Tiểu Sử Vắn Tắt Gonpo Tseten Rinpoche (1906-1991)

01/08/202011:00 CH(Xem: 4500)
Tiểu Sử Vắn Tắt Gonpo Tseten Rinpoche (1906-1991)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
GONPO TSETEN RINPOCHE (1906-1991)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Gonpo Tseten Rinpoche
Gonpo Tseten Rinpoche
(1906-1991) từ Labrang, Amdo – một đạo sư Dzogchen hiện đại, tác giả, họa sĩ, nhà điêu khắc và vị thầy của trường phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng.

THỜI THƠ ẤURÈN LUYỆNTÂY TẠNG

Ngài Gonpo Tseten sinh năm 1906 ở Amdo, một tỉnh miền Đông của Tây Tạng, trong một gia đình dòng dõi Ngakpa. Lên bảy tuổi, Ngài được gửi đến Sangchen Mingye Ling, một Tu viện Nyingma. Mười lăm tuổi, đã cho thấy triển vọng lớn lao là một đạo sư trong tương lai, Ngài nghiên cứu với Kargi Terton và hoàn thành các thực hành sơ khởi của Phật giáo Tây Tạng.

Ở Sangchen Mingye Ling, Ngài Gonpo Tseten tiếp tục các nghiên cứu Giáo Pháp, nghệ thuật và khoa học Tây Tạng truyền thống. Chính lúc này, Ngài bắt đầu hiển bày kỹ năng vĩ đại về hội họa và điêu khắc. Năm 1925, mười tám tuổi, Ngài hoàn thành hai bức Quan Âm Nghìn Tay, mỗi bức cao hơn một mét tám.

Khoảng hai mươi tuổi, Ngài kết hôn và có một con trai, Pema Rigdzin[1]. Sau đấy, Ngài trải qua hành trình kéo dài hai mươi ngày để nghiên cứu trong một năm với Terton Choling Tuching Dorje, một đệ tử của Dodrupchen Rinpoche.

Sau đấy, Ngài nghiên cứu với đạo sư Dzogchen vĩ đại – Khenchen Thubten Chopel[2], vị cũng là một đạo sư của Dilgo Khyentse Rinpoche[3], Khenpo Jigme Phuntsok[4] và Dzogchen Rinpoche thứ sáu. Trong thời gian ấy, Ngài thọ nhận toàn bộ trao truyền Rinchen Terdzod – Ngài sau đó thọ nhận hai lần nữa từ Đức Dilgo Khyentse vào khoảng năm 1950 và 1978. Kế đó, Ngakpa Gonpo Tsering dạy Ngài Tu, nghệ thuật vượt qua kẻ thù. Điều này rất quan trọng bởi Tu viện của Ngài ở Amdo cần sự bảo vệ khỏi các phiền nhiễu xung quanh, bao gồm những tên cướp tàn nhẫn và thú hoang. Sau đấy, Ngài nghiên cứu Kinh điểnMật điển, bao gồm Yonten Dzod, tại Sukchen Tago Gompa ở Golok, nơi được Dodrupchen Rinpoche thứ nhất thành lập vào năm 1799.

Đệ tử của Ngài – Ngawang Khedup, vị đã nghiên cứu với Lama Gonpo ở Thị Trấn Clement, Dehra Dun, Ấn Độđồng hành với Ngài khi Ngài đến Hoa Kỳ, thuật lại rằng trong số nhiều nơi khác nhau mà Ngài Gonpo Tseten nghiên cứu thời trẻ có một trong những Mật viện Tây Tạng nổi tiếng nhất (Rekong Ngakmang, ‘địa điểm của nhiều Tantrika’) ở Amdo, nơi mà các thực hành du già bí mật nhất được giảng dạy một cách chi tiếtthực hành đến hoàn hảo. Cuối khóa Tummo, như một bài kiểm tra về sự thành tựu, trong một đêm đông lạnh giá, các học trò sẽ xuống những hố sâu được đào phía sau các tòa nhà. Họ sẽ đi xuống đáy của một trong những chiếc hố và xem bao nhiêu chiếc chăn ướt có thể được làm khô trong một đêm nhờ nội hỏa. Các học trò hồ hởi cũng xem họ có thể họ bay lên bao nhiêu phía trên hố, để xem ai là người cao nhất. Ngawang viết rằng, “Tôi được kể rằng những người đứng từ xa có thể thấy Lama Gonpo bay lên phía trên, không chỉ cao hơn những Yogi khác, mà trên những tòa nhà phía trước!”. Đã viên thành các thành tựu Mật thừa, Lama Gonpo hiểu và nhấn mạnh sâu sắc với học trò rằng các dấu hiệu bên ngoài như vậy phải là kết quả của sự chứng ngộ bên trong chứ không phải là mục tiêu đơn thuần.

HẠNH NGỘ BỔN SƯ VÀ NHẬP THẤT

Năm 1932, Ngài hạnh ngộ Bổn Sư, vị trì giữ truyền thừa Longchen Nyingtik – Patrul Rinpoche Kunzang Shenpen Ozer từ Tso, vị Tulku của Patrul Rinpoche Chokyi Wangpo[5]. Tso Patrul Kunzang Shenpen lại là tâm tử của Đức Adzom Drukpa Drodul Pawo Dorje, vị trì giữ truyền thừa của cả Tổ Jamyang Khyentse Wangpo[6] và Patrul Rinpoche thứ nhất. Theo cố đạo sư Dilgo Khyentse Rinpoche trong tự truyện Trăng Kim Cương, Patrul Rinpoche từ Tso là một hóa hiện của Quán Thế Âm và là một người lạ thường, vị cho hàng trăm người ăn xin ăn tại Tu viện của Ngài với điều kiện là họ sẽ bước vào cánh cửa Giáo Pháp và tiến hành các thực hành sơ khởi Ngondro.

Dưới sự dìu dắt của đạo sư, Ngài tiến hành Richo, một khóa nhập thất cô tịch trên núi, trong bốn năm, bao gồm Ngondro, Tsa-lung và Dzogchen, trải qua các giai đoạn khác nhau của con đường đến sự chứng ngộ trạng thái thù thắng. Cuối khóa nhập thất, Patrul Rinpoche từ Tso yêu cầu Ngài giảng dạy chúng sinh khác và vào năm 1936, Ngài được trao vị trí Dorje Lobpon, Kim Cương Thượng Sư, vị có thẩm quyền trao truyền Kim Cương thừa và các thực hành, và dẫn dắt những thực hành này trong Tăng đoàn. Ngài cũng được trao danh hiệu Trì MinhRigdzin Trinle Ozer.

Trong hai năm, Ngài giảng dạy Tsa-lung và Dzogchen tại Tu viện của Patrul Rinpoche ở Tso. Sau đấy, Ngài tiến hành nhập thất thêm một năm nữa để làm sâu sắc sự chứng ngộ trước khi đến Tu viện Dzogchen vào năm 1939 và 1940.

TRỞ VỀ SANGCHEN MINGYE LING

Lama Gonpo sau đấy trở về Tu viện của Ngài – Sangchen Mingye Ling, đem theo Kangyur, Sung Bum của Tổ Rigdzin Jigme Lingpa, Yonten Dzod cùng nhiều bản văn quan trọng khác mà tổng cộng lên tới 1552 trang.

Tại Sangchen Mingye Ling, Ngài được trao danh hiệu Khenpo bởi Đức Jamyang Shepa thứ năm của Tashi Kyil – Lozang Jamyang Yeshe Tanpa (1916-47), Tu viện Gelug chính yếu ở Labrang, nơi có mối liên hệ mật thiết, lâu bền với cộng đồng Ngakpa ở Rekong. Đức Jamyang Shepa cũng tấn phong Ngài là Viện trưởng của Học viện Nyingma ở Tashi Kyil. Ngài cũng tiến hành nhập thất thêm nhiều năm nữa. Chuyển Tu viện Ngài thành nơi tập trung vào những giáo lý Longchen Nyingtik[7] của Tổ Rigdzin Jigme Lingpa[8], Ngài thường giảng dạy Kunzang Lame Shyalung [tức Lời Vàng Của Thầy Tôi] của Tổ Patrul Chokyi Wangpo. Vào mùa đông, Ngài giảng dạy Tsa-lung và mùa hè, Yeshe Lama[9]. Danh tiếng của Ngài lan rộng khắp nơi như ánh mặt trời.

Vô số Lama yêu cầu Ngài giảng dạy tại Tu viện của họ. Ngài đã giảng dạy tại tám Tu viện trên khắp Amdo, giảng dạy hai lần mỗi năm tại mỗi nơi. Ngoài việc dành thời gian để giảng dạy, Lama Gonpo tiến hành nhiều khóa nhập thất mở rộng và thọ nhận nhiều trao truyền từ những đạo sư khác, trong đó vào khoảng năm 1950 là Rinchen Terdzod từ Dilgo Khyentse Rinpoche ở Rekong Gompa, tại Shohong Lhaka (được xem là địa điểm thực sự của Thắng Lạc Kim Cương), ở Amdo. Đức Dilgo Khyentse du hành đến Amdo cùng với gia đình để ban Rinchen Terdzod theo yêu cầu của đạo sư của Ngài – Tổ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[10] cho một tập hội gồm 1900 Ngakpa. Rekong là nơi sinh của cả Tso Patrul Rinpoche – Bổn Sư của Lama Gonpo và Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol[11] vô cùng thành tựu; hai vị đạo sư vĩ đại đều đã rèn luyện tại Tu viện ở đó. Từ năm 1957 đến 1959, Lama Gonpo giảng dạy tại Tu viện Tsering Jong nổi tiếng của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa gần Lhasa.

TRỐN KHỎI TÂY TẠNG & CUỘC SỐNG Ở ẤN ĐỘ

Năm 1959, Lama Gonpo xoay xở để trốn khỏi Tây Tạng. Khi đến Ấn Độ, Lama Gonpo kiên định tiếp tục giảng dạy Giáo Pháp rộng khắp và thọ nhận vô số giáo lý từ những đạo sư sống tha hương khác. Ở đó, Ngài viết một ấn bản cô đọng của Kunzang Lame Shyalung. Để xua tan chướng ngại, Ngài tiến hành nhập thất ba tháng về Phổ Ba Kim Cương tại nơi cư ngụ của Đức Dalai Lama [thứ mười bốn]. Cuối khóa nhập thất này, Đức Dalai Lama trao cho Ngài món cúng dường là một dao Phổ Ba, quốc bảo được truyền xuống từ Terton Nyang Ral Nyima Ozer (1124-1192) vĩ đại, vị đầu tiên trong năm Khai Mật Tạng Vương. Về sau, bởi chẳng có thứ gì quan trọng với Ngài trừ khi nó có thể phụng sự Giáo Pháp, bởi sự tiên tri của Ngài về thời điểm thích hợp trước khi Ngài rời đến Núi Màu Đồng vào năm 1991, Lama Gonpo trao lại vật quý báu này cho một thí chủ hào phóng và trao tất cả những món cúng dường lớn mà Ngài nhận được để giúp bảo trợ cho cộng đồng chư Ni mà Ngài đang dẫn dắt ở Amdo.

Từ năm 1967 đến 1978, Lama Gonpo giảng dạy tại Học Viện Chư Lama Nyingma ở Thị trấn Clement, Dehra Dun, Ấn Độ, dạy toàn bộ các thực hành sơ khởi và cao cấp. Tashi Tsering, vị hiện tại (vào năm 2009) đang nghiên cứu tiến sĩ tại Đại Học British Columbia, viết về cuộc đời Lama Gonpo khi ấy: “Ngài sống kế bên nhà chúng tôi ở Mussoorie [gần Thị trấn Clement], Ấn Độ, từ đầu cho đến giữa thập niên 70. Mẹ tôi từng nói rằng Agu [chú] Gonpo Tseten có thể bay lên một mét khi ngồi bắt chéo chân nhờ các thành tựu du giàtâm linh. Tôi mới khoảng 5 tuổi; tôi thường ngồi bên Ngài khi Ngài vẽ các bức Thangka. Tôi nhớ một lần Ngài tô móng của em gái nhỏ và của tôi nữa. Mặc dù chỉ gặp Ngài vài lần khi tôi khoảng 5 tuổi, tôi nhớ rõ ràng rằng Ngài tỏa ra điều mà giờ đây tôi nhận ra là lòng từ”.

Năm 1978, Lama Gonpo được Gyatrul Rinpoche[12] thỉnh cầu đến giảng dạy ở Hoa Kỳ. Ngawang Khedup kể lại rằng khi người ta đang lên kế hoạch cho chuyến hoằng Pháp của Lama ở Hoa Kỳ, “… khi tin tức lan ra, vài Lama trẻ từ Tu viện lớn xuất hiện ở nhà Ngài tại Thị trấn Clement. Với một lễ cúng dường Mandala, họ thỉnh cầu Ngài ban giáo lý cho họ trước khi đi và truyền lại truyền thừa và các kỹ thuật đặc biệt của Ngài. Điều này làm Lama Gonpo rất thích thú. Ngài nói với họ bằng tiếng Tây Tạng thông tục rằng Ngài thấy, “Trong tất cả những năm tháng Ta ở đây, chẳng ai đến thỉnh cầu các giáo lý này và bởi các con biết rằng Ta sắp dạy người phương Tây và đến California, bỗng nhiên các con thỉnh cầu sự trao truyền; tốt nhất là các con quay về Tu viện lớn và thọ nhận giáo lý từ vị Lama vĩ đại của các con ở đó”.

Trước khi khởi hành đến Hoa Kỳ, cùng với đông đảo hành giả, Lama Gonpo một lần nữa thọ nhận Rinchen Terdzod từ Dilgo Khyentse Rinpoche, lần này tại Tu viện Mindrolling ở Dehra Dun. Trong những lúc nghỉ thường lệ giữa các quán đỉnh, Gonpo Tseten Rinpoche ban luận giảigiáo lý về các bản văn và thực hành được trao truyền cho đại chúng theo yêu cầu của Đức Dilgo Khyentse.

NHỮNG CHUYẾN VIẾNG THĂM PHƯƠNG TÂY

Từ năm 1979 đến đầu năm 1982, đồng hành cùng với vị phối ngẫu Pema Lhanzam, Ngài chủ yếu giảng dạy ở California. Ngài đã giảng dạy gần như toàn bộ pho Longchen Nyingtik, bao gồm cả Yeshe Lama, cho các đệ tử sùng mộ. Ngài đặc biệt khéo léo trong sự dẫn dắt học trò và có thể rất lịch thiệp, ấm áp như cha và đầy khích lệ hay thách thức một cách thẳng thắn, luôn mong chờ những vị nghiên cứu với Ngài nỗ lực hết sức có thể trong sự hành trì.

Lama Gonpo liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hành trì cẩn thận. Ngài thường chỉ ra rằng bản thân Ngài đã hoàn thành các thực hành sơ khởi Ngondro ba lần. Lần đầu tiên là khi Ngài khoảng mười ba hay mười bốn tuổi và Ngài nói rằng Ngài trải qua sự trì tụng một cách nhanh chóng và sau đấy, không cảm thấy rằng nó không vững chắc lắm. Lần thứ hai, nghĩ rằng Ngài vẫn chưa thực hành Ngondro tốt, Ngài làm lại với sự cẩn thận lớn lao. Sau đó, Gonpo Tseten trẻ tuổi cảm thấy kết quả khá tốt. Lần thứ ba tiến hành các thực hành sơ khởi, Ngài làm thế với động cơ giải thoát mọi hữu tình chúng sinh mãnh liệt trong tim và “mọi chuyện rất, rất tốt”. Khi Ngài giảng dạy rằng thực hành chính yếu của Dzogpa Chenpo là Trekchod và Togal, Ngondro là nền tảng!

Lần nọ, sau khi những dấu hiệu không sai lầm xuất hiện, Lama Gonpo bảo với một học trò rằng, “Con dứt khoáthóa thân của một Yogin Tây Tạng, người đã tiến hành thực hành Phổ Ba Kim Cương”. Khi học trò hỏi liệu có thể khám phá nhiều hơn về điều này, đạo sư đáp một cách thất thường, “Dĩ nhiên, nhưng truy vấn các đời quá khứ chẳng quan trọng với hầu hết mọi người. Nó chiếm mất sự chú ý vốn dành cho điểm then chốt. Điểm then chốt với con là hoàn thiện thực hành trong chính đời này!”. Vài ngày sau, Trì Minh ban các quán đỉnh cần thiết cho học trò đó để anh ta tiếp tục con đườngđạo sư đã xác nhận.

Ở Hoa Kỳ, Lama Gonpo là dòng sông không vơi cạn của các quán đỉnh chín muồigiáo lý mở rộng ở mọi cấp độ của Longchen Nyingtik. Điều này bao gồm: những giáo lý và lời cầu nguyện khi mới thức dậy vào buổi sáng, các giáo lý về Chín Thừa, bản văn Kyerim của Tổ Rigdzin Jigme Lingpa – Chiếc Thang Lên Akanishtha, các trao truyền Chod mở rộng, Phowa, Shitro, Yumka Dechen Gyalmo (Nữ Hoàng Đại Lạc), Rigdzin Dupa, trong nhiều giáo lý khác nhau, cũng như các giáo lý về bản tính tâm – từ cả phần Semde và Longde, và toàn bộ con đường cho đếnbao gồm cả Yeshe Lama vô song – tất cả được trao truyền từ quan điểm của Dzogchen Atiyoga cao nhất. Tâm của vô số học trò được chín muồithiết lập vững chắc trên con đường nhờ những giáo lý của Ngài. Hai học giả nổi tiếng, những vị đã nghiên cứu với Lama Gonpo, là Anne C. Klein và John Myrdhin Reynolds.

TRỞ VỀ TÂY TẠNG

Khi chính quyền Trung Quốc cho phép những người Tây Tạng lưu vong quay trở về vào năm 1982, Lama Gonpo, bất chấp sự thật rằng Ngài đã 76 tuổi, dũng mãnh trở về Amdo, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài và tập hợp cộng đồng hành giả tận tụy gồm chư Tăng, Ni, Ngakpa và người thường (cả Tây TạngTrung Quốc) để giúp phục hồi Giáo Pháp ở Xứ Tuyết. Ngài trở lại Hoa Kỳ vào năm 1983 và một lần nữa vào năm 1984 và nhiều đệ tử phương Tây sùng mộ của Ngài đã du hành đến Amdo.

Trong vài trường hợp, các đệ tử phương Tây của Ngài đã có thể trở về bên đạo sư của họ nhiều lần, ở lại lâu nhất có thể bên Ngài. Năm 1984, Lama Gonpo dành thời gian bên Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche ở Pháp trước khi trở về Tây Tạng lần cuối cùng. Hai vị vẫn trao đổi mật thiết sau khi Lama Gonpo trở về Tây Tạng cho đến khi viên tịch vào năm 1991 ở tuổi 85. Theo Tulku Thondup, Tulku Urgyen Rinpoche, Gonpo Tseten Rinpoche và Trulshik Rinpoche[13] là những đệ tử cao niên nhất của Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche.

NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA GONPO TSETEN RINPOCHE

Trước khi Lama Gonpo rời Hoa Kỳ lần đầu tiên, trong buổi phỏng vấn cuối cùng với một trong các đệ tử của Ngài, bản thân vị này đang bắt đầu trên con đường của một vị thầy tâm linh, người đệ tử thỉnh cầu Bổn Sư rằng, “Đây là lần cuối chúng ta sẽ gặp nhau trong đời này. Những chỉ dẫn trọng yếu của Ngài dành cho con là gì?”. Trì Minh vĩ đại đơn giản đáp rằng, “Hãy luôn giảng dạy Giáo Pháp thanh tịnh và luôn an trú trong Rigpa”. Trong hai đoạn này, Lama Gonpo Tseten đưa ra miêu tả cô đọng và chuẩn xác về cuộc đờigiáo lý của Ngài.

Lama Gonpo Tseten vô cùng khiêm nhường và tự tại trong mọi hoàn cảnh, cả cao và thấp, và miễn nhiễm trước sự tán dương hay trách mắng. Không như nhiều người được gọi là đạo sư tâm linh, Ngài chẳng bao giờ thấy thoải mái khi ngồi trên tòa cao hay nhận được sự cung kính của học trò. Lama Gonpo giữ phong cách của một Yogi ẩn mật. Ngài chẳng thích mặc những bộ y gấm và chỉ sở hữu mức tối thiểu về tài sản vật chất. Vị phối ngẫu của Ngài thường phải vá lại nhiều lần, bởi Ngài thích mặc đơn giản và chẳng bận tâm chút nào đến việc làm người khác ấn tượng. Là đạo sư, cách tiếp cận của Lama Gonpo luôn luôn thực tế và những giáo lý của Ngài cả công khai và riêng tư đều khiến người nghe cảm thấy Ngài đang nói như thể giữa người này với người khác, chẳng bao giờ là một vị vua với dân chúng thấp kém. Người ta luôn có ấn tượng rằng Ngài vô cùng quan tâm đến họ và rằng những lời nói và hành động của Ngài là hoạt động bên ngoài của lòng bi mẫn vĩ đại bên trong, bắt nguồn từ kinh nghiệm sống của chính Ngài.

Giống như chư đại thành tựu giả xa xưa, Gonpo Tseten Rinpoche chẳng thích có nhiều đệ tử, thành lập các tổ chức hay xây dựng trung tâm Giáo Pháp và vì thế, để cho những đạo sư khác hoàn thành hoạt động đó. Mặc dù bản thân Ngài sở hữu sự sáng suốt vô ngại và có sức mạnh công nhận và tấn phong các Tulku, điều mà thỉnh thoảng cũng làm nếu Ngài thấy là hữu ích, Lama Gonpo không xem sự tấn phong của bản thân Ngài như một đạo sư tái sinhcần thiết và do đó, đã bỏ qua thủ tục này.

Giống như Choje Longchen Rabjam, Kunkhyen Jigme Lingpa và Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Gonpo Tseten Rinpoche được xem là hóa hiện bí mật của Tôn giả Panchen Vimalamitra[14], vị đã đem giáo lý Đại Viên Mãn Dzogchen đến Tây Tạng. Điều này được ám chỉ trong lời cầu nguyện trường thọ của Ngài, do Kyabje Dungse Thinley Norbu Rinpoche từ Pemako viết, vị xem Lama Gonpo là một trong những Yogi vĩ đại nhất thế kỷ 20:

Trong hàng triệu vị Trì Minh,

Thủ lĩnh là Vimalamitra thù thắng,

Vị mà hoạt động như tia sáng mặt trời được Ngài mời như vị khách

Vào Cung điện Trí tuệ như bông sen của tim Ngài.

Đạo sư vinh quang Trì Minh Trinley Ozer, nguyện Ngài trường thọ.

Dzogpa Chenpo là tâm yếu chói ngời của chư Không Hành Nữ,

Hoạt động xuất sắc của Giáo Pháp Thù Thắng lan rộng như phấn hoa.

Nguyện các đệ tử may mắn của Ngài tụ tập như ong với mật,

Bay lên trong bầu trời của Pháp thân.

VIÊN TỊCH

Lama Gonpo đã dự định từ giã thế giới này vào ngày Mười tháng Sáu Tây Tạng, tức ngày kỷ niệm sự chào đời diệu kỳ của Đức Liên Hoa Sinh – Guru Tsokye Dorje – Đạo Sư Hồ Sinh Kim Cương. Tuy nhiên, Ngài từ bi chấp thuận lời thỉnh cầu của các đệ tửtrì hoãn ba ngày. Giống như Tổ Kunzang Sherab, vị trì giữ ngai tòa thứ nhất của [Tu viện] Palyul và Tổ Terdak Lingpa – vị Tổ của [Tu viện] Mindrolling, ngay trước khi viên tịch, Trì Minh Trinle Ozer, như Ngài tiên đoán, thấy chư Không Hành Nữ đến chuyển di thần thức của Ngài đến Núi Màu Đồng, cõi Tịnh độ của Guru Rinpoche. Lama Gonpo bắt các ấn thỉnh mời khi thân vật lý của Ngài sắp chết và nhập vào phạm vi của chân lý rốt ráo vào ngày Mười ba tháng Sáu Tây Tạng trong năm Kim Mùi (cái) thuộc chu kỳ Rabjung thứ 17, tức năm 1991.

Sau đấy, nhiều dấu hiệu về việc Gonpo Tseten Rinpoche đạt được thành tựu phi phàm tiếp tục hiển bày. Dẫu cho các chướng ngại khởi lên trong tâm của nhiều quan chức trong vùng ngăn không cho các đệ tử của Lama Gonpo hỏa thiêu Kudung tôn quý của đạo sư theo phương pháp truyền thống, rất nhiều Ringsel như ngọc, một trong năm kiểu xá lợi thiêng, vẫn xuất hiện trong đống tro. Một bức tượng Tổ Milarepa cũng có thể được thấy trong một phần xương. Chúng được giữ gìn cho đến ngày nay ở cả Tây Tạng và Hoa Kỳ.

Giống như Bổn Sư Tso Patrul Rinpoche, Lama Gonpo không thấy rằng việc công nhận một Tulku khi còn ẵm ngửa là điều thích hợp, mà thay vào đó, trao cho vị tái sinh của một đạo sư chứng ngộ cơ hội trưởng thànhthực hành mà không có sự công khai và những xao lãng kèm theo của nó có thể lợi lạc về dài hạn. Ngài nhắc đến vào năm 1981 rằng Ngài sẽ không tái sinh làm một Tulku theo lệ thường, mà sẽ gửi những hóa hiện trực tiếp từ Zangdok Palri.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=G%C3%B6npo_Tseten_Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Tuy nhiên, sau hai năm, Ngài và vị phối ngẫu đã buộc phải chia ly. Ngài sau đó tái hôn, lần này với Drolma Chi, vị mà Ngài đã hoan hỷ sống cùng trong phần thời gian còn lại ở Tây Tạng trước năm 1959. Ba năm trước khi quân đội Trung Quốc đến, Ngài chuyển đến Lhasa cùng với vị phối ngẫu và con trai. Không may thay, trong những hoàn cảnh khủng khiếp khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, Gonpo Tseten đã buộc phải chia ly vị phối ngẫu và con trai, những vị đã không chạy trốn.

[2] Theo Rigpawiki, Changma Khenchen Thupten Chopel hay Bathur Khenpo Thupga – Thubga Yishyin Norbu (1886-1956) – một đệ tử quan trọng của Khenpo Yonga và Orgyen Tenzin Norbu, người đã theo chân Patrul Rinpoche. Ngài nổi tiếng về sự uyên bác lớn lao, đặc biệt về Mật điển Guhyagarbha, cũng như những đóng góp của Ngài với việc phát triển truyền thống tu viện và sự chứng ngộ giáo lý Dzogchen của Ngài. Một vài trong số những đệ tử quan trọng nhất của Ngài gồm: Dilgo Khyentse Rinpoche, Khenpo Jigme Phuntsok, Gonpo Tseten Rinpoche, Chagdud Tulku Rinpoche và Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje.

[9] Theo Rigpawiki, đây là chỉ dẫn hay cuốn cẩm nang nổi tiếng về thực hành Dzogchen do Tổ Rigdzin Jigme Lingpa soạn. Đó là một tóm tắt của Vima Nyingtik. “Dựa trên pho sâu xa nhất, vô song của các chỉ dẫn cốt tủy, nó kết hợp tinh túy của các Mật điển Dzogchen và về cơ bản giới thiệu những chỉ dẫn thực tiễn cho Trekchod và Togal, cùng với những chỉ dẫn để giải thoát trong các trạng thái Bardo và giải thoát trong các cõi Tịnh độ Hóa thân”.

[10] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a32327/2/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[12] Theo Rigpawiki, Gyatrul Rinpoche (sinh năm 1925) là một đạo sư cao cấp của truyền thừa Palyul, trường phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng.

[14] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3651)
18/02/2020(Xem: 8840)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.