Thư Viện Hoa Sen

Thiền Sư Nhất Hạnh Gởi Thông Điệp Đến Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2011 Tại Thái Lan

22/04/201112:00 SA(Xem: 26829)
Thiền Sư Nhất Hạnh Gởi Thông Điệp Đến Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2011 Tại Thái Lan
phatdan-title

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH GỞI THÔNG ĐIỆP
đến Lễ Vesak Liên hiệp quốc 2011 tại Thái Lan

14/5/2011

LTS: Nhân dịp lễ Vesak Liên hiệp quốc 2011 tổ chức tại Thái Lan vào ngày 12 – 14/5, Thiền sư Nhất Hạnh đã có bức thông điệp gởi đến Đại lễ. Nay xin giới thiệu nội dung bức thông điệp của Thiền sư đến bạn đọc.

thich-nhat-hanh-3Kính bạch chư tôn đức, kính thưa các vị đại biểu danh dự,

Chúng tôi xin chúc mừng Hội đồng Tăng già tối cao Thái Lan và tất cả quí vị đại biểu cùng các vị trong Ban tổ chức Đại lễ và Hội thảo Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8, 2011. Quý vị đã tập trung lại với nhau thành một cộng đồng nhằm vinh danh và cảm nhận tình thân hữu của chúng ta và cũng là để xây dựng tình huynh đệ, tỷ muội. Đấy là sự chứng thực rằng giáo lý và những pháp tu của đạo Phật có thể đóng góp lớn cho đạo đứctâm linh trên toàn thế giới, và có thể dẫn dắt nhân loại trong thời điểm quan trọng này.

Với những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang chứng kiến ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, cho thấy rõ rằng kỷ nguyên của những quốc gia độc lập với những biên giới và những mối quan tâm riêng lẽ đang dần khép lại; nỗi khổ niềm đau của một quốc gia có sự kết nối mật thiết và được chia sẻ bởi những trái tim của mọi người ở tất cả các quốc gia khác; sự bất ổn và suy yếu của một quốc gia ảnh hưởng đến sự phồn vinh và an ninh của tất cả mọi người trên khắp hành tinh. Trong thời điểm hiện tại của chúng ta, rõ ràng là sự phát triển kinh tế, xã hội và những thách thức đi kèm không còn là những vấn đề của từng cá nhân nữa.

Nhưng chúng ta không phải không còn hy vọng. Những khó khăn mà nhân loại và hành tinh của chúng ta đang phải đương đầu (áp lực môi trường, sự xuống cấp của gia đìnhxã hội, sự bất ổn về kinh tế, sự náo loạn về chính trị) đem đến cho chúng ta cơ hội để dừng lại, để nhận diệnđánh giá lại những nguồn gốc khổ đau của chúng ta, và tìm ra con đường có thể đưa chúng ta đến một tương lai tươi sáng hơn và thậm chí là một hiện tại tươi sáng hơn. Đây là công thức căn bảnĐức Phật đã sử dụng trong suốt quãng đời của Ngài để hướng dẫn tín đồ chuyển hóa khổ đau của họ. Công thức này có thể dẫn lối cho chúng ta ngay bây giờ, cho sự giải thoát của chính chúng ta. Ba phẩm chất đặc thù của Phật giáo: chánh niệm, chánh địnhtuệ giác có thể đưa chúng ta đến sự giải thoát này. Vận dụng chúng một cách phù hợp và khéo léo có thể giúp chúng ta khám phá ra một nền đạo đức toàn cầu và một lối sống chánh niệm có khả năng định hướng cho sự phát triển của xã hội nhắm đến một đường hướng lành mạnh hơn.

Chúng ta phải tìm ra phương thức để vận dụng giáo lý đạo Phật - cụ thể là sự thực tập chánh niệm, những lời dạy về khổ đau và hạnh phúc, tuệ giác về sự tồn tại trong nhau, không có phân biệt, năm điều cấm giới, và những giáo lý về bốn loại thức ăn - nhờ đó mà xã hội của chúng ta có thể trở nên chánh niệm hơn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, nhờ đó mà các công ty, cá nhân có thể ít tạo ra các chất thải độc hại, có nguy cơ tổn tại đến môi trường và tâm thức cộng đồng, và có thể tiêu thụ ít hơn, tiêu thụ những thứ làm giàu cho thân tâm của chúng ta. Chúng ta, với tư cách là những cá nhân và những quốc gia, nên áp dụng những lời Phật dạy về thiểu dục tri túc.

Trong mối quan hệ thân thiết của gia đình, cha con cùng áp dụng lời dạy ấy thì sẽ có nhiều thời gian hơn và có mặt bên người khác nhiều hơn (thay vì luôn ngồi trước màn hình máy tính), và có thể khôi phục mối quan hệ giao tiếp bằng cách lắng nghe một cách sâu sắc và nói năng hòa ái.

Trong những lớp học khô khan, hoặc trong những phòng thí nghiệm lạnh lẽo của các viện nghiên cứu, giáo viên và học viên có thể học cách hỗ trợ người khác như là trong bầu không khí ấm cúng của gia đình, để ít căng thẳng hơn, để thư giãn và chuyển hóa những xúc cảm, tình cảm của mỗi người, để làm việc theo đường lối có ý nghĩalành mạnh hơn – những học viên trẻ mới ra trường không chỉ là lực lượng lao động của bộ máy tư bản mà còn là một thế hệ tử tế hơn, tự do hơn, là những người cộng tác hơn là những người phải hoàn thành nhiệm vụ.

Trong những văn phòng điều hành của các công ty và những nơi làm việc chính phủ, đồng nghiệp và những người phụ tá có thể làm việc một cách chánh niệm hơn, thiết lập tình huynh đệ, tỷ muội, nuôi dưỡng tâm từ bi và lòng bao dung, và định hướng xã hội chúng ta theo đường lối của chân hạnh phúchòa hợp.

Trong thời hiện đại của chúng ta, khi chúng ta tìm kiếm những mô hình phát triển theo 10 xu hướng, sự tự do phát triển được xem phần thưởng cao quý và được mọi người nhắm đến, nhưng cái giá phải trả đối với thế hệ trẻ và môi trường mong manh của chúng ta và đối với thân tâm của mỗi người cũng như của tập thể thì quả là quá đắt.

Không bao giờ quá muộn để dừng lại và suy ngẫm, để tìm ra những biện pháp có thể khôi phục tinh thần trách nhiệmhành vi đạo đức trong xã hội, trong các chính phủ, trong gia đình và trong cuộc sống của chúng ta.

Minh Phú chuyển ngữ (Theo Icundv.com)
Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).