân tâm bản tính đều không, thì cùng với Phật có gì sai khác! Bấy giờ, ta có thể ngồi xem máy bay, trăng rụng, mà chỉ thấy thần túy một màu xanh, đối với sự chướng trệ, đối với Lý chẳng vướng mắc, Sự, Lý đều dung thông vô ngại thì đâu còn lo gì gặp huyễn bàn về chuyện huyễn? Vốn cảm mến dịch giả qua tác phong phóng khoáng, chấp nhận đời, vui, đạo, vi pháp dấn thân, cùng đức tính cần cù nhẫn nại, khiêm hạ cầu thị phải lúc, mươi năm vượt khó tâm huyết hoàn thành tâm nguyện, nên bỉ nhân cầm bút ghi lại đôi dòng thô thiẩn như một sự tùy hỉ, đề nói lên mối hạnh duyên hi hữu của mình với người tri kỷ cùng dịch phẩm chứ đâu dám bảo là viết lời bạt. Mong rằng các bậc hữu tri thức sẽ cầm quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Dịch Giải này lên đọc với một cảm thức tựa hồ “Người gỗ xem chim vẽ”thì thật là may mắn. Người gỗ bản chất vốn vô tình, chim vẽ thấy người cũng chẳng kinh, Tâm, Cảnh đều như vắng lặng, thì mặt trời trí tuệ tự nhiên chiếu sáng. Tỳ kheo Thích Phước Sơn |